Tân Châu và Hồng Ngự là 2 huyện đối điện nhau trên giòng sông Mekong, qua lại bằng một chuyến phà. Tân Châu bên hữu ngạn trong tỉnh An Giang, Hồng Ngự bên tả ngạn thuộc tỉnh Đồng Tháp. Sông Mekong chia 1 nhánh nhỏ trước thủ đô Nam Vang gọi là Bassac chảy vào nước ta gần tp Châu Đốc. Nhánh chính vẫn là sông Mekong vào Việt Nam tại đây. Sau đó về hạ lưu chừng 50 km sẽ chia nước thêm vào sông Bassac qua sông Vàm Nao tạo thành sông Hậu Giang. Mekong vào nước mình gọi là Tiền Giang, đến Vĩnh Long sẽ chia ra các nhánh nhỏ sau cùng đổ vào Biển Đông qua 6 cửa phía Bắc của đồng bằng Cửu Long.
Tân Châu và Hồng Ngự thường đi đôi trong ý thức địa dư dân giã vì tuy hai nhưng là một, chỉ là 1 địa phương. Địa phương này được nhắc đến nhiều vì là chốt dân cư lớn ở cực Tây Bắc của giòng sông Mekong trươc khi qua đất Kampuchea. Ai lên TC/HN là lên biên giới - trên nước - vì có làm ăn buôn bán biên giới hay nhiệm vụ quân sự biên phòng. Nước Cửu Long Giang từ Cao Miên vào xứ mình tại địa phương này.
Thực tế phải lên thượng nguồn 10 km nữa thì mới tới lằn ranh và cột mốc biên giới Việt-Kam.
Thượng nguồn 10 km từ điểm đứng này - nhìn từ trên phà Tân Châu. Ở đó 2 bên bờ sẽ có cửa khẩu qua Cao Miên. Từ đó ngược giòng sông chừng xấp xỉ 100 km bạn sẽ cập bến Nam Vang. Năm 1678 Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã đến đó bình định giòng sông mang bề dày lịch sử do các chúa Nguyễn viết nên từ thời đó. Từ nhiều góc nhìn, điểm đứng bạn đọc còn có thể miên mang hình dung không gian hoang sơ của thời dựng quốc vĩ đại này, hình dung chiến thuyền thủy quân nhiều xuất xứ lên xuống chính ngay đoạn sông này. Nếu chưa đi bạn hãy đến để tưởng niệm.
Tại đây bề ngang của sông Mekong đo từ 1 km đến 2 km. Một trong những giòng sông lớn nhất địa cầu, thứ 8 về chiều dài, với lưu lượng trung bình 16 000 mét khối/giây - gấp 6 lần sông Hoàng Hà bên Tàu. Khối nước do giòng sông từ nguồn đến Lào chỉ từ 15% đến 20% của tồng lưu lượng, cho nên không thể có chuyện Tàu đấp đập giữ nước mà sông Mekong cạn nguồn! Đập bên Tàu cũng không thể giữ phù sa, vì lý do không cần thông minh để hiểu là đập giữ đất thì sớm giải thể, xây mà làm gì!?
Những chuyện gây hoang mang cho người dân về việc TQ làm suy yếu con sông với tầm vóc và mãnh lưc ghê gớm này phải hiểu dưới lăng kính chính trị nhiều hơn là thực tế.
Môi trường lưu vực và "sức khỏe" giòng sông có biến hóa chăng là phải do từ thay đỗi khí hậu toàn cầu, điều chăc chắn có, nhưng việc này là không thể tránh hay chế ngự. Chỉ mong các đấng anh minh theo dõi vô tư dùm và đề nghị phương án khắc phục.
Ngoài ra là hù dọa bá láp, những thứ mà học sinh cấp 2 nếu quan tâm cũng thấy được. Tư liệu dồi dào và rành rành đó, và nếu ai có nghi ngờ xin hãy bỏ chút thời giời ra đứng cạnh giòng sông Cửu Long, chỉ vài giờ xe từ phi trường Tân Sơn Nhất, mà chiêm nghiệm.
Những chuyện gây hoang mang cho người dân về việc TQ làm suy yếu con sông với tầm vóc và mãnh lưc ghê gớm này phải hiểu dưới lăng kính chính trị nhiều hơn là thực tế.
Môi trường lưu vực và "sức khỏe" giòng sông có biến hóa chăng là phải do từ thay đỗi khí hậu toàn cầu, điều chăc chắn có, nhưng việc này là không thể tránh hay chế ngự. Chỉ mong các đấng anh minh theo dõi vô tư dùm và đề nghị phương án khắc phục.
Ngoài ra là hù dọa bá láp, những thứ mà học sinh cấp 2 nếu quan tâm cũng thấy được. Tư liệu dồi dào và rành rành đó, và nếu ai có nghi ngờ xin hãy bỏ chút thời giời ra đứng cạnh giòng sông Cửu Long, chỉ vài giờ xe từ phi trường Tân Sơn Nhất, mà chiêm nghiệm.
Sông này sắp cạn, phù sa này sắp vơi!? Có nhiều đấng xuống đây nghe người ít hiểu biết, về thuật lại rằng "dân nói là dạo sau này hết còn mùa nước nổi". Người ta đấp đê ngăn nước nổi đó các cha nội à. Với nước nổi chỉ được 2 vụ lúa, không nước nổi trồng được 3 vụ. Trong blog này sẽ có hình ảnh vùng nước ngập mỗi năm, và vùng ruộng đã giữ không cho nước nổi vào, có cả trạm bơm tháo nước, nhưng bạn đọc có thể dùng không ảnh Google Earth mà xem cũng rất rỏ (có nhiều không ảnh chụp vào lúc nước tràn bờ)
Cửu Long quá giang. Hai bờ nước này đã nhìn thấy thủy binh Champa, Khmer, Đại Việt, Tây Sơn, Xiêm La, rồi Pháp, Viêt Nam 2 chế độ quá vãng. Bề dày lịch sử sôi động trong trên 300 năm.
Hiện nay đi từ Châu Đốc qua Cao Lãnh con đường thực tế nhất là đến Tân Châu qua phà vượt sông Mekong đến Hồng Ngự, từ đó xuôi theo bờ tả ngạn đến Cao Lãnh. Hay như thằng viết muốn về Tràm Chim lần nữa thì xắn ngang qua Đồng Tháp Mười trục Tây-Đông từ thị trấn Hồng Ngự bằng con lộ tỉnh 844 mới.
Bờ kè bên Tân Châu, An Giang. Ngày đến là 12 tháng 12, 2017.Có 2 bến phà, 1 là bến công cọng tuy phà lớn nhưng chậm đi chậm về, và 1 là bến phà tư nhân cho xe nhỏ, đi về nhiều chuyến và rất nhanh.
Có thể thấy du thuyền đưa khách lên xuống sông Mekong, gần như loại thấy được trên sông Amazon hay sông lớn khác trên thế giới. Không ít du khách phương Tây đi hay đến từ Nam Vang theo kiểu này, ngày càng thịnh hành. Ý kiến tốt và nên triển khai thêm. Sông Mekong là sông lớn thứ 8 trên thế giới và hệ sinh thái và nhân văn rất đáng được tham quan tìm hiểu.
Bờ Đồng ThápKhông ành vệ tinh Google cho thấy phần tỉnh Đồng Tháp lưu vực Tiền Giang. Phần bên trái đang mùa nươc nổi tự nhiên, đang ngập. Bên phải con kinh là phần ruộng được ngăn nước và đangđược canh tác.
Không ảnh cho thấy phần ruông bên Kampuchea đang mùa nước nổi. Bên Việt Nam tuy có nơi còn nước phần lớn đã ráo và đang canh tác. "Miên Tây hết còn mùa nước nồi" không vì Cửu Long cạn giòng mà do con người khắc phục thiên nhiên để gia tăng năng xuất đất. Đừng tuyên truyền bịp bợm,
mà hãy chúc lành cho Miền Tây xanh tươi, sau 200 năm can qua tranh chấp nay đã an bình, an tâm vương lên, sung mãn, thịnh vượng.
🚍
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét