Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Tam Giác Sông Hồng

Du ký tháng 5, 2015 - #9

Âu Mỹ gọi châu thổ 1 giòng sông là 'delta'. Delta tiếng Hy lạp là chữ D, là 1 tam giác. Tam giác Sông Hồng mỗi người có thể nhìn vào bản đồ và xác định được 3 góc:
Góc Tây Bắc là Hà Nội nơi Sông Đuống tách khỏi Sông Hồng. Góc Đông Bắc là Hạ Long và góc Đông Nam là Ninh Bình, hay đúng hơn là vùng duyên hải Ninh Bình: Phát Diệm.

Tam giác sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nhì Việt Nam - đông người nhắm, gần 20 triệu, 22.3% dân số. Cùng với Thanh Nghệ Tĩnh là cái nôi của dân tộc Viêt Nam. Hiện nay đi tới đâu cũng thấy 1 sự rộn ràng kinh tế rất năng động, gần như tương đương với châu thổ các sông Cửu Long.
Nhưng là 1 nề nếp kinh tế tự do rất mới chứ không ổn, không tự nhiên, không cởi mở, và từ đó không hiệu quả như ở Miền Nam (từ Vĩ Tuyến trở xuống) đã có truyền thống kinh tế từ truoc thời bao cấp. Nói ít hiểu nhiều, các bạn ở xa đến nên thật rõ ràng và đòi hỏi minh bạch với đối tác trong tất cả trao đổi, dịch vụ lớn hay nhỏ. Không phải là vì người địa phương không muốn hiệu quả, hay cố tình mập mờ. Chỉ vì họ chưa quen thôi, đại đa số là những người mới ra làm ăn cá thể rất mới đây. Trước đây không lâu thì các bạn hiểu rồi.


Về địa lý, nhìn vào 1 bản đồ nổi (3D) hay một sa bàn Miền Bắc - Bắc Bộ - thì có thể thấy dãy Tam Điệp là đầu chóp phía Đông của 1 dãy núi dài dường như chạy từ Hoàng Liền Sơn về Biển Đông, nhưng là 1 dãy núi đá vôi từ Hòa Bình về Bỉm Sơn, ngăn đôi đồng bằng ven biển Thanh Hóa (đồng bằng Sông Mã) với đồng bằng châu thổ Hồng Hà.

Tiếp túc hành trình Nam Bắc chúng tôi đã lên quá tỉnh Nghệ An và vào địa phận Thanh Hóa và nhắm hướng Đông Bắc mà đi về Hải Phòng là đích đến trong ngày. Thực tế là tuyến đường xuyên qua toàn bộ đường đáy của tam giác Sông Hồng, đó là Quốc Lộ 10 bắt đầu từ thành phố Thanh Hóa.

Đường QL 1 đến thành phố Thanh Hóa từ khu vực Quỳnh Lưu Nghệ An.
Vì đã vào thành phố Thanh Hóa được 2 dịp rồi nên hôm nay chúng tôi chọn đường tránh trung tâm thành phố về phía Đông đề nhập vào đường QL 10.
Hướng chung của quốc lô Số 10 là Tây-Nam Đông-Bắc
Mạng đường khu vực này hoàn toàn mới (khai thông chỉ mới 1/2 năm) biển bản khá... phưc tạp. Đi một chốc lại trở về QL 1A-AH1. Thôi thì cũng Ninh Bình thằng tiến, đến đó sẽ ra QL-10 lại.
Bà Triệu bà ở đâu gần đây - vẫn còn là tỉnh Thanh Hóa. Quốc lộ 1A.
Thị xã Bỉm Sơn.

Dãy Tam Điệp là một giải núi vôi thấp tạo 1 rào chắn không kín đáo hoặc cản trở gì mấy giữa đồng bằng duyên hải xứ Thanh với đồng bằng sông Hồng. Chân núi các cụm đồi núi trong dãy núi này là chạm cao độ đồng bằng cho nên chỉ cần lựa đường mà đi giữa các núi là có thể qua mà không cần qua 1 đèo cao nào đáng kể. Từ đây vào địa phận Ninh Bình-Tràng An, cố đô Hoa Lư là những trái núi cao nhất là 200 thước rời rạc hay khăn khít tạo ra như 1 Hạ Long trên cạn.

Dù sao thì dãy núi này cũng là 1 biên giới tự nhiên Băc-Nam và đã có hiệu quả chiến lược trong nhiều chiến tranh, từ xưa trước Quang Trung và mãi về sau trong chiến tranh giữa quân viễn chính Pháp và kháng quân Việt Nam. Trong chiến tranh cổ điễn thì một địa thế như hình dưới cho thấy, loại địa hình này là 1 mê hồn trận cho kẻ tấn công.
Từ Hai Bà Trưng chọn chiến trường ở đây. Ngô Quyền giữ dãy Tam Diệp như 1 tường thành sau lưng đó gầy dựng lực lượng tấn công quân Nam Hán. Hồ Quý Ly rút thủ đô về  sau dãy Tam Điệp gọi là Tây Đô để chống chọi với nhà Minh (xem du ký tham quan Thành Nhà Hồ trong blog này). Nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi lấy Tam Điệp làm căn cứ bàn đạp đánh đuổi quân Minh. Trong trận chiến chống quân Thanh trong dãy núi này là chiến khu của Ngô Thời Nhiệm gọi là Phòng tuyến Tam Điệp. Để khắc phục vị trí Tam Điệp các cánh quân từ Trung Hoa trong nhiều thế kỷ đã nhiều lần phải đổ bộ từ biển vào Nghệ An, Thanh Hóa mà đánh ra hướng Bắc.

Qua khỏi dãy Tam Điệp là thành phố Tam Điệp.
Từ Tam Điệp đến Ninh Bình chừng 60 km. Chúng tôi đi đường tránh ngoại thành thành phố Ninh Bình, vượt Sông Đáy.
"Sống Đáy chạm nguồn quanh Phủ Quốc... " là nhánh của Sông Hồng: chúng ta đã vào hẳn châu thổ Hồng Hà.
Sông Đáy là Hát Giang, nghe thấy quen quen.

Tới đây chúng tôi đã lên hẳn lại QL-10. Đi Nam Định chỉ còn là 1 đường thẳng. Chừng 35 km, độ 45 phút lái xe. Chúng em đi thẳng vào thành phố Nam Định
để zồi không kiếm được đường za!

Vì lẽ hệ thống xa lộ và cao tốc đồng bằng Sông Hồng đang được xây dựng ào ạt trong những năm gần đây, đa số người dân không cập nhật, nếu không gặp dân đi lại nhiều và tự lái xe thì hỏi đường rất khó nhất là câu hỏi loại: "ngõ lên quốc lộ 10 đi lối nào Anh/Chị/Bác/Em?" hay "đi đường nào thì lên cao tốc Hà Nội ạ?" Đành rằng với Ba Gờ và Google map thì đi tới đâu cũng được nhưng đó là ngoài các thành phố, trong thành phố thì nó rất nà phức tạp. Vì lưu thông, biển bản v.v...
 

Từ Nam Định đi Hải Phòng là 110 km, không gặp trở ngại thì chừng 2 tiếng rưỡi thì tới. Lúc này bắt đầu xế chiều và bụng ăn trưa tại Vinh đã bắt đầu vơi nên tranh thủ mà hỏi và đi. Mất 1 dịp ăn thử tô phở Nam Định quốc hồn quốc túy - có hỏi nhưng đúng cái giấc giữa chừng ngày không ai bán cả, "muốn ăn chú phải chờ 2 tiếng nữa!" Rốt cuộc đến ngoại ô Hải Phòng mới ăn được, và phải nói là phở bò vùng đồng bằng sông Hồng rất là ngon. Bạn đọc đừng ăn "đặc sản" hay thứ gì mới nhập từ Hà Nội hay từ trong Nam, lẫu liếc gì, cứ ăn phở bò đi, là nhât. Tái, chín, gầu, vè, dòn, sách siếc gì gì... Ngon nhất Việt Nam. Chỉ có điều là, hỏi giá cho kỹ, kêu thêm gì là chiết tính rõ ràng ngay: dân buôn ở cái vùng này họ hơi bị không... đàng hoàn như ý mình muốn - nói nhẹ là vậy.

Từ thành phố Thái Bình qua Hài Phòng chỉ cái vèo, ngáp 1 cái là tới. Đồng ruông xanh tươi, xóm làng tươm tất. Thấy thì phải nói, chả có nể nang gì ai, đó là thằng viết. Những người ở xa Viêt Nam (hay xa thực tế, không đi đâu) thường hay mang những tấm hình lượm lặt trên mạng không niên đại, để tả cái nghèo đói của đồng bào và muốn cho nước nhà phải là tả tơi xơ xác mới hả dạ. Thực tế thì cái nghèo và khoảng cách giàu nghèo đâu cũng có (có nước nào không có?), và vào những vùng hẻo lánh xa xôi thì đời sống phải vất vả, nhưng trong những năm đi qua các vùng đất nước từ Nam chí Bắc thằng viết này chưa thấy 1 xóm nhà tranh vách đất nào cả. Nếu không là vùng xa hẻo lánh, rất hẻo lánh mà chỉ những người muốn và chịu phiêu lưu vất vả 1 tí mới đến, không phải anh chị du khách tiều tư sản "Việt kiều" đủng đỉnh áo gấm kiếm về làng. (Áo gấm về làng trong năm 2015 thì hơi bị trể tí.)





♞♞



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét