Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Gallery 2017

Gallery một ít ảnh ghi lại được trong năm 2017 em ưng ý nhất, các bạn xem lấy vui cuối năm. Du ký có những hình ảnh này hoặc đã có hoặc sẽ lên khuôn sau, xin chờ.

Tòa nhà Vietcombank, công trường Mê Linh Quận 1 Sài Gòn. Vào thời điểm tốt có thể thấy ánh phản chiếu mây trắng hòa lên nền trời xanh làm một.

Lối vào đền Ngọc Hoàng Đa Kao Quận 3.

Động Phong Nha Quảng Bình. Động chỉ vào được bằng con thuyền chui qua 1 cổng ngập nước trong núi. Vào trong hang rồi thuyền sẽ đáp vào những bãi khô có đường dẫn đi tham quan, nền là cát ướt. Đoạn hang này có  tầm nhìn thấy thông suốt 1 khúc dài.

Sông Son, bến đò Phong Nha, huyện Bố Trạch Quảng Bình. Đi vào hướng này sâu hơn là vùng hang động Tú Làn, là hiện trường phim Kong Skull Island huyền bí.

Bên trong Hang Én, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình. Hang trong núi lớn thứ 3 trên thế giới, là cửa ngõ của hang lớn thứ nhất cách đó 5 km là hang Sơn Đoòng . Các toán du ngoạn vào đây phải do công ty Oxalis đưa vào, phải lội đường rừng Trường Sơn 12 km (và 1 con dốc đứng 400 mét cao!).

Cảnh hoàng hôn ló dạng trên 1 vịnh nhỏ dọc bờ biển Kiên Lương, chừng 30 km Tây Nam thị xã Hà Tiên. Các võ lãi đang tấp nập qua lại nươc vịnh có lẽ là khá cạn để cào nghêu sò ốc hến ở đáy vịnh. Chỉ vào lúc này, có lẽ là lợi dụng thủy triều thấp lúc sớm mai.

Tam Nông Đồng Tháp. Giữa tháng 12 dương lịch. Ruộng 2 vụ như cánh đồng này có thể phân biệt với ruộng 3 vụ, ngay cả khi chỉ được nhìn vào tấm hình. Lúa sạ, cũng như cùng khắp ruộng đồng Miền Tây. Không bao giờ có dịp chụp hình người nông dân xắn quần khom lưng cấy từng nắm lúa dưới cơn nắng đổ lửa, post lên cho đám giả nhân giả nghĩa nó nhỏ giọt cá sấu thương xót 😊 Cái giàu của quê hương ta là đây. Sản lượng lúa gạo lớn nhât nhì thế giới, một phần từ đây.


Kinh Vĩnh Tế Châu Đốc lúc hoàng hôn. Con đường giao thông nối liền sông Bassac với vịnh Thái Lan vẫn nhộn nhịp sau 200 năm khai trương. Kinh thực tế là đường thủy duy nhất thông từ Cửu Long với phần biển phía Tây mà không cần thông qua cửa 9 sông, phía Đông, và vòng mũi Cà Mâu.


Gần hết Miền Tây là vủng đất lún, vận tải trọng tải lớn không có cách nào hữu hiệu bền vững hơn là thuyền tàu. Các ghe bầu này là loại trung, mà cũng đã có tọng tải gấp bội những chiêc xe hàng lớn nhất.

Một thoáng Đồng Tháp Mười mùa lúa mới qua cửa sổ 1 "cao ốc" 3 tầng giữa vùng đồng bằng, tại Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.


Cánh cò Đồng Tháp Mười. Không rõ loại cò hay vạc  gì nhưng con hạt khi bay thì duỗi thằng cổ.

Khu Sinh Thái Gáo Giồng Đồng Tháp. Con cò ốc thực tế là 1 con hạt, khi bay duỗi thẳng cổ, như con sếu.


Gáo Giồng gần thị xã Cao Lãnh. Trong hình này có 3 loài chim, cò trắng, cò ốc và 1 con còng cọc (không hằn còng cọc cormorants, mà là loại anhingas cổ dài hơn và mỏ thằng.

Như cánh hạt bay. Con vạc là cò ăn đêm, ban ngày nay có thể thấy được nhiều tại Trà sư nhưng chỉ trong rừng tràm cao. "Như cánh vạc bay" ngó bộ khó có thấy được nhiều.

Hotel tại Hà Tiên dưới ánh nắng chói trên nền trời xanh thẩm. Tiền cảnh là những khách sạn hải yến thật sự, những nhà nghỉ cải biến thành nhà nuôi chim yến lấy tổ - thực chất là nhà cho chim tối bay về ngủ, chả có phải nuôi gì. Những lổ tròn nhìn thấy chỉ là để thông hơi và điều hòa, chim bay về đáp từ trên cao xuống, qua cửa lớn.


Hoàng Sa 12- 2017. Hình này chắc không tìm đâu trên mạng thế giới được. Hình từ gần (33000 bộ) chứ không phải vệ tinh. Là 1 đảo (đã được gia cố xây dựng) trong quần đảo Hoàng Sa cách Lý Sơn Quảng Ngãi không quá 250 km. Đi về qua vùng Biển Đông trên 20 lần, chỉ trong 2 chuyến bay của hãng quốc doanh China Southern mới có thể trông thấy được, nếu quan tâm và chú ý theo dõi thật sát, rất khó. Hình như chuyến bay cố tình bay sao cho hành khách thấy, như 1 thách thức nào đó. (Năm 2016 bọn China Southern đã đáp 1 chiêc Airbus xuống 1 phi trường mới mở ở Trường Sa). Tất cả các hãng khác đều phải sửa đường bay sao cho khỏi phải bay qua không phận các đảo này - em theo dõi rất kỷ trên màn hình trên tầu, đến gần Huế-Đà Nẵng là đường bay bẻ vào đất liền 1 góc gần vuông vứt.

Bến Tre, Tiền Giang. Hai trong 3 giòng lớn của sông Tiên. Nhánh nhỏ thấy bên phải là sông Ba Lai. Bìa trái hình gần như la bờ Biển Đông. Hình chụp bằng điện thoại Samsung, chỉ có thể có từ phi cơ cánh quạt bay ở cao độ thấp. 



Ráng chiều trong tháng 12 dương lịch, 2017 tại xã Bình An huyện Kiên Lương, Kiên Giang


Chùa dơi Sóc Trăng nằm giữa một khu đất rộng có nhiều cây cổ thụ rậm rạp.

Côn Đảo. Cảnh bãi biển trước mặt thị trấn nhỏ Côn Sơn một chiều mưa vừa tạnh.




Cảng Bến Đầm, Côn Đảo


Bãi An Hải, bãi du lịch chính tại thị trấn Côn Sơn.










Hòn Tre Lớn, Vịnh Thái Lan. Bia chủ quyền đảo. "Hải Quân Việt Nam" là Hải Quân Việt Nam, không phải Hải Quân Nhân Dân Việt Nam nhé. Tháng 12, 2017. Em có nhiều hình cột mốc biên giới, nhưng hình cột chủ quyền hải đảo em chỉ có cái này, và là vất vả nhất. Khác với cột mốc biên giới xem nghiêm trọng và quy mô đẹp hơn, bia chủ quyền hải đảo lại có tầm quan trọng bội phần. Chủ quyền 1 hải đảo ấn định 1 biên giới trên biển rộng lớn, là hải phận 12 hải lý từ bờ đảo, và vùng đặc quyền (chủ quyền khai thác) kinh tế 200 hải lý từ bờ đảo. Trong vùng đặc quyền kinh tế mặt nước là quốc tế - tự do đi lại - nhưng đáy biển là của mình, y như 1 miếng ruộng ở Bạc Liêu hay Đồng Tháp, cá lội trong nước là của mình. Nó quan trọng thế, cho nên cái cột chủ quyền này với lịch sử của nó là rất quan trọng, rất nghiêm trọng chứ không có đùa.

Cuối cùng 2 tấm hình mang tính lịch sử ít ai quan tâm. Tháng 12-2017.




Có những tấm hình tái tạo được, và có những tấm không thể nào chụp lại được. Nếu có dịp bạn hãy ghi lại để đánh dấu cuộc đời mình và lưu lại cho hậu thế. Đời người chỉ như làn gió qua, sẽ không để lại vết tích gì. 





🌈 🌋

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Thùy lộ Sài Gòn cập nhật 2017

Gần như mỗi năm người viết đều trở lại  đường thủy Sài Gòn-Vũng Tàu 1 lần, cung đường như có 1 sức quyến rũ lạ lùng. Năm nay nhận thấy 1 thay đổi lớn, xin đóng góp những hình ảnh chắc chắn là mang tình chất lịch sử này, cùng với 1 vài góc nhìn từ mặt nước bạn đọc ít thấy (tuy số các bạn sinh sống tại Sài Gòn là ở rất gần kề).

Ngày 21 tháng 12, 2017: công trường xây dựng cầu Phước Khánh trên sông Lòng Tàu. Đây là ngay tại nơi bắt đầu sông (theo hướng xuôi giòng) tại ngã ba sông Nhà Bè - Soài Rạp - Lòng Tau, hạ lưu cầu Phú Mỹ chừng 6 cây số. Hình chụp theo thứ tự lần lượt , hướng trở về Sài Gòn từ Vũng Tàu.

Cầu Phước Khánh nối liền phần đất Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai với ốc đảo Cần Giờ, mục đích chính chắc là mở thêm 1 hành lang tránh Sài Gòn về Miên Tây rút ngắn qua ngã Gò Công. Trục đường cao tốc quy hoạch là cao tốc Long Thành-Bến Lức. Bạn đọc căn cứ theo 2 địa danh đó có thể định vị được liền tuyến đường cao tốc này.
Chân cầu phía Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Cầu này khi hoàn thành sẽ là cầu giây văng cao nhất trong nước. Lý do dễ hiểu thấy trong hình: là kích thước thương thuyền phải qua lại dưới gầm cầu.
Hai trụ chính giữa sông sẽ là cột giây văng. Nhìn lui từ sau lái tàu. Phải là hưu ngạn, Cần Giờ, trái là tả ngạn, Đồng Nai. Cầu dự trù hoàn tất năm 2019. Cục điện thủy lộ Sài Gòn từ đây thay đỗi vĩnh viễn cho các thế hệ sau bạn đọc và thằng viết này. Đã 340 năm từ ngày Trần Thượng Xuyên ngược giòng Đồng Nai về mở mang vùng Cù Lao Phố, giòng nước này mới thấy thay đổi lớn chỉ trong vòng 20 năm nay.
Nhìn lui từ tàu cao tốc Vũng Tàu-Sài Gòn, bên phải là phần đất Cần Giờ. Các bạn đã nhận thấy qua các hình ảnh xây cầu các trụ và giây cao thế chằng chịt. Đó là đường giây cao thế 500 KV Nam Bắc, sang Sông Sài Gòn tại đây. Tổng chiều dài từ ngoài Bắc vào là 1,500 km. 7 lần vượt sông khác trước đó là, từ Bắc vào: sông Đà, sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Hương.
 Chân trời của thành phố cũng đã thay đỗi rõ rệt từ dạo em post nhũng hình trước.
Hình như tàu cánh ngầm không còn hoạt động, công nghệ này có lẽ cũng đã có tuồi. Em đi loại tàu cao tốc này. Chuyến đi cũng chừng 1 tiếng rưỡi.
Rời Vũng Tàu:
Trên Sông Lòng Tàu nhìn lui, thấy các núi thuộc dãy núi Phước Tuy
Trông thấy chiếc này, phong cách loại du thuyền đường sông, nghe nói mới có các gói du lịch lên xuống thủy lộ đặc biệt này. Sinh thái của Rừng Sác và nói chung thủy lộ vùng ngập mặn hiếm có trên thế giới này là đặc biệt, người từ xa phải kiếm tour mà đi xem, thằng viết chỉ cần mua cái vé tàu đò là đi miết!
Em cũng có thấy mấy hôm trươc 1 chiêc tương tự trên Sông Tiền ở Hồng Ngự, đến từ Kampuchea. Loại tàu này chạy nhiều trên các giòng sông Nam Mỹ nhất là sông Amazon chở du khách tìm phiêu lưu và cư dân địa phương.


Em sẽ bổ túc thêm hình ành chụp được từ trên sông.






🌌  🌄  🌅  🌈