Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Phong Nha-Kẻ Bàng

Từ Hạ Long về Huế:      1.  2.  3.  4.  5.

Vì đang có hình ảnh Bình-Trị-Thiên, để nội dung du ký vùng này được liền mạch,  xin chen vào đây chuyến đến thăm khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình nay đã nổi tiếng khắp thế giới nhờ hang Sơn Đoòng mới được khám phá.
Năm 2012 một số anh em bạn tại Sài gòn tổ chức được 1 chuyến du hành 6 người, thuê bao 1 chiêc xe van, đi từ Nam chí Bắc - chí Bắc thật, đến chóp của bản đồ là huyện địa đầu Đồng Văn ở vĩ độ cực Bắc nước. Đi trên đường QL1A đến Đồng Hới chúng tôi nghỉ lại đem, chương trình là dể xem Vườn Quốc Gia PN-KB trên đường ra Bắc.
Vị trí vườn quốc gia chỉ cách thành phố Đồng Hới thủ phủ tỉnh Quảng Bình chừng hơn 1 giờ xe đi về phía Tây. Chổ nay là nơi hẹp nhất nước và đi như vậy là đã gần qua tới Lào, đi trên 1 đoạn đường Hồ Chí Minh Đông.


Điểm A là vị trí động nước Phong Nha, không có đường bộ vào mà phải đi đò vài cây số. Điểm màu tím là động Thiên Đường mới được khai thác du lịch gần đây. Bản đồ này tựa lưng (bên trái) vào biên giới Lào-Việt. Hang Sơn Đoòng mới được khám phá cũng nằm trong bản đồ này nhưng chưa rõ vị trí.

[ Du ký Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tháng 9-2012 ]

Quảng Bình và Đồng Hới nếu không có Vườn Quốc Gia PN-KB thì chắc không ai muốn vãng lai làm gì vì vùng đất vốn đã nghèo về tài nguyên  nông nghiệp, mà khí hậu và cảnh quan nông thôn lại mang một vẽ buồn miên mang khó tả.

Con người Quảng Bình mà đứng cạnh con người Cửu Long rạng rỡ, như chiều mưa ủ dột so với nắng sớm bình minh. Quê hương đã nghèo mà lại còn là trọng điểm chiến tranh điêu tàn từ như mấy trăm năm liên tục. Giọng nói ai sầu bất kể đề tài gì khi nào cũng gợi ở người nghe một thôi thúc an ủi vỗ về nào đó.
Trên chuyến máy bay từ Đà Nẵng vào Sài Gòn tháng 8 năm 2014, người viết ngồi cạnh 1 cô giáo viên trẻ tuổi người Quảng Bình vào thăm bạn ở Sài Gòn lần đầu. Thấy thằng viết loay hoay chụp hình qua cửa sổ cô ta cũng thích thú và từ đó trao đổi bàn bạc về đất nước. Cô rất háo hức sẽ được đến 1 đô thị thật lớn và hiện đại đối với cô là người Đồng Hới. Và y như một người Quảng Bình đặt trưng cô nói trong nụ cười, giọng Quảng Bình nghe như tiếng thở dài day dứt:

- Quảng Bình quê em thì có được gì đâu. Chỉ có Cụ Giáp, Cụ Diệm và Mẹ Suốt, rứa thôi, phải không anh?

Trong nụ cười. Lúc này cô ta ngỡ người viết chỉ là 1 người Sài Gòn, không phải là từ nươc ngoài.


Nhật Lệ là 'cái đẹp huy hoàng của mặt trời', nhưng đến Quảng Bình quê hương cằn cõi nghe như Nước mắt của ngày, hay ai oán hơn là Nước Mắt Hằng Ngày. 
QB lại có làng Lệ Thủy, cũng nghĩa là 'Nước Đẹp' nhưng hỏi ai không dễ hiểu lầm là 'nước mắt'.


Vùng đất ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã tạo ra âm điệu của giọng nói người vùng này, với thổ âm Quảng Trị là nặng nhât, ảnh hưởng giọng nói thần kinh Huế, khác biệt hoàn toàn với âm điệu Bắc Hà.


Thành phố nhỏ vắng dân, sinh hoạt buổi sáng ở mọi nơi thì rộn ràng, tại Đồng Hới thì yên tĩnh và thong thả như chờ 1 nhật lệnh từ ai đâu truyền bảo hãy thức dậy và vươn lên. Sau bao thế kỷ tranh chấp và chiến tranh cho mãi đến 1/2 thế kỷ mới đây Quảng Bình vẫn như chưa tin rằng bây giờ là hòa bình rồi. Các địa danh như Sông Gianh, Đèo Ngang, Lũy Thầy, Nhật Lệ mang âm hưỡng phân ly chia cách đều nằm trong địa phận Quảng Bình.


Quê của Ông Diệm, ông Giáp, Thích Trí Quang. Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư. Nguyễn Hữu Cảnh khai quốc công thần nhà Nguyễn tuy đền thờ rất nhiều ở vùng sông nước Cửu Long cũng đã được dời lăng về quê tại Quảng Bình.




Di tích nhà thờ Tam Tòa - 1886 - bên bờ sông Nhật Lệ. Hàn Mạc Tử rửa tội tại đây.


Trích:
Thiết lập từ năm 1631, Tam Tòa được coi là một trong những xứ đạo đầu tiên trong lịch sử Công giáo tại Việt Nam. Trong thế kỷ 17, đã trở thành giáo xứ lớn nhất trong vùng với khoảng 1200 giáo dân. Sau Hiệp định Genève năm 1954, toàn bộ xứ đạo Tam Tòa di cư vào Nam (làng Tam Tòa trong vịnh Đà Nẵng, nay nằm trong thành phố Đà Nẵng. Người viết chú thích). Kể từ đó nhà thờ bị bỏ hoang. Trong 8 năm từ 1964  không quân Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, Đồng Hới đã bị san bình địa, nhà thờ Tam Toà cũng bị hư hại. Ngày 11 tháng 2 năm 1965, nhà thờ bị một trận bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn và trở thành di tích chiến tranh. Trích nguồn Internet


Có một điều chắc chắn người viết nhận thấy khi đã đi nhiều nơi trên thế giới là cá tính con người chịu ảnh hưỡng của vùng địa lý và khí hậu - phong thổ - họ ăn ở và sinh tồn một cách rất mật thiết, rất mạnh mẽ. Nhìn nét mặt người Quảng Bình bạn đọc từ xa đến sẽ không thể không nhận thấy 1 vẽ buồn miên man, nhưng cũng lại thấy 1 nét cương nghị cứng rắn và chịu đựng khắc khổ, tiếng Anh có chữ 'fierce' có thể áp dụng cho cá tánh người đàn ông hay đàn bà xứ Quảng.
Chỉ có đến mới thấy.


Buổi sáng trời mùa tháng 9, hướng đi về phía Tây Bắc của vùng đất eo của bản đồ nước Việt Nam. Quan cảnh chân trời có hình núi vôi như thế này chỉ mới bắt đầu có từ khi vượt vĩ tuyến 17 - đó là không phải núi đá già thuộc dãy Trường Sơn, ít ai như người nhà binh mỗi ngày đã ngồi ngắm chiều về trên dãy Trường Sơn ở Miền Trung-Trung Phần có thể nhận thấy ngay.
Đoàn chúng tôi hoạch định hôm nay ngày 1 tháng 9, 2012 sẽ đến tham quan động Thiên Đường trong Vườn quốc gia rồi lầy đường Hồ Chí Minh đi Bắc thay vì Quốc Lộ 1 cho đến thành phố Thanh Hóa nghỉ đêm.


Đây là nhánh đường HCM còn gọi là Trường Sơn Đông đi vế hướng Tây Bắc.




 
Hang Thiên Đường mới được khám phá năm 2005 do 1 người đi rừng Việt Nam, và đã được Hội Hang Động Hoàng gia Anh giúp khảo sát và khám phá, đo đạc từ nằm 2005 đến 2010. Sau đó hang được giao cho 1 tập đoàn tư nhân khai thác thương mại. Một con đường đã được đấp dài 7 km từ nhánh Tây đường HCM tại đây. Đến 1 nơi bán vé và là cổng vào bạn có thể chờ xe điện đưa lên thêm 1.6 km (hoặc có thể chọn đi bộ) đến 1 con dốc khá dài ước chừng trên 1/2 cây số (hoặc leo trên 500 bậc cấp) mới đến cửa động. Hình dưới là từ cổng mua vé nhìn lên vị trí cửa vào động. 


Động nước Phong Nha thì đã được người dân biết đã lâu, trong chiến tranh gần đây đã có lúc là chổ ẩn nấp của quân miền Bắc tập kết để vào Nam - khả năng động Phong Nha có thể chứa 1 lúc nhiều sư đoàn dễ dàng. Chổ núi rừng này là khởi đầu của mạng lưới đường mòn HCM đưa qua Lào và vào Nam.


Đi xe điện trên 1.5 km trên 1 con đốc tráng bê-tông rộng rãi.


Sau đó leo 1 đường dài trên 1/2 km nữa. Khí trời rất nóng và độ đốc khá đứng nên đoạn này phải mất trên 20 phút cho đám trung niên trong hình (lão nào cũng đã trên 60 tuổi)


Viện cớ chụp hình để lấy hơi.


Hình trên là toàn cảnh cái "sảnh" vĩ đại chụp quét gần 180 độ. Cảnh thấy từ  thềm cao của cầu thang gỗ nhìn thấy trong hình dưới.


Tổng chiều dài của động Thiên Đường được Hội Hang Động Hoàng Gia Anh đo là 31.4 km nhưng du khách chỉ đi được vào trong chừng trên 1 km, đường đi lót ván và có ánh đèn soi khéo léo mỹ thuật và khoa học.


Nhiệt độ bên trong khá mát và do hang thật cao và rộng, không 1 lúc nào du khách phải khó chịu vì môi trường.


Ước lượng chiều cao mọi nơi chừng 30 đến 50 mét, có noi cao hơn.


Cảnh quan trong động rất kỳ vĩ và kích thước các thạch nhủ là lớn so với các hang động người viết đã xem qua ( 3 cái tại Mỹ, 3 tại Việt Nam)


Khác các hang thạch nhủ tại Việt Nam tại đây đèn chiếu sáng la trắng hoặc vàng mà thôi chứ không xanh đỏ tím vàng trẻ con và quê mùa như tại Hạ Long chẳng hạn.


Do đó du khách được dịp thưởng thức màu sắc gần tự nhiên của cấu trúc đá núi và thạch nhủ.


Tổng chiều dài của động trên 31km nhưng đoạn đường lót ván gỗ đi tham quan vào trong từ cửa vào duy nhất là trên 1 km mà thôi.


Đèn soi sắp xếp chu đáo, màu vàng và màu trắng, cho thấy màu sắc gần thiên nhiên của các khoáng chất cấu tạo đá và thạch nhủ.


Hình chụp được do trình sáng lâu và tựa máy bằng chân 3 càng. Vì chân 3 càng lại đứng trên sàng gỗ và người đi lại làm rung nên phải chờ lúc it người đi gần thì mới có hình sắc nét được. Hôm nay dù là gần ngày lễ 2 th 9 nhưng du khác còn vắng cũng may.


Hình dưới là nhìn lên nóc của hang.






(Click)










.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Bình-Trị-Thiên

Từ Hạ Long về Huế:      1.  2.  3.  45.  

[Du ký tháng 8, 2014]
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Vì chổ này là miền đất hẹp nhất nước có nơi chỉ 50km cho nên đi vào 3 tỉnh này đường HCM chạy gần biên giới, đến khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng chia ra 2 nhánh gọi là Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Thật ra dãy núi Trường Sơn chỉ vào Việt Nam từ dưới phía Nam Khe Sanh và vào Huế, Đà Nẵng, đụng biển ở Đèo Cả tỉnh Phú Yên.

Mạng lưới đường mòn HCM thì khi xưa từ Quảng Bình bắt đầu vào đất Lào và lên dãy Trường Sơn. Quảng Bình khi xưa là tỉnh tập kết trang bị và khu tập trung khí tài chiến tranh đem vào Nam nên bị dội bom nặng nề nhất nước, ước chừng số bom và mìn thả tại đây trọng tấn TNT lớn hơn nhiều bom nguyên tử thả trên đất Nhật.


Bên đất Việt Nam chổ này chưa phải là Trường Sơn mà còn là đồng bằng với những núi karzt và đá vôi khá cao và dày cho đến hết vùng Phong Nha-Kẻ Bàng. Loại địa thế này rất lạ đối với người Miền Nam xưa ở Nam Bến Hải, chỉ có 1 khu nhỏ giống như vậy ở Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, và ở Hà Tiên. Ở ngoài Bắc từ đây cho đến Hạ Long là 'núi' là như thế này. Ai đi Quốc Lộ 1 ra gần tới Đồng Hới sẽ thấy cảnh núi thay đổi hình thái liền, rõ ràng, và lập lại như nhau cho đến Tam Điệp và ra tới Phả Lại, Quảng Ninh.






Đi qua mấy chổ này tuy là vùng sâu nhưng cũng nhớ là bề ngang nước Việt Nam chỉ trên dưới 50km. Ngang Đồng Hới là hẹp nhất.




Bến Phà Xuân Sơn phía Tây Đồng Hới là điểm bị bom nhiều nay có nghĩa trang Thanh niên xung phong lớn.


Chổ này cảnh quan đặc biệt và dễ nhớ, xưa đã có 1 đoạn đường thằng tấp khá tốt gọi là "phi trường" Khe Gát vì đã được dùng làm phi đạo dã chiến thời chiến tranh.



Đoạn đường HCM xuyên qua khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng rất đẹp, sạch và thoáng. Đây là 1 trong những đoạn đường Bắc Nam đẹp nhât nước, như đoạn đường QL1 ven biển Miên Nam Trung Phần. Và chắc cũng sẽ đẹp bền lâu vì là khu bảo tồn, xây dựng và dân số sẽ không phát triển thêm.


Khúc này có đường rẽ vào xem Động Thiên Đường và động Phong Nha.


Đoạn đường này được quảng cáo trên mạng với dân phượt quốc tế là 1 trong những scenic routes đẹp của Việt Nam. Gặp 1 số phượt Tây phương (từ đây về Đà Nẵng nghỉ ngơi chỉ chừng 5 tiếng đồng hồ đi thư thả).


Qua khỏi vùng Phong Nha-Kẻ Bàng và trước khi vào địa phận Quảng Trị.



Đi vùng trong này phía Tây của Quảng Bình nên không được gặp 2 địa danh lịch sử của xứ Quảng, đó là Sông Gianh và Đèo Ngang chỉ trên QL1 mới gặp. Đồng thời vì đi đường trong khu vực Phong Nha kẻ Bang nên lần này chúng tôi không đi qua thành phố Đồng Hới. Sau khi bỏ đường HCM vào đường QL số 9 và sau cùng gặp lại QL1 (nay là QL1A hoặc AH1) chúng tôi cũng đi dường ngoại thành Quảng Trị, lúc này trời đã tối.







Sắp đến Cam Lộ là điểm giao lộ với QL9 (Đường 9 đi Khe Sanh và cửa khẩu Lao Bảo). Gặp lại đường cao thế Bắc Nam ở Đây sau khi qua sông Bến Hải.


 Thanh Bình là 1 đàn con nít đi học về trên 1 đường quê.


Đến Cam Lộ chúng tôi quẹo trái hướng ra biển là hướng Quảng Trị và Cửa Việt, góc 90 độ. Tại Đông Hà lại quẹo góc 90 độ xuống hướng Nam, lúc này là lúc nhập lại vào Quốc Lộ số 1.
Xuôi Nam về Huế lúc trời sập tối. Lúc sáng khởi hành tại thành phố Thanh Hóa lúc chừng 8:00 giờ.


Đông Hà là ngoại ô thành phố Quảng Trị



Chỉ là lịch sử của 1/2 thế kỷ qua và hơn 2 thế hệ con người rồi, nhưng để nếu ai còn nhớ thì có thể định vị được. Trong trận chiến ác liệt cuối mùa Xuân năm 1972 quân đội Miền Bắc đã tràn qua sông Bến Hải (Đông Hà hình trên đi lui về Bắc chừng 15 km) và lấn tới cách Huế chừng 50 cây số ở Huyện Phong Điền (cột mốc là La Vang). Vài tháng sau quân Miền Nam đã đánh lấy lại đất đến sông Thạch Hãn, hình cuối.
Để các bạn đọc trẻ định vị không gian và thời gian nếu có quan tâm về giai đoạn lịch sử cận kim không mấy gì tốt đẹp của dân tộc mình.

Phần phụ trang Bình Trị Thiên

Đưới đây là hình ảnh người viết giữ lại từ chuyến du hành Nam-Bắc cùng 1 số bạn cũ vào năm 2012. Đã nói về phần đất trên mà không có hình ảnh Vĩ tuyến 17 thì thấy thiếu sót, xin ghép vào 2 hình câu Hiền Lương qua sông Bến Hải trên Quốc Lộ 1. Lần này (2014) không đi qua vì vượt Vĩ tuyến 17 chiều Bắc-Nam phía trên nguồn của giòng sông này, chổ đó trên đường HCM không có cầu và mốc gì đáng chu ý. Chổ đó là Cam Lộ, phía Tây của cầu Hiền Lương.
Hồi tuổi còn rất bé thằng viết đã được Cha Mẹ đưa ra cầu này đứng xem, ngay sau đình chiến, trong 1 dịp thăm Quảng Trị và hành hương La Vang, từ Huế. Một ít lâu sau thì thường dân không được đến gần nơi này.


Cầu cũ bên cạnh phải, cầu mới hình dưới, chụp ra hướng Bắc.


Có anh dân tộc Da đỏ Bắc Mỹ được hỏi "đất này là sở hữu của dân tộc anh?" thì trả lời:
- Dân tộc tôi không sở hữu đất này. Đất này sở hữu dân tộc tôi. 


Cầu là Hiền Lương, sông là Bến Hải.



Từ Hạ Long về Huế:      1.  2.  3.  45.  

.