Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Chợ trâu

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  

Chợ trâu Cán Cấu họp ở 1 khu đất kế vị trí chợ phiên. Chợ trâu Cán Cấu là 1 trong 2 chợ trâu lớn trong vùng 2 huyện Bắc Hà và Simacai. Theo quan sát thì trong khu vực này không thấy nuôi trâu bò từng đàn, người viết nghĩ rằng trâu bò do cá thể nuôi, dư dã thì mang đến chợ trao đỗi. Trên con đường bên khu chợ có nhiều xe tải chuyên chở trâu bò ngựa đậu tại đó.


Các xe chuyên dụng chở trâu bò ngựa từ xa đến chợ.



 Xe này chỉ chở ngựa. Người Hmong dùng ngựa để thồ, cỡi, kéo xe hay ăn thịt.


 
Yên ngựa làm bằng gỗ


Giá 1 con trâu tương đương với 1000 mỹ kim trở lên.



Ở đồng bằng (người Kinh) và trong Nam kể cả miền Trung phần người viết chưa bao giờ thấy con trâu trắng. Người mình cho rằng trâu trăng là không hên, mang lại mất mùa hạn hán nên không nuôi, có lẽ tỷ lệ trâu sanh ra với gene albino cũng có nhưng mà người ta không nuôi và không dùng kéo cày thôi. Tại vùng người dân tộc rất thường thấy, tỷ lệ như trong các hình.




Chợ trâu là hoàn toàn giữa người sắc tộc với nhau vì người Kinh lên lập nghiệp vùng này là kinh doanh thương mại đổi chác, không ai làm nông và từ xưa không người minh nào có đất.


Sau khi xem sinh hoạt chợ phiên Cán Cấu và la cà tại khu vực chừng 2 tiếng đồng hồ thằng viết và người hướng dẫn quyết định trở về thị trấn Bắc Hà là nơi nghỉ đêm thứ bảy, ngày mai để xem chợ phiên Bắc Hà tại chổ, họp vào ngày chủ nhật mỗi tuần. Xin bạn đọc xem tiếp bài sau về chuyến xe miền cao đặc biệt.


Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  





Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Chợ phiên Cán Cấu

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  
 
Vì bản làng, có khi chỉ là những khóm nhà dưới 10 nóc gia, có khi chỉ 3, ở rải rác trong núi cho gần ruộng nương nên chợ chỉ họp thành phiên mỗi tuần và không có cơ sở vật chất chi hay rất sơ sài 1 cái nhà lồng nhỏ (nhà lồng là cách gọi miền sông nước Cửu Long, viết ra đây hơi lạc loài!). Chợ Cán Cấu chỉ là 1 địa điểm trên khúc đường đi Simacai, 1 bên có 1 mái tròn trên 1 nên bê-tông, gần đó cũng có 2-3 nóc nhà cố định của người bán lẻ.
Bạn đọc hình dung khu này là phần đất trống cách xa cụm nhà xã Cán Cấu nhìn thấy trong hình ở trang trươc, nơi có cơ quan xã, trường học, trạm y-tế và số hàng quán của người Kinh.



Người xuống đi chợ cũng đông. Hàng mang ra bày trên 1 tấm ny-lông trải ra giữa đất. Rau quả thu hoạch trong nương của mình là chính, có người có mặt hàng nhựa Trung Quốc như giày dép ao mưa rổ rá v.v...






Họ tự mang ra, thồ bằng ngựa qua núi hay mang trên lưng ra đường đón xe đò mà đến.


Chợ là 1 dịp gặp gỡ giao lưu khá quan trọng, chỉ cần để ý xem cũng hiểu động lực học xã hội này khá nổi bật.




Nét thản nhiên chịu đựng, không than vãn cau có trước nghịch cảnh và thiếu thốn thấy thật đáng phục đáng mến.



Địa điểm giao lưu của các cô sơn nữ trẻ tuổi.


Nơi giao lưu giải trí của các cậu, một cái chòi cố định bên sườn đồi.




Cái ông thợ cạo này tiến bộ hơn ông thợ cắt tóc cho thằng viết lúc nhỏ, chỉ 1 miếng kiếng treo trên thân cây me bên đường phố Nha Trang.


Chợ nào cũng có 1 khu ăn uống, Đông Tây kim cổ. 


Mùi thịt trâu hay ngựa nấu cũng rất bắt, họ bán 1 loại bún nước như bún bò hay phở, màu bún thì thâm tím không mấy gì hấp dẫn. Không vệ sinh lắm. Tội nghiệp nhiều người đi qua chỉ được nhìn, đối với họ chắc cũng 1 thứ xa hoa.


Nói chung đi vào thế kỷ thứ 21 đời sống kinh tế của người Hmong miền thượng du Bắc Việt không đến nỗi cơ cực - như người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Khổ nhọc vì đời sống nông nghiệp trên núi, nhưng cơ cực lầm thang thì chắc là không.


Cho dù sống rãi rác không tổ chức thành làng mạc thị trấn lớn nào, dân tộc Hmong vẫn có 1 hệ thống xã hội và văn minh lâu đời và truyền thống vững chắc. Lịch sử rất xa xưa họ là 1 vương quốc Hmong lớn mạnh bên Vân Nam, sau bị đánh tan và phân tán lên núi trốn tránh, chạy về phía Nam, Thai Lan Lào và Việt Nam. Tổ tiên của họ trong tiền sử sống phần đất phía Bắc của các dân tộc Hán, đi lần xuống phần lục địa bây giờ, là các tỉnh phía Nam Trung quốc. Số lớn các tộc sống bên TQ, có khi trong lịch sử cận kim là những thực thề và lực lượng chính trị quân sự rất đáng kề.
Không thể so sánh họ với các bộ tộc vùng Tây Nguyên du mục đốt rẫy trồng hoa màu. Người Hmong có tiếng nói và chữ viết, nông nghiệp khá tiến bộ và có địa giới không như người Ra-đê chẳng hạn. Về ngoại hình họ cũng "đẹp" hơn, thậm chí làn da và nét mặt có người rất đẹp, tuy các tộc phía bên Lào thì hơi ngậm đen hơn.


 



Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  






Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Đường đi Simacai

Lào Cai 2013:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  
 
Ngày 4 tháng 5, năm 2013. Tin tức địa phương cho biết hôm nay có mưa và đoạn đường lên Si Ma Cai (có khi viết Simacai, Ximacai) đang sửa sang mở rộng, xe này bé quá e gầm thấp không kham nổi các nơi lầy lội và có cục đá lớn. Chỉ có nước đi xe đò thôi, lên đến chợ phiên Cán Cấu (18 km) rồi tính tiếp. Không sao, chổ nào người ta đi được, mình cũng là người ta, thì mình cũng lên được.
 
 
Có cả tourist map bằng tiếng Ang-Lê nữa mà, bộ mình thua Tây sao.
 
 
Đây là loại xe buýt lớn nhất có thể đi đường đèo lên Simacai. Xe lên xuống từ thành phố Lào Cai. Loại xe này cũng là loại phổ biến đi cung đường Lào Cai - Sa Pa phía bên kia của tỉnh.

 
Ở thị trấn nhỏ miền núi xem như mọi người đều quen biết nhau, bà con với nhau cả. Chú tài có gia đình trên này, quen biết các tài xế xe đò, đang ra hỏi thăm đường xá - chú mặc áo xanh - và mua vé 2 người chúng tôi đi lên Cán Cấu.

Trên xe đã có 1 đoàn thành niên 1 địa phương nào đó dưới xuôi lên cứu trợ đồng bào thiểu số trên Simacai vừa bị 1 trận mưa đá phá hại nhà cửa ruộng vườn mới đây. Họ mang theo trong xe nhiều thùng thực phẩm và quần áo. Định đóng góp với họ 1 ít tiền mặt nhưng nghĩ lại sợ mang tiếng tự tôn nên thôi, chỉ trò chuyện hỏi hang. Phải gì mình trẻ lại chừng 30 tuổi, đời sẽ đơn sơ và tười đẹp biết bao.



Một ông "Tây" đi một mình, giáo sư người Úc tuổi cũng xấp xỉ như mình, không biết 1 tiếng Việt hay Hmong có mặt sẳn trên xe, vô tư lự trước văn hóa địa phương - lơ xe gác chân ngay trước mặt. Khi xuống xe lơ nói chú bảo giùm cháu khi về (sau chừng 3 tiếng tại chợ) ông ra chổ này đón xe, ghi số xe và nhớ bắt điện thoại. Phiêu lưu như cha này mới là phiêu lưu (thằng viết thì đã có chú guide, mặc cho anh ta dìu dắt).


Nhỏ Hmong mini này theo cha ngoắc xe giữa đoạn đường đèo leo lên khi hết chổ ngồi. Cha nó mang sau ba-lô ngồi xuống ghế xúp, nó kẹt đàng sau lưng cha mà không than phiền gì. Bèn phải kéo nó ra bỏ trên đùi, lấy khăn lau mặt mũi dơ như con cúi cho rồi chụp tấm hình. Còn được 1 bọc M&M.


18 cây số đường kiểu này không phải là 18 km trên đồng bằng đâu các cụ nhé. Chuyến về còn hãi hùng hơn nhiều, sẽ có hình ảnh và tường trình sau. Thế nhưng bà con cô bác ai nấy đều an tâm. Đường rất hẹp, bình thường nhìn xuống cửa sổ đã thấy cái vực trăm thước sát bánh xe, khi có xe phải tránh thì lại sát hơn tí nữa. Chuyện lúc vế là 1 bánh thòng ra ngoài vực luôn!

 
 
Xem bậc thang thì đẹp nhưng canh nông kiểu này là rất kém hiệu quả, gọi là đủ sinh tồn thôi (subsistence farming) lúa xấu và không ngon, màu hơn tím dơ và lạt lẽo. Lỡ mùa cũng có thể đói. Bắp (ngô) thì cũng canh tác bằng lúa nếp nhưng dinh dương kém thua và năng xuất cũng kém (hiện nay nhờ hóa chất lậu rẽ tiền từ bên kia biên giới - bán trong chợ phiên nhưng giấu dưới sạp - giúp trừ sâu thì cũng có khá hơn trước). ('Con heo ăn bắp' ở ngoài Bắc nói là 'con lợn ăn ngô' nhé)
Bạn đọc biết cây anh túc là cây gì không? Vùng Tây Bắc cho đến mãi cuối thập niên 1990 vẫn là vùng cao nguyên trắng, trồng cây này cùng cần sa. Nay có nỗ lực lớn khuyến khích người dân trồng cây mận (prune, apricot) nên mỗi mùa Đông-Xuân cao nguyên này vẩn là cao nguyên trắng, nhưng trắng màu hoa mận - 1 loại hoa đào, rất đẹp.
(Riêng bạn đọc từ Bắc Mỹ hay Âu Châu khi về gặp hải quan nhà thì nếu nó có hỏi đi đến các vùng này không thi nói không đi nhé, cho nó lành. Bọn hải quan chú ý các vùng trồng á phiện và cần sa ở các lục địa thế giới, nó còn biết hơn các bạn mới xem hình và đọc chổ này nữa đó. Tin em đi, nó hỏi em rồi).
 
 
Cán Cấu là 1 xã giữa đường, dưới một lòng chảo (thung lũng). Cao độ chổ này gần 1500 mét.



Hình trên là khu đất dùng làm chợ phiên mỗi thứ Bảy, còn là 1 'chợ trâu' quan trọng cho người thiểu số vùng núi đến trao đổi trâu, bò, ngựa. Toàn địa phận Đông Bắc Lào Cai chỉ có 2 chợ trâu đáng kề. Nhìn thấy đất đỏ loan lổ là vì đang có công trình phá núi mở rộng đường.

 
Đến khu chợ. Khúc đường này lầy lội và loan lỡ là vì đang thi công, trước đó là 1 con lộ tráng nhựa thôi, vài tuần sau thì cũng sẽ trở về trạng thái 1 con đường núi bình thường.
 
 
Người địa phương cũng không ra vẽ gì là ta thán. Cuộc sống trong núi của họ cũng không phải sạch sẽ khang trang gì từ xưa nay (nay lại có tương lại ngăn nắp đàng hoàng hơn)


Xe tải chở trâu bò ngựa từ các bản làng chung quanh đến đây đấu giá.

 
Khu đất họp chợ đang được bắn đá, mở rộng ra thêm. Khung cảnh mặc dù hỗn độn nhưng đối với người lạ thì lại mang thêm sắc thái hoang dã của núi đồi vùng xa.
 

Sắc dân tại đây là người Hmong gọi là Hmong Đỏ hay Hmong Hoa vì sắc phục dân tộc. Họ không thích người mình vì không biết mà gọi họ là người Mèo. Số lớn biết nói tiếng Việt, dĩ nhiên là tiếng Hoa Vân Nam. Họ có tinh thần tự trị cao, không 1 người nào phải đi bộ đội trong suốt lịch sử chiến tranh. Tại khu vực Tây Bắc này họ không từng biết có chiến tranh với Mỹ, không bao giờ thấy 1 chiêc máy bay phản lực Mỹ bay qua - không biết Mỹ là gì luôn. Họ chỉ biết có chiến tranh với TQ các năm 79-80, 1 số lên núi trốn, 1 số lớn sơ tán với người Kinh. Thời gian đó cũng đã khá lu mờ rồi và it ai sống sót hiện nay còn nhớ hay có biết.
Đời sống thường nhật của họ vắt qua biên giới, gia đình máu mủ, mua bán trao đổi v.v... là thường. Chỉ đi qua khe núi là qua bên kia thôi, tuy với đà hiện đại hóa các tuyến đường và thắt chặt kiểm soát càng ngày đi lại, mua bán vượt biên cũng có bị kềm chế hơn.
 

 Từ con đường tại điểm họp chợ nhìn ngược lên cụm nhà của xã Cán Cấu.
 

Cũng có những chuyến xe SUV nhỏ chở đặc biệt 1 số toán du khách Tây phương đi khám phá vùng đồi núi, lên thấu đây (người Đức). Từ Mỹ thì cũng có - chuyện bên lề - những nhóm Tin Lành cực đoan và tối dạ, vào 'vùng xa vùng sâu' các dân tộc sơ khai để tìm đối tác truyền đạo, chỉ gây phiền phưc cho người bản địa nhẹ dạ. Có nơi làm họ tin có đấng thánh thần sẽ từ trời xuống để cứu họ khỏi cảnh đời khổ nhọc và các quan chức nào thối nát địa phương, xúi họ có thái độ hành vi phản kháng với chính quyền, để rồi phải chịu quản chế gắt gao. Ngay tại Mỹ thì bạn đọc cũng có biết những đài tivi ba xàm của các nhóm Tin Lành ngoài rìa này rồi (fringe elements), ra ngoại quốc thì họ lại mang tính "Mỹ", tiến bộ, và mang tiền theo người (quà cáp, áo thun v.v... kiểu truyền giáo Ki-tô của những thế kỷ thứ 16, 17).
Tiến bộ không phải lúc nào cũng văn minh.
 

Đường lầy lội đang tu bổ mở rộng. Nét nhẫn nại và chịu đựng của người địa phương trông thấy thật lạ, người thị thành mà gặp tình huốn này thì chắc mặt mày nhăn nhó lắm.
 

Du khách rất ít. Tây phương thì vì từ xa đến, người đến phần lớn cũng phải có tiền tức là học thức nhưng 1 số mới giàu như người Nga thì thái độ với văn hóa bản xứ như đi xem sở thú, chụp choạc vô phép vào mặt người dân nhất là trẻ con. Và 1 số lớn người du khách Việt Nam cũng thế, vì thiếu hiểu biết (giào dục) thiếu lễ phép ("tử tế") hay vì kỳ thị tư tôn?
 

Bối cảnh chỉ lên đến nhưng vùng này mới có: một anh mang 1 cái bừa bằng gỗ trên gùi mây, 1 chị mặc sắc phục rực rỡ đi giày ống cao su, 1 anh đầu đội nón bảo hộ mô-tô dắt 1 chú trâu. Cũng lưu ý bạn đọc là vùng nay kinh tế gắn bó với phần đất Vân Nam và đồ tiêu dùng gần như toàn là Trung Quốc, từ xe gắn máy trong hình, áo quần giày dép kể cả sắc phục bản tộc trông thấy, đồ dùng điện và điện tử, điện thoại di động v.v...


Hôm nay mặt đường lầy lụa bùn đất vì mưa và đang thi công nhưng cũng đỡ bụi và khí trời thì nhờ mưa mà khá mát mẻ. Cũng là trời đãi.


Các người trong hình đến chợ mua bán này 1 số là đi bộ hay theo xe đò từ xa đến, có bản ven đường nhựa nhưng cũng có bản làng trong núi xa chừng 4-5 cây số. Họ lội bộ đến. Một số rất ít ở trong xã hay ven bản (xóm) nhỏ ven xã. Cụm nhà trong xã ở trong hình con dốc ở trên là người Kinh lên đây làm ăn hay công tác trong chính quyền địa phương. Đây là chợ phiên hằng tuần, đúng ngày thì họp chứ không phải chợ thường trực hằng ngày. Có chợ phiên họp lùi 1 ngày mỗi tuần gọi là 'chợ lùi'.
Chợ phiên Cán Cấu đồng thời cũng là 1 chợ trâu bò quan trong trong vùng, bạn đọc sẽ thấy hình sau.


Đứa con nít hí hững ríu rít giống như đi Disneyland. Ở Mỹ họ cũng nói nên mang con nít ra chợ búa shopping mall cho chúng mở rộng thế giới sớm, phát triển trí tuệ sớm mạnh hơn.

Chợ phiên của người vùng núi thưa dân là như thế này: rải rác trong núi là các bản làng, cách xa nhau, cô lập bởi đường đi và địa dư, khoảng cách. Khi có phiên chợ hay lễ hội tại nơi nào thì họ lũ lượt xuống điểm đó - đi bộ, ngoắt xe đò - để mua, bán, tạo và dùng dịch vụ (như hớt tóc, quán ăn, may mặc, rèn, sửa chữa nông cụ v.v...) và để gặp nhau, thăm hỏi, kết nối các mối giao thiệp cộng đồng, gia đình bà con. Một số lớn tỉ dụ, mang theo con gà, con lợn nhỏ (người Kinh gọi lợn cắp nách), đến chợ bán đi, mua về áo quần mới, đồ gia dụng. Lên xe đò dọc đường với xe người viết cũng có 1 số người này. Tính chất địa phương bản địa rất thú vị.
Sống ở xã hội xa hoa và phức tạp mà gặp lại tính đơn sơ và tự nhiên của 1 xã hội cỗ truyền thấy hẳn 1 luốn gió mới tươi mát, thấy con người mình đâu cần gì phải nhiều vật chất mới hạnh phúc.
Thật ra con người mình càng vướn bận vật chất thì tâm hồn (và trí khôn) chỉ càng bị hạn hẹp mà thôi, không thêm thắt gì về giá trị bản thân cả và hạnh phúc thì càng bị ràng buộc, điều kiện hóa.



Lào Cai 2013:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  








.