Vì lẽ đoàn chúng tôi có kế hoạch phải đến thành phố Thanh Hóa trước khi trời tối, nên giữa 2 động Phong Nha và Thiên Đường chỉ chọn được 1 và chúng tôi đã chọn đông TĐ vì 1 là động mới, 2 là đã dò hỏi thời gian cần thiết để xem thì đông TĐ cần ít vốn thời gian hơn. Muốn vào động nước Phong Nha phải lấy đò, chuyến đò đi chung có giờ giấc, đi đò thì lâu tuy cảnh từ dưới sông có vẽ kỳ thú hơn.
Đời là 1 chuỗi dài những lựa chọn khó khăn ray rứt!
Tuy vậy trong lý trình chúng tôi có đến bến đò Phong Nha trước, chổ đó cách cổng lên động Thiên Đường 1 quản đường không ngắn, cũng khoãng 15 km. Chúng tôi đến bến đò nơi đó co nhà chỉ dẫn tham quan vùng và 2 động, bản đồ v.v... và được tư vấn nên tổ chức thời gian ra sao, với yêu cầu là phải đến Thanh Hóa trong ngày.
Từ khi động Thiên Đường được đưa vào khai thác thương mại, động Phong Nha vốn từ lâu đông khách nay bị mất thương vụ khá nặng nề.
Tiếp túc hành trình ra Bắc (tháng 9, 2012), đoàn chúng tôi lên đường từ Vườn Quốc gia trở lại đương HCM đi sát biên giới Lào ra Bắc.
Đoạn đường HCM trong tỉnh Quảng Bình chổ này thấy cũng rét lắm. Vùng Nam Khe Sanh đi về A Sau khi thực sự vào núi Trường Sơn lại còn rét hơn và mang tính chất núi hơn nữa. Chính vùng này thì tuy cảnh quan núi non mà lại không phải là đường đèo, tuyệt nhiên không có vực sâu. Đây là 1 bình nguyên không cao hơn mặt biển là mấy, đi quanh co giữa những dãy núi đá vôi cao độ xấp xỉ gần bằng nhau. Chân trời núi non dù vậy cũng khá ấn tượng (lạnh xương sống!) trong thời tiết mây mưa bao phủ. Vùng này vì khối lượng mưa khổng lồ mà đã có những cấu trúc địa lý có một không hai trên thế giới, với hang Sơn Doong lớn nhất địa cầu.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét