Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Sông Nhà Bè

Thủy lộ Sài Gòn 2012:      1.  2.  3 4.  5.  6.  7.  


Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...

Câu hò này, nếu ai rõ bản đồ địa thế thì sẽ nghe hơi lạ. Vì nếu mình nghĩ "nước chảy" thì nghĩ là xuôi theo dòng chảy, Sông Nhà Bè sẽ chia ra làm hai và rồi ở hạ lưu sẽ gặp hoặc Gia Định hoặc Đồng Nai. Nhưng nếu nghĩ ngược lại thì đúng, ai đi từ biển vào, đi ngược dòng sông lên thượng nguồn, đến Nhà Bè nếu lấy nhánh mặt sẽ đi vào giòng Sông Đồng Nai và về Biên Hòa, thành phố bên bờ sông. Ai rẻ trái chỉ chừng 4 cây số sẽ đến Bến Nghé, nay là Bến Bạch Đằng, đi xa hơi chút nũa sẽ đến vùng bây giờ là Bình Thạnh, vùng đất Trấn Gia Định xưa.
Hình chụp năm 2011 bay từ Phú Quốc về, máy bay cánh quạt bay thấp.
Trong hình là chổ "chia hai", đúng hơn là nơi Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai nhập lại thành Sông Nhà Bè - nước chảy từ thượng nguồn ông Đồng Nai là bên phải tấm hình. Thượng nguồn Sông Sài-Gòn là trên cao tấm hình. Cầu treo nhìn thấy là cầu Phú Mỹ Hưng với nhịp chánh vượt Sông Sài Gòn dài 380 thước, hoạt động từ năm 2009.
Hình dưới: tàu rời xa cảng Sài-Gòn và đến gần ngã ba sông Nhà Bè trong chỉ chừng 15 phút. Cầu Phú Mỹ đánh dấu chổ hợp lưu sông Sài Gòn với Sông Đồng Nai.
 

Vận tải hàng hóa đường bộ vượt Sông Sài Gòn và Nhà Bè nay có thể tránh qua trung tâm đô thị Sài Gòn chật chội mà chỉ đi ngoài vành đai thành phố, tránh được ô nhiểm và tăng cao hiệu quả đáng kể.
Qua khỏi cầu là đi vào ngã 3 sông (người Nam gọi ngã ba sông rộng là vàm) và sau đó tàu sẽ đi 1 đoạn Sông Nhà Bè chừng 12 cây số đến ngã 3 Sông Lòng Tàu. Đoạn này là đoạn giao thông tàu bè to nhỏ rộn rịp nhất, với tàu bè neo đậu và di chuyễn đầy mặt sông.
Sà lan chuyên chở vật liệu, ngủ cốc đang neo giữa giòng Sông Nhà Bè. Nhìn hình các sà lan này: chúng không khác nhau về kích thước và hình thù, chỉ khác nhau về độ chìm/nổi do trọng tải hàng hóa trong khoang.
Đây là dạng tàu LASH, chuyên chở sà lan tiêu chuẩn đến các vùng biển nước sâu rồi thả xuống để tàu kéo kéo vào vùng biển nông hơn, thực ra cũng là 1 dạng container. Nó nâng và hạ sà lan nhờ hệ thống thủy lực ở phần đuôi tàu. Hình như chỉ có Nga là đóng và xử dụng loại tàu này. Dạng này chỉ chạy cận duyên chuyên chở hàng hóa trong một nước, từ 1 vùng sông nước này đến 1 vùng sông nước khác. Cách vận chuyển này it nơi trên thế giới cần đến, tàu nay của tổ hợp Vinashin áp dụng lối vận chuyển này chở hang Nam Bắc đã không thành công và chiếc này đang không xử dụng, nằm tại bến chỉ chờ phế thải.
Nhà máy và kho hàng hóa, kho dầu hai bên Sông Nhà Bè tấp nập phản ảnh 1 nên kinh tế rất năng động.




   1.  2.  3 4.  5.  6.  7.    

 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét