Đường Thiên Lý

Con Đường Cái Quan Nghìn Dặm

 

Người Pháp đã dịch nguyên văn từ Đường Quan lộ ra là Route Mandarine. Sau khi cải tiến và trải nhựa thì đặt tên là Đường Thuộc địa Số 1, RC-1 đi từ Đồng Đăng đến Siem Reap. Thời Quốc Gia cho đến thống nhất toàn tuyến này là quốc lộ số 1, của VNCH và của Kampuchea. Sau khi hoà bình tái lập Quốc lô 1 di tiếp từ tp HCM đến Cà Mau.
 

Con đường Quan Lộ là một đường ven biển đoạn từ Thanh Hóa về Nam. Không biết vào thời Nguyễn đã tạm dừng ở nơi nào sau đất Gia Định. Con đường còn được gọi là Đường Thiên Lý chạy dài giữa giòng lịch sử Việt Nam từ Bắc chí Nam, xuyên qua các thế thời theo giãi đất dài chứa đầy biến cố và những câu chuyện.

Ai là người Việt mà muốn biết con người Việt Nam - bản chất, tư duy tâm tình và văn hóa trong đó quan trọng nhất là gốc tiếng Viết đúng nhất xác thực nhất - thì phải một lần từ tốn đi dọc đường cái quan một lần. Ai là người Việt muốn thấm nhuần lịch sử, nhân văn và di sản tinh thần vật chất của cha ông, thì phải một lần lên Đường Thiền lý chạy dài mãnh đất Bắc Nam để trải nghiệm và cảm nhận. Đừng du lịch, hãy hành hương.


Cổng di tích trên Đèo Hải Vân từ thời Nguyễn (từ năm 2024 cùa CN  đã nhường chổ cho một khu giải trí như Đại Nam Bình Dương tại vị trí này trên đình đèo gọi là "di sản")
Cột cây số 0 tại biên giới Việt-Trung - 2014

Cột cây số BK-0, Borne Kilometrique Zero của Đường Số 1, hay con Đường Cái Quan tại cửa khẩu Hữu Nghị hiện nay - xưa là Ải Trấn Nam. Cột cây số 0 này nằm bên xứ mình. Bên kia lằn biên nhìn thấy là cột cây số ghi là cửa (môn) thứ nhất phía Nam của một con lộ tỉnh Quảng Tây.

Con đường quan lộ năm 1908 gần địa phận Đà Nẵng - bưu thiếp Pháp.
Đèo Ngang giữa Hà Tịnh và Quảng Bình
Đường dẫn ven biển xuống từ Đèo Cả giữa Tuy Hoà và Khánh Hoà, đi về xuôi



Thiên Lý Lộ mời gọi, mời anh mời chị chúng ta lên đường!




👀

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét