Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Cá chết!

Cuối năm 2016 em trở lại Hà Nội làm bàn đạp đi thăm thác Bản Giốc. Lưu lại căn hộ người em, mà chồng đang làm việc tại 1 đại học Hà Nội thuê bên bờ Hồ Tây.
Căn hộ là trong tòa nhà màu trắng bên phải của hình.
 Đây là cảnh Hồ Tây từ bao lơn căn hộ ấy. Bấy giờ là tháng 11, 2016
Buổi sáng khoan thai tại quán cà phê bên đường bờ hồ ngay dưới chân nhà đó. Bên bờ Hồ Tây phía này có 1 cộng đồng rât đông người nước ngoài thuê ở. Họ có công việc tại cơ quan nhà nước Việt Nam, lãnh sự sứ quán, công ty Việt Nam hay ngoại quốc, trường đại học, cơ quan quốc tế khác... Ở đây kiếm pizza dễ hơn quán bún. Hay quán thịt chó.
Chiêc xuồng trong hình mỗi sáng đều thấy, là thuộc 1 đội xuồng của 1 cơ quan nhỏ bảo trì vệ sinh hồ, làm việc mỗi sớm mai. Và đây là cảnh quan do từ hình báo mạng Zing chụp ngay tại địa điểm này chỉ vài tuần trước khi em đến: Bài báo Vietnamnet trong link này (click)
Nguồn ảnh: bào Zing ngày 3-10-2016
Vào thời điểm ấy cá chết nổi lên ở Hồ Tây làm hôi tanh môi trường quanh hồ mấy ngày liên tục, dân chúng quanh hồ và vợ chồng người em kêu trời không thấu. Tổng số lượng được ước chừng là 10 tấn cá phải được vớt lên và xử lý rất quy mô. Lúc em đến ở thì hơi bị trể, đời sống đã trở lại bình thường.

Trong năm 2016 này có thời sự cá chết trôi vào nhiều bãi biền nước mình từ Hà Tịnh đến Đà Nẵng, và cả trên sông rạch và ao hồ cùng khắp nước. Lý do là vì nhà máy thép Formosa, ở Vũng Áng. Đại khái là do người Tàu, "Chệt", "Khựa" như người Hà Nội nay gọi dân nước láng giềng. Giòng nước mang chất thải từ Kỳ Anh Hà Tịnh còn chảy vào Kênh Nhiêu Lộc Sài Gòn, rồi chảy tiếp ra Hồ Tây Hà nội làm cá tại 2 nơi ấy cũng chết theo luôn.
Các đỉnh cao, giới "trí thức", bọn sờ mu rùa ở hải ngoại nói thế. Rồi thi đua phát tán hình ảnh (mà số lớn là từ những hằng trăm vụ cá chết khác trên toàn thế giới trong năm đó, "mượn" minh họa mà quên nói). Các báo chợ loan đi từng vụ mỗi ngày, các "diễn đàn" cựu này cố nọ, bác sĩ này đến nha sĩ nớ, cựu nữ sinh Gia Long Trưng Vương và Trường Làng Bò Tó Thốt Nốt cũng bàn tán xôn xao. Nói chung là sục sôi, có cả biểu tình chống cá chết và đáp lời sông núi nữa. Cá voi cũng chết nữa đừng nói chi cá nhí, có hình rành rành. Nếu bạn đọc google thì vào thời điểm ấy trên toàn thế giới cũng có hơn trăm vụ cá chết khủng khác từ Philippines cho đến Alaska, cũng phải do bọn Formosa gian ác.
Bọn Tàu xưa nay thường hay đổ thuốc độc làm cá chết tại Việt Nam và thế giới như thế. Tài liệu xưa nhất như sau đây:

[Trích Khâm định Việt sử thông giám cương mục chính biên - quyển XLVI]

Giáp Thìn, năm thứ 45 (1784). (Thanh, năm Càn Long thứ 49). 

Tháng 10, mùa đông. Nước ở Hồ Tây sục sôi. Đêm mồng một tháng ấy, nước ở Hồ Tây sục sôi, tiếng kêu như sấm, sáng hôm sau cá tôm chết hết, mùi tanh kinh người. [...]

Lời chua-Tây Hồ: Có một tên nữa là Lãng Bạc, xem Thuộc Hán, năm Kiến Vũ thứ 18 (Tb. II, 11). 

Ất Tỵ, năm thứ 46 (1785). (Thanh, năm Càn Long thứ 50). 


Tháng 3, mùa xuân.  [....] Đầm Thịnh Liệt nước đỏ. 

Lời chua-Thịnh Liệt3: Tên xã, thuộc huyện Thanh Trì. Nay là xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

[ Hết trích]

Lời chua của em-Nước đỏ: ở Việt Nam là Việt Cộng thì nước đỏ chắc ok, nhưng trên thế giới nưóc biển đỏ là vì algae bloom lúc thời tiết nóng. Rong đỏ khi chết thì thải chất độc mạnh thứ 2 có được trong thiên nhiên. (Em google  'algal bloom' ra là 'maitotoxin' và linh tinh...)
Năm 2016 là năm rất nóng, Việt Nam có "hạn 100 năm" tức là 1 cái hạn mà không 1 người nào đang sống đã từng trải nghiệm. Em không biết có trùng hợp nào chăng. Không 1 người nào đang sống, tức là không 1 người nào đang sống, bây giờ, đã thấy cá chết đi chung với 1 năm hạn hán. Phải không nào? Để thử cọng 2 với 2 đúng là 4 không.
Năm 2015 về trước có cá chết nhưng chắc người ta dấu. 2017, 2018 thì em đang rình nhưng chưa nghe cá chết ngoài biển (cá chết trong sông hay ao hồ thì có từ thời Bành Tổ và khá thường nhưng ít, ai cũng biết).

A, em có hình cá chết ở Côn Đảo 2017. Một ký cá mú vàng tại bến 100.000, cá này em quên  không biết bao nhiêu. Chúng em mua về nhờ nhà hàng làm, ăn ngập mặt còn 1 mớ đóng thùng đem về Sóc Trăng ăn tiếp.😍
Cá Lý Sơn, tháng 5, 2017. Bán tới đâu chết tới đó. Du khách đóng thùng mang về tận Hà Nội.
Em không mua cá sống, như cá lóc ở Châu Đốc, phải thấy đập đầu ngay trước mặt, ác lắm.

😋

Trở lại chuyện cá chết. Lâu nay từ ngày nghe cá chết em có xem qua 1 mớ bài vở, giấy có, trên mạng cũng có, về muối sodium cyanide. Em cô đọng lại nhưng bạn đọc nên truy cập thêm để biết hơn em cho nó chắc. Em cô đọng được là, nồng độ cyanide ion, nói trắng là chất cyanide đủ để đánh chết con cá đang bơi nhỡi tung tăng trong nước là từ 5 đến 7,5 phần triệu gram trong 1 lít nước.✨
  • 5 mcg/l - 7,5 mcg/l
Mình lấy con số cao đi, là chỉ 5 phần triệu cùa 1 gram trong 1 lit, là tiêu con cá. Mình bỏ qua không động tới chuyện du di con số này tùy theo pH của nước, nhiệt độ của nước và các chất hòa tan khác trong nước, nồng độ các loại muối khác vân vân. Và dỉ nhiên trong môi trường sống thì half-life của free ion của phần cyanide đó công hiệu bao lâu, không thể nào ổn định 1 thời gian dài trong đại dương bao la được. Và mức độc hại đối với loài cá nào, cân nặng nhẹ, cá tuổi nào v.v... và tác dụng pha loãng nhanh hay chậm của giòng thủy lưu nữa! Và tác dụng thời gian exposure nhiểm độc, vì con cá nó không ngu đứng 1 chổ chịu trận... Nhưc đầu lắm.

Cứ giả ngu cho là con số đó là chuẩn, thế thôi nghen, cho nó gọn. Để tính những con toán đơn sơ sau, càng đơn sơ các bạn sẽ thấy là càng ấn tượng.

Đối với con người thì không tính như thế vì con người bình thướng thì không bơi tung tăng trong nước. Tính theo lượng ăn vào, lethal dose 50 LD50, và con số gấp nghin lần như thế. Dĩ nhiên người ta không ăn cyanide làm ngon, chỉ ngộ độc vì tai nạn thôi.
Em nhớ đến tấm hình chụp từ trên 1 chuyến bay Tân Sơn Nhất - Hà nội. Sau khi bay qua thành phố Huế thì em chụp vài tấm bờ biễn Thừa Thiên Quảng Trị (vì hồi giữa năm 1974 em có tham gia chiến trận chút chút ngay tại đó. Cũng vui, em là về phía Ngụy). Trong hình là đoạn từ phần Bắc của Phá Tam Giang bên trái đi về phía cửa Việt bên phải. Chiều dài bờ biển này em đo trên google map đối chiếu là chừng 20 km, từ cạnh trái đến kể dưới cánh máy bay luôn, 10 km từ bờ cho đến máy bay. Mặt phẳng mình hình dung trong không ảnh này là chừng 20 x 10 = 200 km. Cho là biển không sâu và chỉ là 10 mét.
  1. km2 có 1.000.000m2
  2. Chiều sâu của biển là 10 m thì 1 km2 biển này chứa 10.000.000m3  nước biển
  3. 200 km2 , mặt biển nhìn thấy trong ảnh này chứa 2.000.000.000m3 nước biển
  4. m3 nước cần 5g cyanide để cá chết. 1.000m3  thì cần 5 kg, năm kí lô.
Trong tầm nhìn rất hạn chế này - chỉ 3 phút là máy bay đã đi khỏi - phải cần đến 10.000.000kg chất độc sodium cyanide nguyên chất.
Mười - nghìn - tấn. Nguyên chất, 100%. Để con cá nó chết. Nếu pha nhanh, quậy nhanh, vây kín để đừng thất thoát và giữ chân con cá lâu, và điều chình pH, nhiệt độ đại dương cho đúng, giữ cho đừng có sóng gió quá làm oxy hóa dung dich hết tác dụng, v.v... Một tấn bột là 5 thùng phuy thì là 50 nghin thùng phuy. Hay 10 bao bố thì 100 nghìn bao bố tời, phải không nào? Hơi bị nhiều nhể.

Một giãi bờ biển cận duyên từ thành phố Hà Tịnh đến thành phố Đà Năng - dài gần đúng 400 km - xa 20 km và sâu chỉ 10 mét sẽ cần chừng ấy cyanide nhân cho ... x .... x .... x ... =  ..... nghìn tấn?

Thế mới thấu cái khổ và công phu, tốn kém của Formosa khi nó quyết định giết cá Việt Nam. Nhất là mục đích nhà máy nó xây lên là để làm ra thép bán chứ không phải sodium cyanide (nó phải mua, giá năm 2000 NaCN công nghiệp là 1 dollar/kg). Để công của làm ra được từng ấy tấn thép thì nó cũng phải mừng húm.

Lại lời chua, theo lối Quốc sử quán Nguyễn triều: [ Cái tội của tập đoàn Formosa là  dám đứng lên đương đầu với thế lức công nghệ thép của Mỷ (cũng như tập đoàn khai thác bauxite Đak Nong đả dám kháng cự Alcoa v.v...) Phải chờ bao nhiêu năm đến nay cho bọn bung xung thấy động thái - khi hết nhịn nỗi - của Mỹ qua quyết định đánh tariff mới vào nhôm và thép TQ (và thế giới) Trump vừa ban bố trong tuần vừa qua. ]


😁

https://water.usgs.gov/edu/qa-chemical-fishkills.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Fish_kill
http://www.infomine.com/library/publications/docs/SummaryFactSheetCyanide.pdf


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét