Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Đê Sông Hồng

Hồng Hà Ký Sự - Phần kết 

Châu thổ một dòng sông lớn hình thành qua nhiều nghìn năm, vạn năm. Khi đến cao độ mặt biển giòng sông chậm dần, đất phù sa lắng chìm và tạo thành vùng đồng bằng phù sa. Nhưng ở lắm nơi đồng bằng này chưa đươc "hoàn chỉnh" lúc con người đến cư ngụ lập nghiệp, canh tác. Các vùng trũng nơi đáng lý có thể sẽ tiếp tục được phù sa bồi đấp qua lũ lụt đã vội đươc đưa vào xử dụng canh tác hoặc cư trú. Đê điều ngăn nước sông (và phù sa) tràn vào vùng trũng trên thực tế đã chặn đứng việc bồi đắp tự nhiên của châu thổ, và đã giữ cho các vùng trũng đó tồn tại mãi mãi. Do đó con đê một khi đã đắp lên phải đươc giữ gìn và bảo trì liên tục mãi mãi. 
 
Các con đê xưa nhất đươc xây dựng nằm trên đoạn từ điểm chóp của châu thổ - Ngã Ba Hạc, Đoan Hùng - đến thành Đại La, Hà Nội hiện nay. Đươc ghi lại trong sử sách từ đời Cao Biền, tức đã hiện hữu từ trên 1200 năm. Đê sông Hồng là 1 di tích từ lâu đời, ma là 1 kỳ công lịch sử sống, vẫn còn hữu dụng ngày nay.
"Đê sông Hồng" hiện nay là 1 hệ thống nhiều đoạn đê rải rác khắp châu thổ sông Hồng sông Thái Bình. Tổng chiều dài là khoảng trên 2500 km, gồm cả đê thuộc vùng thủy văn sông Thái Bình. (Đường bộ từ Lũng Cú ở chóp bản đồ cho đến Mũi Cà Mau là 2410 km!)
Trong blog này chủ yếu là những ghi nhận của 1 lữ hành "phó thường dân" mời bạn đọc xem qua 1 vài hình ảnh để đươc gợi ý  nơi có thể đến quan sát đươc (những bộ phận nhỏ của) các con đê huyền thoại đươc cả thế giới biết đến và đánh giá cao.

Con đê sông Hồng biểu tượng nhất - iconic - là đê Yên Phụ. Cùng với đê Cơ Xá nối tiếp phìa Bắc là con đê bảo về vùng trũng quanh thành Đại La, nay mặt bằng là 1 phần thành phố Hà Nội hữu ngan sông Hồng. Xưa kia cho đến ngày quân Pháp chiếm lấy Thăng Long là 1 vùng thấp rất nhiều ao hồ thông ra sông Hồng, vối sông Tô Lịch cũng thông 2 đầu ra sông lớn. Đê Yên phụ xét theo hình tư liệu trắng đen đã được người Pháp gia cố và hiện đại hóa sau khi chiếm Đông Dương mà mặc nhiên Hà Nội là thủ phủ. Thời đó đường nóc đê là "đường bờ sông" thời thượng cho người thực dân ra hóng mát. Hiện nay phải để ý mới nhận thức được vị trí của đê Yên Phụ vì quận Hoàn Kiếm và Ba Đình là 2 địa phận chính sau lưng đê này bên hữu ngạn, toàn bộ diện tích đã được nâng lên ngang bằng mặt con đê. 
Các bạn thấy chiêc xe bus ở hình trên, là đang chạy trên đường nóc con đê cũ, hình dưới. Hình trên được chụp từ, gần chính xác, vị trí đứng của 2 người trong tiền cảnh hình trắng đen phía dưới. Hình cho thấy là cây cầu Paul Doumer-Long Biên xây vắt qua con đê, mà cho đến nay khoảng "chui" dưới cầu không thay đổi.
Phía bờ sông (bờ nước nay cách xa 500m) là bức tường dài 4km trang trí bằng ngói sứ. Bức tường này đánh dấu đường nóc đê Yên Phụ xưa. Những gì các bạn thấy phía ngoài là phần đất ngoài đê, xưa là phía bờ sông không được bảo vệ nhưng nay đã nâng cao. Phía ngoài đó nay là 1 bộ phận lớn của thành phố rộng hơn 300 mẫu (xin xem post về cầu Long Biên) và đang có dự án đào 1 đường hầm xuyên qua lòng đê để thông ra bộ phận đó (hầm tránh đường Yên Phụ). Một việc làm khá ... vô lý nếu là 100 năm trước, mặc nhiên "đục thủng" 1 con đê!
Cảnh phía sau của bức tường lát gốm sứ màu, thấy khu chợ đầu nguồn hoa quả Long Biên, nằm trên vùng mặt bằng đấp nối mặt đê Yên Phụ ra phía sông. Mặt đê cũ là con đường Yên phụ đang có xe chạy. Hình chụp từ trên cầu Long Biên nhìn xuống. Mình để ý thấy, lấy ảnh xưa so sánh thì mặt đường nóc của con đê vẫn ở cao độ cố hữu, giữ nguyên khoảng cách với gầm cầu sắt.
Hình dưới là khúc đường nối liền Âu Cơ về hướng Tây Bắc của hữu ngạn, vẩn là theo tiếp đường nóc đê Yên Phụ, kết nói với đường đê Cơ Xá.
Hình dưới: tuyến đê bảo vệ La Thành nối tiếp về thượng nguồn sông Hồng là đê Cơ Xá. Đê Cơ Xá, là con đê xưa nhất Thăng Long Hà Nội có bề dày lịch sử trên 1000 năm. Hình từ chân cầu Thăng Long về Hà Nội, hữu ngạn, giòng sông bên trái cách chừng 250 mét.
Hình dưới: xa hơn về phía Bắc-Tây-Bắc là khúc đê sông Hồng nhìn thấy trên đường ven sông từ Sơn Tây về Hà Nội, hữu ngạn. Phía ngoài con đê còn có mặt đất khô thường trực rộng từ 500 đến 300 m mới đến bờ sông hiện nay.

Ở hạ lưu Hà Nội. Dưới đây là những khúc đê nhìn được từ cầu Vĩnh Tuy là cầu sắp chót trong các cây cầu vượt sông Hồng tại Hà Nội phía xuôi (cầu chót là cầu Thanh Trì)



Kết thúc thiên ký sự bằng hình tại duyên hải Nam Định, điểm đến của giòng sông phát xuất từ Đại Lý, Vân Nam, cách đây 1150 cây số, với hình đê biển:

Nói đến hệ thống đê điều châu thổ sông Hồng còn phải đề cập đến hệ thống đê biển ở Bắc Bộ. Lịch sử ghi chép là đã bắt đầu được xây dựng có quy mô kể từ đời Hồ Quý Ly, và phát huy đặc biệt dưới triều Nguyễn với công lớn của cụ Nguyễn Công Trứ. Để bạn đọc có 1 khái niệm về không gian địa dư này người viết xin nhắc lại hình ảnh 1 chuyến du hành năm 2012, về 1 đoạn đê mới đươc đắp ở miền duyên hải Nam Định.
Duyên hải tỉnh Nam Định, 1/2 giờ xe từ thành phố Nam Định. Đây gần như chính xác là khu vực cụ Nguyễn công Trứ đã lãnh đạo quản lý và xây đắp nhiều hệ thồng đê điều khi xưa. Đường đê mới này thì có liên quan đến tình hình hâm nóng địa cầu và mặt nước biển dâng cao. Người viết tìm đến điểm này (không dễ, lúc đó không có đường lộ ra tới đây) là để xem di tích những  nhà thờ đổ do biển lấn. Điểm đứng này cách cửa Ba Lạt - cửa chính sông Hồng Hà - chừng 30 km đường con cò bay, hướng Bắc ở hình trên. Đường đê từ điểm này chạy hơn 30 km về Nam đến cửa biển Ninh Cơ gần Phát Diệm (10 km).
Hình này là hướng nhìn về Nam. Con đường nóc 2 xe chạy rộng rãi, liên tục trên 30 km về tới Kim Sơn, Ninh Bình. Hình dưới là 1 trong những ngôi nhà thờ có cái đã có từ thời các thừa sai Bồ Đào Nha, thế kỷ thứ 17. Vào thời nhà Nguyễn cũng không xa mấy bờ biển phải ra tít ngoài kia vì đây là nới đông dân cư (dân số đông mới chung công xây những nhà thờ như thế này, cách nhau cứ 7-800 mét có 1 cái). Đê ngăn mặn thời cụ Hy Văn nếu có đã ở tận ngoài khơi đó.
Thật ra những nơi bị biển lấn dù có và báo hiệu 1 tình hình khá là đáng ngại, cũng chỉ cục bộ, vì chưa có cảnh báo nghiêm trọng chính thức nào, phải đến mới thấy.

Phụ chú: 

Thoạt nhìn những đường đê "khiêm tốn", chỉ là những mô đất cao hơn đồng bằng, mình không  nhận thức được sự cần thiết, tầm thước cực kỳ nghiêm trọng của những cấu trúc đó, khó hình dung ra những trận lũ lịch sử đã qua và những hệ lụy kinh tế, chính trị và nhân vân nhân bản của những tai họa đó. Cho đến khi nước sông Hồng dâng lên và thấy được tận mắt những hình ảnh như dưới đây, chép lại từ tư liệu truy cập được trên mạng. Sự mõng manh của môi trường tồn tại của con người thể hiện rõ ràng qua 2 bức không ảnh này, làm thay đổi cảm nhận khi mình trở lại nhìn những  hình ảnh rời rạc trên kia của những mô đất có vẽ như tầm thường, không mấy gì ấn tượng. Nằm giữa an toàn và thảm họa khủng khiếp chỉ là 1 sợi chỉ, hình con đường nóc của con đê.
Truy cập cùng khắp chỉ ra được 2 bản đồ xúc tích về hể thồng đê sông Hồng, mà lại  là từ 1 là văn khố của người Pháp, 2 là của... cơ quan gián điệp CIA vẽ ra để dùng trong chiến dịch dội bom Miền Bắc dưới thời Nixon. Đây là hình sơ đồ của người Pháp trước đó. Đường đê không liên tục như vẽ mà chỉ có khi các giòng nước đi qua chổ trũng thấp trong châu thổ. Hệ thống sông Thái Bình là cái "sừng nai" "mọc" lên từ Chí Linh, phần trên bản đồ.



Hồng Hà Ký 🔁 Sự Phần đầu 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét