Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Nóc nhà Đông Dương

 

Trong tỉnh Lào Cai ở góc Tây Bắc có đỉnh núi Fansipan cao 3140 mét là đỉnh cao nhất dãy núi Hoàng Liên Sơn và là điểm cao nhất 3 nước Việt Miên Lào, người Pháp gọi là Nóc Nhà Đông Dương.
 
Để tít câu khách thế nhưng các tours du lịch phổ thông là du ngoạn dưới chân Nóc nhà Đông Dương nhé. Có những tours được tổ chức cho ai muốn leo lên đỉnh Fansipan, phải 2 ngày và ngủ lều dọc đường (cắm trại), đi bộ và có người khuân vác vật dụng. Vì việc hậu cần phức tạp đó mà tour tốn kém hơn nhưng cũng có không ít du khách nước ngoài và thanh niên khá giả trong nước thuê bao.

 
Góc nhìn từ trung tâm thị trấn Sa Pa. Các đỉnh này chưa phải là Fansipan, chỉ trong khu vực đó thôi, nhưng nhìn thấy rặng núi lớn này có thể hiểu tại sao người xưa đặt tên như vậy.

 
Xem qua tài liệu thì vùng này chỉ dứt khoát thuộc về nước Việt Nam trong hiệp ước Pháp-Thanh năm 1887. Cứ xem như Sa Pa là món quà của Pháp cho Việt Nam! (dĩ nhiên có đổi lấy 1 số mất mát ở nhiều chổ khác, làm tình hình biên giới phức tạp 1 thời kỳ - nay đã tạm ổn định)
 
 

 

 
Trong "gói" du lịch mua của tour tại Hà Nội trong 2 ngày tại Sa Pa có 2 lần du ngoạn đi bộ hướng dẫn. Cung đường phổ thông cho hầu hết các tours đi qua vùng núi đồi và vài làng gọi là "làng văn hóa" để xem sinh hoạt - dàng dựng hay thực tế - của người dân tộc thiểu số Sa Pa. Vì buổi ăn 2 ngày đều được tính vào tour nên 1 trong 2 chuyến du ngoạn có ghé 1 quán ăn trong bản (do 1 người Úc lên định cư tại đây và lấy vợ là 1 người Hmong làm chủ). Các buỗi du hành bộ không ngắn, cũng trên 10 cây số đường núi đồi, chuyến ngày thứ 2 vì đi khá xa nên khi về là 1 chuyến xe thuê bao, cũng đã tính trước. Ngoài ra đi vào các khu du ngoạn thường là có trạm thu phí tham quan, tour cũng trả.
 
Các hình ảnh là chụp từ 2 chuyến du ngoạn này. Phải nói là nếu ai yếu thể lực thì khá mệt, nhất là phải theo đà đi bộ của hướng dẫn viên người Hmong bản địa và đi cho bằng du khách trẻ và mạnh như "Tây ba-lô". Lên xuống dốc khá cao và điều kiện kém oxygen vùng cao là không phải dành cho trung cao niên nhé. Phải dàng xếp với hường dẫn viên nếu cần và đi rớt lại, nhất là như thằng viết phải nghó nghiêng nhiều và chụp hình kỹ niệm (trong chuyến ngày đầu đã ngoắt 1 anh xe honda thồ chở về khách sạn vào buỗi chiều!) Đi đến đâu cũng có sóng điện thoại nên phiêu lưu thoải mái khỏi sợ lạc bầy. Khí trời tháng 9 tương đối dễ chịu nhưng sáng đi thì mát, trưa đứng bóng rất nóng phải uống nước khá nhiều (tối thì lạnh).
 

Bản đồ các tuyến du ngoạn vùng phụ cận Sa Pa trưng tại các khách sạn. Tiếp thị Sa Pa khá lớp lang tại chổ và toàn quốc. Trên mạng toàn cầu cũng được các dịch vụ du lịch quốc tế chú ý và đánh giá khá.

 
Hai cô hướng dẫn viên người bản địa (Hmong) được các tours hợp đồng, nhận từng toán du khách do các tour bố trí và đưa đi du ngoạn. Du ngoạn bằng bộ (lội, hiking) là 1 việc khá vất vả, mỗi ngày có thể đi bộ chừng 20 km nhưng họ đi rất khỏe, quản lý nhân sự các du khách chu đáo, nói tiếng Anh (nhóm này) khá thông thạo và đặc biệt với giọng rất là chuẩn, hay hơn người Kinh nói tiếng Anh nhiều. Được biết là họ tự học tại chổ và qua kinh nghiệm tiếp xúc với khách Âu Mỹ. Về phát âm thì chỉnh 100% với từ vựng và văn phạm tạm được. Tiếng Anh của họ thạo hơn tiếng Việt, chúng tôi giao tiếp với họ bằng tiếng Anh. Họ còn biết thổ ngữ khác của vùng và tiếng Trung (Quan thoại, khách du lịch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chỉ cách 1 giờ xe đò có lẽ nhiều).
Mong rằng các dịch vụ phát huy tuyển nhiều người sắc tộc hơn để phúc lợi do ngành du lịch mang đến cho vùng được phân chia đồng đều hơn.


Một đoạn trong cung đường du ngoạn. Có những khúc lên xuống dốc nhiều du khách được hướng dẫn viên cho lựa chọn đường dễ và đường khó và chỉ đường rõ ràng để gặp nhau lại. Các cảnh chụp được là toàn từ những điểm đi qua ngẫu nhiên trên cung đường. 


 





Các người sắc tộc trong các hình có người quá bộ nhưng số lớn là đeo theo du khách mời mua hàng thủ công - rất dai rất trì chí. Hàng là túi vải thổ cẩm, vật đan thêu tay, trang sức đeo tay đeo cổ truyền thống.


Các trạm thu phí dọc đường du ngoạn. Các tours vì là "trọn gói" nên ai đến trước thì phải chờ cho đông đủ hướng dẫn viên mới mua trả lệ phí cho mọi người (người dân bản địa đeo theo du khách bàn đồ thì miễn, dĩ nhiên vì là đường đi của họ lên về bản làng)


Cung đường chúng tôi theo xuống thung lũng để khi tập họp đủ người trong nhóm (chừng 15-20 người) thì ăn trưa ở 1 quán bên bờ suối kia.



 
 
 

 


Người phụ nữ đội khăn đầu là người Yao, người mặc sắc phục đen là Hmong Đen. Phía bên này Sông Hồng không thấy người Hmong Đỏ như bên Bắc Hà và ngược lại bên đó ít thấy người Hmong Đen.

 
 
Một khu bày bán sản phẩm kỷ niệm sắc tộc giữa cung đường du ngoạn. Thổ cẩm và hàng may thêu là chính.
 
 
 



Có mấy bạn đã thấy hoa của cây tre?
 





Dân tộc miền  thượng du Bắc Việt trồng lúa nước nên phải tạo bậc thang cho ruông (ngươc lại các sắc tộc núi Miền Trung trồng lúa khô không cần giữ nước. Việc đốt rừng tạo rẫy và nếp sống du mục nên phá hại môi trường núi khá nặng, không kể là vì du mục mà văn hóa và kinh tế xã hội không tiến bộ được.
Ruộng bậc thang xem đẹp và lúa tốt thế nhưng bạn đọc cũng hiểu là không hiệu quả và lâu dài thì đất cũng nghèo (lưu vực các sông ngòi có lũ lụt bồi đắp và mang lại chất bổ dưỡng cho đất). Lúa chât lượng kém, không ngon và nhìn cũng không đẹp hạt gì mấy. Do đó làm nông theo kiểu sinh tồn (subsistence farming) cũng chỉ đủ sống, khi mất mùa cũng có thể thiếu thốn nặng nề.
Ngoài lúa dĩ nhiên họ cũng có trồng rau quả.
 




 
 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Sa Pa, Lào Cai

 
Chuyến du hành tỉnh Lào Cai tháng 5 năm 2013 kết thúc sau lần viếng thăm phiên chợ tại thị trấn Bắc Hà, kéo dài 2 ngày và 1 đêm ngủ lại (tối hôm đó người viết lên xe lửa về Hà Nội).
Tháng 9 năm 2011 nhân dịp có 2 vợ chồng người em đồng hành, người viết cũng đã đến Lào Cai, lần đó đích đến là thành phố du lịch nghỉ mát Sa Pa. Chuyến đi là tour du lịch mua "trọn gói" ghép nhóm chừng 15, 20 người, xe lửa lên về là 2 đêm, 1 đêm ngủ lại khách sạn tại Sa Pa và gần trọn 2 ngày thăm thú tại chổ, vị chi là 3 đêm 2 ngày.

Xin gom du ký này vào loạt bài về tỉnh Lào Cai cho liền mạch và bạn đọc dễ hình dung, liên kết không gian 2 nơi Bắc Hà và Sa Pa. Thời gian là gần 2 năm trước chuyến đi Bắc Hà nhưng phong cảnh và hiện tình Sa Pa không có gì thay đổi.
'Tour du lich trọn gói' là họ dịch từ 'package deal' tiếng Anh, mình trả tiền cho 1 chi nhánh tour du lịch có khắp nơi nào có du khách đặc biệt là du khách nước ngoài, thường các khách sạn đều có 1 bàn tiếp thị và bán vé. Khách mua tour sẽ được ghép đi chung chuyến xe du ngoạn nếu là đi xe hay tàu cũng thế với người khác dưới sự hướng dẫn của 1 tour guide. Có thề chọn đi với tốp du khách nước ngoài ("Tây") hay người trong nước, hay hỗn hợp. Mua tour trọn gói sẽ trả tiền di chuyển (xe, tàu, máy bay) cọng tiền khách sạn, 3 buỗi ăn trong 1 giá, mình khỏi lo gì nữa, chỉ có mặt tại hotel đúng giờ cho họ đến đón. Nói chung là có nhiều lựa chọn và giá cá cạnh tranh rất hợp lý. Phục vụ (service) khá tin cậy và chu đáo các tour nói chung coi trọng khách hàng và giữ giờ giấc và lịch trình rất đúng đắn. Lý do có thể là trong thời buổi Internet người tiêu thụ có thể lên mạng và cho điểm các dịch vụ và nơi kinh doanh, và nghề du lịch là tùy thuộc vào sự giới thiệu và tiếng tăm rất nhiều. Điển hình là trang mạng Lonely Planet. Các dịch vụ đều biết và xử dụng mạng khá kheo léo, bạn có thể vào các trang mà biết khá nhiều, so sánh dịch vụ và đặt vé đặt phòng nếu muốn đi tự túc. Tại Hà Nội cũng đã có nhiều đại học có khóa  giáo dục đào tạo về kinh doanh du lịch.

Thành phố Lao Cai nằm bên Sông Hồng, thị trấn Sa Pa là bên hữu ngạn phía Tây Bắc của thành phố trên 1 khu đồi núi khá cao, lên bằng 1 con đường đèo rất dốc, xe hơi lên chừng 50 phút (35km). Thị trấn Bắc Hà thì bên tả ngạn Phía Bắc Đông Bắc, và muốn lên cũng phải đi 1 đường đèo và thời gian đi xe hơi chừng 3 tiếng mới đến (150km).
Hai nơi này đều là điểm đến du lịch "sinh thái", phong cảnh và trải nghiệm văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao. Như bạn đọc sẽ thấy sắc thái 2 miền rất khác nhau cũng như văn hóa các dân tộc bản địa.
Sa Pa được người Pháp khám phá  từ 1909 , thực sự khám phá chứ không phải chiếm đóng như 1 vùng của Việt Nam đã được khai phá trước, và đã được thiết kế như 1 thành phố nghỉ mát, xây trên 1 vị trí có nhiều ưu điểm về phong cảnh, nhiều địa điểm vọng cảnh từ những biệt thự an dưỡng, thư giãn. Bắc Hà chỉ là 1 khu dân cư không có mục đích du lịch từ ban đầu, nay mới được chú ý như 1 nơi có thể đến để trải nghiệm văn hóa miền cao.

Sa Pa là 1 thị trấn do người Pháp xây dựng để làm trạm nghỉ mát trên núi vao đầu những năm 1920, mùa nóng ở Hà Nội rất oi bức và ẩm thấp có chổ thoát lên miền cao khí hậu ôn đới. Cao là rất cao, cao độ thị trấn là 1500 mét, khoãng 5000 bộ Anh, đối với người vùng thấp sẽ thấy ảnh hưởng khi đi bộ nhất là thị trấn và vùng lân cận mà du khách sẽ đi thăm là vùng đồi núi có nhiều dốc dài. Bạn đọc tránh đi vào mùa đông nếu không thích khí hậu lạnh và tuyết. Tuyết ở đây có thể rơi như ở 1 vùng ôn đới và có lúc bao phủ núi non có thể đẹp nếu bạn thích cảnh tuyết nhưng sẽ ảnh hưởng du lịch tham quan dã ngoại.
Sa Pa cũng là điểm căn cứ để hành trình bằng bộ lên đỉnh Fansipan là đỉnh cao nhất 3 nước Đông Dương gọi là Nóc Nhà Đông Dương ở cao độ 3140 mét. Từ thị trấn có thể nhìn lên thấy vào ngày không có mây.

Ngay từ hotel tại thị trấn bạn đã có thể nhìn thấy cảnh quan như thế này.



Tường trình về chuyến đi này. Như vừa nói chúng tôi chỉ cần ra phố Hà Nội, vào một nơi để bản rao bán tour và chọn 1 tour vừa túi tiền và thời gian, trả tiền trước. Sau đó nhận 2 vé xe lửa đi về và chỉ dẫn cùng số phone. Đúng giờ vào buổi tối đến ga Hà Nội và gọi phone gặp người liên lạc tại đó, họ chỉ dẫn lên tàu và chia tay. Vé tàu giường nằm, một phòng có 4 giường đủ rộng rãi có máy lạnh, giường nệm và drap gối sạch mới và vệ sinh. Đi đường 1 trong những thích thú là làm quen với người lạ, người quốc nội hay từ 1 quốc gia xa xôi nào đến, các bạn đừng bao giờ bỏ qua cơ hội.
Đi xe lửa khi nào cũng là 1 trải nghiệm rất đặc biệt, nhất là trạm và nhà ga, bạn đọc hãy ít nhất 1 lần thử xem, sẽ nhớ suốt đời kỷ niệm đặc biệt đó.
Một điều cơ bản cần phải nói là xe lửa và nói chung du lịch Việt Nam rất, phải nhấn mạnh là rất an toàn (an ninh), được dánh giá bởi CNN là sau Nhật, Singapore và Thái Lan mà thôi.

Đến ga Lào Cai vào buổi sáng sớm 1 ngày tháng 8 năm 2011. Cảnh sương mù dưới cơn mưa lất phất này y hệt như lần sau cũng đến giờ này 1 ngày vào tháng 5.


Một phương tiện khác cũng khá tiện nghi để du lịch Sa Pa là xe giường nằm đi ngày hay đêm. Có thể sẽ mau hơn nhưng không an toàn bằng hỏa xa.


Xe trung chuyển chờ tại trước nhà ga Lào Cai có lẽ cũng là bến xe đò. Các xe này chuyên hợp đồng với các tour, làm việc rất chính xác nhịp nhàng và chu đáo, dặn dò khách rất ân cần, có thông dịch lo tất cả bất đồng ngôn ngữ, Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn v.v... nhưng chủ yếu chỉ cần tiếng Anh là cũng đủ.


Mỗi tốp đi chung tour tập trung đi 1 xe như thế này. Tour có người hướng dẫn cho mỗi toán, có số điện thoại liên lạc gặp mình tại nhà ga và chỉ đến số xe đậu chổ nào. Lúc này người trong 1 toán mới gặp mặt nhau vì khi đi thì ai nấy cứ dùng vé tàu lên toa giường ngủ của mình. Tour tổ chức rất chu đáo và khi nào mình cũng giữ nhiều số phone.


Đường lên Sa Pa từ thành phố Lào cai. Chỉ chừng 1 tiếng là tới vì khá gần (nhưng lên đốc khá đứng, đường đèo liên tục và xe chạy có khi hơi làm mình lo âu tí...)



Những năm 1960 Sa Pa là vùng kinh tế mới (ai có đi KTM rồi thì hiểu là vùng đày ải), đến lúc chiến tranh 1979 thì dân tốc người Kinh sơ tán toàn bộ, chỉ đến 1993 mới lại tái thiết và nay đã có đủ tiện nghi và khách sạn rất nhiều. Đi bụi và tự tổ chức, giữ phòng v.v... không khó và nếu có thì giờ thì có thể thú vị hơn.



Khách sạn chúng tôi đến mặt trước là đường nhưng là đa tầng, phía sau có nhiều tầng và bao lơn nhìn ra triền núi như các hình trên cho thấy. Số lớn các khách sạn trung bình cũng như vây, trừ 1 số phòng ngủ ba-lô tiết kiệm trong nội thành thị trấn.



Bạn đọc so sánh sắc phục các dân tộc ít người bên mạng này của tỉnh Lào Cai với hình ảnh huyện Bắc Hà. Bên này người Hmong gọi là Hmong Đen vì mặc đồ màu đen. Các sắc tộc bên này có Hmong, Yao, Dáy, Tày là đông nhất.

Tại khách sạn có bàn tiếp tân của các tour, du khách đến lấy tin tức của tour mình, giờ giấc du ngoạn tập thể, buỗi ăn, giờ xe đón đưa. Tất cả được thực hiện như chỉ dẫn lúc mua tour, không trở ngại gì. Các cô hướng dẫn viên người Hmong này đến nhận việc đưa các toán du khách đi du ngoạn bằng bộ vào các vùng phụ cận và các bản làng.



Các người này thì là bán dạo sản phẩm thủ công, mời mọc du khách rất dai, theo chân từng toán người ra khỏi các khách sạn mè nheo không bỏ cho đến khi nào chịu mua hàng của họ thôi. Khá bực mình nhưng mình cũng phải chấp nhận rằng phúc lợi nghành du lịch mang lại cho Sa Pa cũng phải có chia sẻ cho người thiếu thốn nhất, là chính họ, sống trong bản làng là những hạng mục du lịch. Nói cách khác, họ là cái mà du khách đến để xem!


Mời bạn đọc dạo 1 vòng phố Sa Pa. Thị trấn mang 1 sắc thái tân thời và "Âu Tây" hơn thị trấn Bắc Hà các bạn đã xem. Cho dù các kiếnn trúc cũ của Pháp để lại đã bị tàn phá trong chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh và mới đây là chiến tranh Việt-Trung nhưng thiết kế căn bản cũng do người Pháp thời thuộc địa, giống như Đà Lạt.





Hai người này thuộc sắc tộc Yao Đỏ, đàn bà không để tóc và mang khăn đỏ. Sắc phục cũng khác người Hmong.



Sa Pa thực sự là phố núi, ít có đoạn đường nào dái hơn 1 trăm thước mà cùng 1 độ cao. Xuống dốc và leo dốc rất mệt với người từ miền đồng bằng nhất là vì tỷ lệ máu đỏ thấp và nồng độ oxygen loãng. Phải ở lại 1 tuần mới quen, máu mới có đủ hồng cầu.


Trong trung tâm thị trấn có nhiều con đường là bậc cấp. Cảm nhận gần giống Đà Lạt như người viết biết thời điểm những năm 1960 (thực tế là thành phố Đà Lạt thời đó cũng chỉ bằng thị trấn Sa Pa bây giờ, không lớn hơn.


Nhà thờ đá Sa Pa xây vào những năm 1930, con tồn tại sau khi phần lớn Sa Pa bị phá hủy trong chiến tranh Việt-Trung 1979.


Quàn trường dưới chân nhà thờ như 1 sân vận động. Nhìn thấy một số thanh niên tập dợt múa rồng nhân 1 ngày lễ sắp tới.




Cũng như tại thị trấn Bắc Hà, dân cư thị trấn Sa Pa và chủ nhân kinh doanh các thương vụ dịch vụ, khách sạn đều là người Kinh. Một số rất ít người dân tộc bản địa làm nhân công nhân viên. Hầu hết người dân tộc sống trong các bản làng bên ruộng nương của họ, và sự chênh lệch điều kiện ngày càng lớn rộng. Người thiểu số phải lên thị trấn, bu quanh du khách để kiếm thêm 1 ít thu nhập với sản phẩm thủ công của họ, và phải nói thằng là bản thân sự hiện hiện của họ (như 1 màu sắc địa phương). Do đó mình phải thông cảm sự hiện diện và phiền toái họ mang đến cho cuộc vui chơi của mình là người tốt số hơn họ. Mong người Kinh có sáng kiến giup họ hội nhập và hưởng được phúc lợi  do du lịch mang đến cho địa phương này, đồng thời giữ tánh độc lập và cá tính dân tộc. Nếu không về lâu về dài sẽ là 1 vấn nạn xã hội và chính trị không nhỏ.




Du lịch theo tour như người viết tốn kém trên dưới 100 mỹ kim 1 người (từ Hà Nội), trong tầm khả năng số lớn người trong nước có thì giờ và sở thích.

Các cảnh dưới đây chụp từ sân sau của khác sạn vào những thời điểm khác nhau. Nói chung buổi sáng thì sương mù, trưa thì nắng trong, chiều thì mát và có thể mưa. Phong cảnh từ thị trấn Sa Pa khá ngoạn mục, Đà Lạt ngay từ khi còn ít phát triển và dân số thấp cũng không thể so bằng.






Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan (người Hoa lai Việt, cha mẹ vượt biên từ Viêt Nam khi cô còn nhỏ, định cư tại Mỹ) là người sáng lập Facebook, thông minh giàu có nhất nhì thế giới mà cũng đã tìm đến đây nghỉ mát và khám phá thì bạn đọc phải biết là địa danh này không phải là tồi. Nhiều người Việt còn mặc cảm nhược tiểu từ mấy trăm năm không nhận thức được rằng nước mình có nhiều kỳ quan cả thế giới ngưỡng mộ. Số rất lớn người Việt sính ngoại - ở ngay tại ngoại quốc lại còn nhiều hơn - suy ra còn khá u mê ở điểm này.
Lại một số người trong nước hở khi nào thấy cảnh đẹp thì bảo "giống bên Mỹ, giống bên Tây, giống bên Tàu, giống bên Nhật v.v..."! Tội nghiệp thay những người không có sỉ diện quốc gia.