Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Đồng Đăng, Lạng Sơn


Kết thúc chuyến đi 4 ngày tham quan trong tỉnh Cao Bằng, đêm sau cùng ngủ lại tại thị xã Bắc Sơn trong thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn chúng em quay về Hà Nội. Khởi đầu từ Bắc Sơn, lên Đông Đăng xem qua thị trấn, lái qua Lạng Sơn ăn trưa và theo QL-1A về Hà Nội, đến nơi vào buồi chiều.

Đoạn đường từ Bắc Sơn đến Đồng Đăng chừng 70km, lái xe chừng 2 tiếng đồng hồ theo QL-1B.
Thị trấn Bắc Sơn đã nằm trong tình Lạng Sơn. Quốc lộ 1B là đường 2 chiều, nhỏ nhưng trong tình trạng khá tốt. Tốc độ trung bình tùy thuộc nhịp sống cư dân vùng nông thôn yên bình này.
Quôc lộ 1B gặp sông Kỳ Cùng ở hạ lưu thành phố Lạng Sơn. Sông Kỳ Cùng là giòng sông duy nhất trong tình Lạng Sơn. Lưu lượng nhỏ nhưng khá dài, chảy qua Trung Quốc ở 1 điểm biên giới phía Bắc Đông Đăng chừng 35 cây số. Nước sông đây sẽ ra biển tại cửa biển ở Ma Cau, TQ.


Một chiếc xe thực dụng kiểu này giá mua chỉ bằng 1 chiêc xe du lịch Nhật hàn hay Âu Mỹ.


Mặt hàng công nghệ cao sản xuât từ TQ trng khu thương mại Đồng Đăng.





Xe hơi made in China tại Lang Sơn. Các bạn ở các thị trường cổ điễn có thể bỉu môi, nhưng TQ có 1.4 tỷ cư dân, các nước đang phát triễn Á Châu ngay ngưỡng cửa như Việt Nam, ngay cả châu Phi không cần hàng hóa hiện đại nhất, chỉ cần nâng dân sinh lên tới mức nào họ có thể. Không cần phải đuổi kịp các nước tiên tiến nhất. Năm 2000 chiêc xe thằng viết chạy không thể so với chiêc xe sản xuất năm nay tại TQ, ai có được 1 chiêc để chạy hôm nay đã vượt 1 đoạn đường khá dài từ 1 thời lạc hậu cách đây không lâu gì mấy.
Một thoáng thành phố Lạng Sơn.
QL-1A từ Lạng Sơn về Bắc Giang, Hà Nội.
Đường QL-1A chạy hướng Bắc Nam dọc hành lang tự nhiên dưới chân dãy núi Bắc Sơn. Hình dưới là qua huyện Chi Lăng, chừng 50 km phía Nam thành phố Lạng Sơn.
Giữa đường trông thấy luồn chuyên chở nông phẩm ra cửa khẩu. Mặc dầu là kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới TQ vẫn chưa tự cung được về thực phẩm. Nông phẩm nhất là thực phẩm nhiệt đới lúc nào cũng có thị trường rất lớn và bền lâu tại TQ. Vẫn đề là tình hình chính trị ngoại giao thường không ổn định, nông dân Việt Nam hay bị thua thiệt mỗi khi có biến động.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét