Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Tìm về Bạch Đằng

Di tích địa bàn lịch sử Bạch Đằng không phải là một tiết mục du lịch, cũng như tìm về không gian của sự kiện lịch sử này không phải là "đi du lịch", cho nên ai có quan tâm tìm hiểu thì phải tự tìm lấy đường mà đi thôi.
Trong trang này em sẽ cố gắng hướng dẫn bạn nào muốn đến tham quan hiện trường Bạch Đằng. Dùng phương tiện xe hơi thì chỉ cần 1 ngày nếu xử dụng thời gian hiệu quả là có thể tham quan toàn bộ các địa điễm, mà còn dư giờ đánh 1 vòng Hải Phòng mới.
Từ Hà Nội mình lấy cầu Thanh Trì, theo QL1A đến Long Biên thì lên QL5B đi Hải Phòng.
QL5B hay là Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng - vào hoạt động 12, 2015
Đúng 100 km sẽ đến ngoại thành Hải Phòng, vẫn giữ CT04 cho đến cầu Bạch Đằng.
Cầu Bạch Đằng gần cửa biển phía Đông của thành phố Hải Phòng.
Cầu Bạch Đằng vượt sông Cấm
Qua khỏi cầu Bạch Đằng là cao tốc đi Hạ Long. Tìm cái bản này, mới được xây dựng, Google còn chưa có lúc em đi. (Cầu Bạch Đằng chỉ mới thông xe cách đây 3 tháng vào ngày 1/9/2018!)
Tới đây thì mới yên chí là mình đi đúng đường. Theo kết quả truy cập trước thì mục tiêu của mình là Quảng Yên.
Xuống đường tỉnh và đi về phía Quảng Yên, vừa đi vừa hỏi nhé. Thật ra từ chổ xuống cao tốc và hướng về Bắc thì chỉ 1 đường thằng.
Khi nào qua cầu sông Chanh là tới rồi. Hỏi đường vào trung tâm, chổ có Bảo tàng Bạch Đắng. Xem như tới.Vòng xoay trung tâm thị xã (mới đây còn là thị trấn).
Vòng xoay quảng trường nơi có Bảo Tàng Quảng Yên. Xin xem post đầu 'Bến Đò Rừng'
Sau khi xem bảo tàng và hỏi chỉ dẫn tại đây - nơi uy tín nhất có thông tin, bản đồ, người am tường nhất phải không nào? - và đến tham quan đươc 1 bãi cọc thì mình đi tiết qua bờ Hải Phòng. Từ Quảng Yên qua thì dùng phà Rừng, lại là vị trí lịch sử từ đó được  quan sát nhận xét địa điểm gần sát nhật khu vực chiến trường xưa. Xin xem thên post đầu 'Bến Đò Rừng'.
Bến phà Rừng, bở bên tỉnh Quảng Ninh, bên kia là Hải Phòng
Bãi cọc Yên Giang bên này bờ. Xem xong ra khỏi đường nhỏ gặp Trần Nhân Tông quẹo trái là đi về bến Phà Rừng. Qua Phà Rừng mới đến được khu "di tích Bạch Đằng" bên bờ Hải Phòng nơi có tượng đài và cọc giả xem trong post rước. Xem xong ra về thì vào Hải Phòng. Kiếm đường tỉnh DT360 đến An Lão Hải Phòng thì sẽ nhập lại vào CT04 về Hà Nội.
Qua cầu Bính con gọi là cầu Bến Bính vượt sông Cấm. Hướng nhìn lên thượng nguồn, cầu này cách ngã ba sông Bạch Đằng chừng 15 km. Từ điểm này đến cửa Cấm chảy qua toàn diện tích đo thị Hải Phòng, chủ yếu là bến bãi và cơ sở sửa chữa hoặc đóng tàu. Bạn đọc có thể xem nhiều hình ảnh với chú thích trên chiều dài sông Cấm đoạn này trong post Hải Phòng (chuyến đi đảo Cát Bà bằng tàu cao tốc).
Đi qua Hải Phòng (đô thị) tìm đường cao tốc về Hà Nội
Ra khỏi Hải Phòng lên cao tốc Hà Nội-Hạ Long
Trạm dịch vụ V52 giữa đường Hãi Phòng-Hà Nội

Chi phí: em thuê bao 1 SUV, 1 tài, 1 ngày, tổng chiều đi về 220 km là chừng 90 Mỹ kim. Nếu đi nhiều người thì sẽ kinh tế hơn dĩ nhiên.

Thêm về cầu Bạch Đằng

Trong chuyến đi này sau khi xử dụng phà Rừng ở thượng nguồn đô thị và cảng Hải Phòng để qua sông Bạch Đằng, lên hữu ngạn xem khu kỷ niệm thì đường về không phải lên cầu Bạch Đằng 1 lần nữa. Chỉ qua cầu trong chuyến xuống từ Hà Nội qua Quảng Yên là bờ bên tình Quảng Ninh, bờ tả ngạn. Lúc này cầu  được khánh thành mới chỉ 3 tháng! 
Sau đây là 1 ít ảnh chụp từ trên 1 chuyến xe khác sau đó, đi từ Hạ Long về Hà Nội vào 1 ngày và thời tiết khác, vào buổi trưa về chiều (hình thứ 5 trên đầu bài là vào buổi sáng, chiều đi xuống Quảng Ninh từ Hà Nội).

Đường dẫn lên cầu BĐ đi qua khu vực Đầm Nhà Mạc phía địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Đầm Nhà Mạc hay có tư liệu gọi Đầm Bãi Nhà Mạc có chiều dày lịch sử thuộc 65 năm thời đại này rất sâu đậm, di tích, di sản văn hóa và dân gian rất dồi dào. Xưa kia cho đến thời Pháp thuộc không có Hải Phòng như ngày nay mà chỉ có 1 xóm chài nhỏ gọi là Cửa Cấm tại vị trí bến phà Đình Vũ hiện nay. Toàn địa phận lớn bao gồm tả ngạn là đầm Nhà Mạc qua hữu ngạn sông Cấm có gắn bó lịch sử với nhà Mạc rất sâu đậm, và đến thời Lê Trung Hưng phải chịu sự trừng phạt của Lê-Trịnh khá năng nề. 
Cầu BĐ khởi công năm 2015 và khánh thành ngày 1/9/2018, hình này chỉ vài tháng sau khi thông xe. Theo cao tốc này từ Hà Nội đến Hạ Long, cụ thể là Bãi Cháy chỉ còn mất đúng 2 tiếng đồng hồ.
Đi trên cầu, thuốc cao tốc Hạ Long- Hải Phòng, hướng lên Hà Nội. Nhìn thấy trong gốc là đô thị Hải Phòng. Cầu Bạch Đằng vượt sông Cấm ngay tại (cách 500 m) ngã ba sông Bạch Đằng. Như hình dưới cho thấy; hình nhìn lên thượng nguồn.
Hình dưới này mờ hơn vì xe đi nhanh và ánh sáng chiếu không được tốt, chỉ để bạn đọc hình dung rõ địa hính địa thế hơn. Bên phải của ảnh là cửa sông Bạch Đằng, hạ lưu Phà Rừng 10 km đường sông và thị xã Quảng Yên 10 km chim bay. Bên trái, gióng nước là sông Cấm, phần đất là cảng Hải Phòng, đoạn dưới này (và bộ phận dưới chân cầu hưu ngạn) tên là cảng Đình Vũ. Giữa 2 nhánh sông là doi đất cuối của 1 ốc đảo lớn gọi là đảo Vũ Yên thuốc Hải Phòng.
Sông Cấm và sông Bạch Đằng hơp lưu trong hình và chảy ra biển với tên là sông Cấm, cửa là Cửa Cấm, với tâm điểm cách nơi đây 8 km (hạ lưu, hướng dối diện hướng nhìn của tấm ảnh này).

Cuối thế kỷ thứ 19 người Pháp, lúc đó đã có chân đứng ở Nam Kì, đã đến và lập 1 cảng nhỏ tại Cửa Cấm, lúc đó là 1 xóm chài giữa 1 vùng lau sậy ngập mặn. Toàn bộ khu vực trong hình là đầm lầy lau sậy và rừng ngập mặn như thấy trong nhiều hình ảnh lịch sử do người Pháp ghi lại. Điểm tọa lạc xóm Cửa Cấm là, các bạn hình dung 1 dường thẳng từ góc dưới bên trái hình, từ trên cầu Bạch Đằng xuống chạm mặt đất. Người Pháp lên xuống nhánh sông bên phải tức sông Bạch Đằng 10 km để đến liên lạc giao thương với chính quyền Nhà Nguyễn đặt tại Quảng Yên Trấn, nay là thị xã Quảng Yên trong 2 bài các bạn vừa xem.

Xóm nhỏ tại làng Cửa Cấm, cụ thể là địa điểm gọi là Đình Vũ (người viết đã có đến lấy phà đi Cát Bà năm 2016) đã phát triển từ thời kỳ đó mà ra đô thị và cảng Hải Phòng ngày nay.




Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Khu "Di Tích" Bạch Đằng

"Khu di tích" Bạch Đằng huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng chỉ là 1 khu du lịch với chủ đề lịch sử, có 1 phòng trưng bày hiện vật, hình thức như 1 bảo tàng bỏ túi. Đến từ chợ Rừng thì phải vượt sông Bạch Đằng qua hữu ngạn tại phà Rừng. Bên này bờ là địa phận gọi là thành phố Hải Phòng nhưng là ngoại ô đô thị và cảng Hải Phòng, cách khu đô thị chừng 12 km. 
Trên bản đồ Google bạn đọc có thể nhìn thấy vị trí bãi cọc Yên Giang mình vừa xem qua trong post trước, và bến phà Rừng bên phải. Bến phà Rừng xưa là bến đò Rừng, theo khảo cổ và tư liệu lịch sử chính xác là vị trí trận Bạch Đằng 1288. Các bãi cọc đã được khai quật sau bãi Yên Giang đều nằm phía dưới sông Chanh (Đại Nam Nhất Thống chí viết 'sông Tranh'). Khu di tích Bạch Đằng bên phía bờ Hải Phòng mới được xây ở vị trí bạn đọc thấy trên bản đồ chỉ là tượng trưng và tiện lợi. Ai có mắt nhận xét đều phải thấy rằng chổ đó hoàn toàn không có giá trị chiến thuật chiến lược gì đươc. Lòng sông rất rộng, hiện nay trên 1 km, xưa kia có thể gấp rưỡi hoặc bằng 2 lần, chảy 1 đường thẳng ra biển và 2 bên nhắc lại là không có cao độ nào đáng kể ngoài 1 vài trái núi đá vôi nhỏ có thể dùng làm điểm canh, quan sát.
Sa bàn trận Bạch Đằng năm 1288 tại bảo tàng Quảng Yên có tính chât phỏng chừng nhưng hơp lý, tuy rằng cách đây gần 800 năm lòng sông phải rất khác và phải rộng hơn rất nhiều.
Bến đò Rừng ngày nay, nhìn qua bờ tỉnh Hải Phòng.
Đối diện là 1 xưởng đóng tàu khá lớn.
Sông Bạch Đằng tại đây chiều ngang ngày nay chừng 1 km. Bạn đọc nhìn bản đồ cũng thấy là sang sông rồi thì đến "khu di tích" phía Bắc bản đồ chỉ còn 1 đoạn ngắn trên đường nông thôn nhỏ, nếu biết đường hoặc hỏi miệng thì không xa. (Thời điểm người viết đến thì chưa có chi tiết trên bản đồ này như thấy). Khu đất rộng 20 ha nằm trong thị trấn (làng) Minh Đức huyện Thủy Nguyên ven sông, hình thù không đều vì chen giữa khu nhà máy xi măng Hải Phòng. Chủ yếu là 1 khu du lịch "tâm linh" mới xây dựng với chủ đề chung là các sự kiện lịch sử từ đời Lê Hoàn qua Ngô Quyền đến đời Trần tuy rằng địa điểm các trận đánh khác nhau đó đều cách xa chổ này. Chỉ là 1 nơi kiếm được mang tính chất "tùy chọn" thôi.
Chính xác thì là khu kỷ niệm Bạch Đằng Giang - Không có gì tại vị trí này là di tích đúng nghĩa.
Gần bãi đậu xe là công vào này rồi 1 nhà trưng bày không lớn, còn lại là hình thức 1 công viên khá rộng có 1 lối ra bờ sông. Trong công viên có nhiều ngôi đền mới xây kiểu giả cổ thờ 3 ông Ngô Quyền, Lê Hoàn, và Trần Hưng Đạo, và có cả 1 đền thờ chủ tịch (2015), dĩ nhiên là không phải các đền cổ truyền thống dân giã, các đền đó rải rác xa nơi này.
Trong hình trên bạn đọc thấy được 1 trong 3 trái núi đá vôi* cao thua 50 m thấy được trong toàn khu vực chu vi hơn 10 km. Phòng trưng bày phần lớn là triển lãm có tính chất tuyên truyền giáo dục, tranh ảnh, sa bàn v.v... Duy chỉ có 1 số cọc gỗ là di vật giá trị. Trong hình dưới là 1 khúc gỗ được giữ trong ngăn nước. (*Thật ra đây là khu vực khai thác đá vôi làm xi măng từ gần 1 thế kỷ nay, cho nên khả năng là trước đây có nhiều quả núi thấp như vậy. Các nơi khai thác núi vôi cho đến tận gốc thường thấy bên đường trên từ Ninh Bình qua dãy Đông Triều tại đây, qua Hạ Long v.v...)
Các cọc để ngoài khô bị nứt nẻ và biến dạng nhiều từ khi khai quật khỏi lớp bùn đã bảo quản gỗ tự nhiên được gần 800 năm.
Ngoài phòng trưng bày là con đường đưa ra bờ sông với những ngôi đền giả cổ, xi măng cốt thép chứ không phải bằng đá dĩ nhiên. Đền thờ Trần Hưng Đạo:
Đền Lê Đại Hành
Đền thờ Ngô Quyền.
Đền thờ ông Cụ. Đây là ngôi đền thứ 3 em được biết và được thấy ở miền Bắc này, 2 đền kia là 1 tại núi Ba Vì và 1 ở Phú Thọ (Trong hầu hết các chùa thờ Phật ở miện Bắc cũng có bàn thờ phó cho ông Cụ nhưng đền thờ xây riêng cho cụ chắc chỉ có 3 nơi này). Cái này thì mới te (2015).
Hôm nay có đoàn học sinh và giáo viên 1 trường trung học từ ngoại ô Hà Nội đến nên thấy khá đông. Ra vào cổng không thâu phí và chổ đậu xe rất rộng, cũng miễn phí.
Khu bờ sông rộng lớn do xây trên cừ hính thức cầu tàu.
Bia Hà Nội, bia Saigon tuy là hàng nội nhưng nói lên tinh thần tự hào dân tộc. Nếu tượng Lincoln ở thủ đô Washington DC được có bàn thờ cúng thì phải là Budweiser hay Coors thôi.

Quảng trường "khu di tích" bên bờ hữu ngạn sông Bạch Đằng, tỉnh Hải Phòng (thuộc địa phận thành phố Hải Phòng nhưng cách trung tâm đô thị HP chừng 12 km. Địa điễm này cách ngã ba sông Cấm vị chi là trên 15km men bờ sông, cách 20km vị trí phỏng chừng của trận đánh do Ngô Quyền chỉ huy phá quân Nam Hán năm 938. Trận địa này (năm 938) thì chưa có khảo cổ gì và tư liệu cũng như văn hóa dân gian lưu truyền cũng chưa rõ ràng.
Địa điềm này chừng 3 km thượng nguồn bến đáp từ Phà Rừng bên Yên Hưng qua. Điểm ven sông này chen giữa vị trí các nhà máy xi măng Hải Phòng và nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, phía trên xưởng đóng tàu.
Dàn dựng disneyland tượng trưng tại địa điểm này, tượng trưng cho trận đánh năm 1288 bên bến đò Rừng nên kia sông. Nơi đây không thể là nơi có cọc vì vị trí không có giá trị chiến thuật, nhưng theo quan sát của người viết là nơi khả dĩ xuất phát thả bè hỏa công để bè trôi theo giòng nước về phía bên sông nơi chiến thuyền địch đã mắc cọc (bãi cọc bên cửa sông Chanh, bến đò Rừng, phía hạ lưu là 1 bãi nữa ở Đồng Vạn Muối và 1 bãi ở Đồng Má Ngựa, khai quật cùng bên bờ này). Tại đây là bãi soi, bến Rừng là bãi bồi, thả vật nổi tại đây sẽ trôi tấp vào bến Rừng vì nước thủy triều xuống sẽ rút 1 giòng theo sông Chanh. Đứng nhìn giòng nước trôi mà biết thôi.

Trận Bạch Đằng 1288 không phải là 1 trận thủy chiến - nếu gọi "thủy chiến" là 1 trận đồ nơi đó thủy hải đội gồm chiến thuyền thủy binh đôi bên dàn trận đánh nhau. Chiến thuật chiến lược phải có yếu tố kỹ năng lèo lái chiến đỉnh trên nước, và nhất là sở hữu và xử dụng vũ khí cá nhân hay cộng đồng từ trên chiến đỉnh. Trận này là 1 trận phục kích trên 1 trục hành quân địch, bây giờ gọi là 1 trận đồ đặc công nước sẽ không sai.
(Thủy chiến là trận Vân Đồn-Cửa Lục, địa điểm có lẽ gần Bãi Cháy trong Vịnh Bái Từ Long, xem trong blog này - là nơi hải đội vận chuyễn lương thực của tướng Nguyên là Trương văn Hổ bị đánh cháy. Trần Khánh Dư mới là 1 ông tướng hải quân, không phải ông Trần Quốc Tuấn! Mấy ông Hải Quân VNCH khi xưa chọn Trần Hưng Đạo làm thánh tổ Hải quân là lộn rồi!)

Xem hình ảnh nghiệp dư từ nhiều cư dân mạng chia sẻ, căn cứ trên hình các mức nưóc trên các cọc này thì sai biệt thủy triều tại điểm này chừng 1 đến 1,5 mét (cọc bê tông dựng đó là để coi chơi thôi, lúc cường triều vẫn con nhô tí)
Theo khảo cổ tại các bãi khai quật thì cọc chôn không phải như kiểu này, dĩ nhiên. Cọc chôn nghiêng về thượng lưu nơi giòng nước rút tới, có nhiểu kích thước khác nhau từ lớn để ngăn tàu và phá hoại lường tàu đến cở nhỏ chỉ là chông chống cá nhân, chôn hình chữ chi. 
Cọc không thể cài trên cả lòng sông để hải đội giặc đến "ngồi" lên trên, như sách giáo khoa mô tả cho học trò tiểu học hiểu. Cọc lớn dùng lùa thuyền địch vào 1 nơi tại đó hải đội hết đường cựa quậy để quân ta đánh hỏa công. Binh lính giặc thoát khỏi tàu không được vì cọc chống cá nhân. Dĩ nhiên là trong những góc bị lùa vào chiến thuyền địch cũng đã phải bị cọc lớn đâm thủng mà chìm. Cái đặc sắc của trận địa là khi thuyền giặc thấy được cọc, lúc triều xuống, là đã quá trề. (Thuyền ra cửa biển khi nào cũng chọn lúc thủy triều rút mà theo)
Ai có ra đây đứng nhìn chiêm nghiệm mới hiểu đươc, và hiểu dễ dàng.
Dù sao thì vị trí "Khu Di Tích Bạch Đằng" này cũng cho thấy được 1 panorama tổng thể của không gian sự kiện, cũng đáng đến xem. Dành  được một nơi "địa ốc" giá trị bên bờ sông gần đô thi Hải Phòng bắt đầu đắt đỏ cũng là một cái hay. Có cả đô đốc Mỹ được dẫn đến đây xem trong năm nay. 

Và đám học sinh lớp 11 này. Chúng ló tưởng em là 1 đô đốc... Hàn Quốc, hỏi ra không phải thì đòi em chụp cho mấy tấm hình rồi phải email cho chúng. Dễ mến tệ. 500 đứa từ 1 trường trung học khu vực Hà Nội xuống, với 500 cái điện thoại mà phải em mới chụp hình cho chúng mới đươc.

Với địa chất đất bồi, nguồn nước tận cùng trên thượng nguồn là từ giòng sông Đuống chia từ Hồng Hà tại Hà Nội, thì địa thế các đảo và vị trí các bãi đã có nhiều thay đổi qua các thế kỷ. Bờ sông cách đây 730 năm nay có nơi đã bị bồi lấp vào sâu rất nhiều. Các bãi khai quật do từ người dân xây dựng, cánh tác hay đào ao mà tình cờ tìm thấy trên các cánh đồng. Mong rằng với kỹ năng hiện đại và với quan tâm cao hơn của giới trí thức trong chính quyền lẫn làng đại học sẽ còn nhiều di tích di vật được tìm thấy thêm nay mai. Khoa học gia, sử gia quốc tế nếu được ý thưc hơn về sự kiện 1288 sẽ đến góp phần chuyên nghiệp khoa học nếu có được đối tác xứng đáng tại quốc nội.

Các bãi khai quật Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa mang màu xanh trên sa bản bảo tàng Quảng Yên

Còn về chiều sâu, khúc sông Bạch Đằng này sâu zư lào, các bạn hỏi. Em không biết  nhưng dưới đây là hình xưởng đóng tàu đối diện Bến Đò Rừng, phía bờ Hải Phòng, chừng 2 km phía hạ lưu. Tàu nhớn zư lày thì sông phải xâu đến zư lào? Chắc các kỹ sư, quân sư quạt mo hay tiến sĩ  ngồi xa lông cũng đoán được thôi.



🌈