Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10 mỗi năm
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Ghe ngo từ tên Khmer Tuk Ngo. Ghe chỉ dùng vào một mục đích, đó là để đua trong ngày lễ Đổi Nước. Chỉ có chùa mới đóng ghe ngo và mỗi chùa chỉ có một. Chỉ có chùa mới được cất giữ ghe vì ghe không chỉ là một phương tiện mà vì ghe có thần. Ghe ngo là linh khí. Ngày lễ đàn bà mang thai không đươc lại gần ghe ngo..
Mũi ghe trê chiếc này có hình thức một bàn thờ, khi đua thì rước lên bờ
Dân gian truyền [1] rằng khi xưa ở vùng sông nước sư sải từ trong các chùa dùng ghe đi khất thực. Vì nắng gió mưa mùa khi chiều về họ phải rất vất vả để chèo nhanh về chùa trú ngụ. Dân tình thấy vậy thì đóng ghe có thể vận hành nhanh, rước họ về mỗi ngày cho kịp tối. Nhiều ghe nẫy ra tập tục đua nhau chèo về chùa. Tục lệ đua ghe nghe truyền khẩu từ đó mà ra. Đua ghe ngo là trong dịp lễ Đổi nước tại các vùng có dân tộc Khmer tại cực Nam miền Tây gọi là Transbassac. Đây nói về lễ Đổi nước tại lưu vực sông Cái Lớn, U-Minh Thượng.[1a]Sông Mekong tại trước cửa ngõ thành phố Phnom Penh chia ra thành 3 nhánh, 2 nhánh chảy về xuôi là Mekong và Bassac, 1 chảy lên Tây-Bắc lấy tên là sông Tonle Sap, gặp vùng trũng tạo thành hồ Tonle Sap gọi là Biển Hồ mà không còn đi về đâu. Mỗi năm vào tháng 10 âm lịch, không nhất thiết là rằm, giòng nước chảy qua trước thủ đô Phnom Penh thay đổi chiều, nước hồ chảy ngược ra sông Mekong trôi về biển. Đó là mùa đổi nước [1b]. Lễ còn có tên ít gọi nay mới biết, là Bok Om Tuk. Tuk ngo là tên thể loại ghe này.
Ghe ngo không dùng vào giao thông hay vận tải vì không thể chở hàng nhiều hay khách đông, lại nữa ghe dài, nhẹ và rất mong manh nên chỉ dùng đua mà thôi, và chỉ trên sông rạch nhỏ, không chịu sóng dù chỉ hơi lớn.
Nếu phải cởi một ngọn sóng hơi cao thì chiêc ghe này, chứa dầy người, sẽ gãy đôi
Ngày Đổi nước từ thời người viết cư ngụ và làm việc tại vùng này đến nay gần 1/2 thế kỷ hình như đã thất truyền chỉ còn nghe ngày lễ là Ok Om Bok, là ngày "ăn cốm dẹp", một loại cốm như cốm xanh Bắc bộ. Ăn cốm dẹp lại là một phong tục không đặc trưng, người Khmer Krom thường gọi các lễ hội khác về mùa màn. Lễ Đổi nước kéo dài 3 ngày là một lễ hội Phật giáo là chính, lễ cúng trăng, chỉ thua Tết Khmer vào tháng 4. Đua ghe ngo hay Tuk ngo chỉ là một trong các sinh hoạt dân dã trong lễ.
Ghe ngo của chùa Mahatup (Chùa Dơi) tại Sóc Trăng - Hình năm 2017
Bàn thờ sẽ đươc rước lên bờ trước khi đua
Trờ lại giòng sông sau trên 40 năm thế sự xa cách để đóng khung lại cuộc đời, các bạn hãy tưởng tương lòng người xao xuyến như thế nào. Nhất là không phải chỉ vài con đường, một ít hàng cây mà là cả một vùng trời nước bao la, với những con người mà các câu chuyện còn có thể ráp nối lại được thành một cuốn lịch sử dài độc đáo nhất, không wikipedia không kiểm duyệt, chỉ từ ký ức thuần tuý.
Vào năm 1980 là một năm ngăn sông cách chợ gắt gao người viết ở ngay tại chợ này và không tìm mà đến đã mục kiến lễ hôi này trong phiên bản mộc mạc với tính địa phương đậm đà nhất. Đồng bào cả 3 sắc tộc đi chùa Miên đông đúc, trưng bàn thờ, có hội chợ sơ sài, tụ tập nhỏ xem đàn ca dân tộc Khmer - dạo đó buồi sáng trên loa xã thường có bài xích chùa chiền nhà thờ [2] là "mê tín" "ảnh hưởng lao động" là phổ biến. Một buổi sáng sớm nghe ngoài cửa trong rạch nhỏ [3] đổ ra sông tiếng chuông dánh nhịp đi qua, một chiêc ghe dài bất thường rồi một chiếc, 8 chiếc (thì phải) lần lượt sau một lúc. Hai ngày sau thì biết rồi, ra xem những chiêc ghe ngo từ các chùa lần lượt chèo qua rạch ra sông lớn, tụ họp tại một bờ kè gần bến đá làm lễ gì, xong thì ra giữa sông tổ chức đua từng cặp đôi. Còn nhớ rằng ghe thời đó nhỏ thua bây giờ, chỉ có 15 hàng, 30 người. Đuôi lái cong vút có cái cao qua đầu người lái, trang trí và sơn phết cũng khá rưc rỡ tuy đơn sơ thua nay (lao động là để sản xuất không phí phạm vào mê tín). Ngày chót đua chung kết thì còn nhớ là ghe đua mỗi suất nhiều hơn cập đôi. Thanh niên mình trần vạm vỡ (làm gì có đồng phục mà mặc) mỗi lần tới đích chống thằng mái dầm lên trời đều đặng dọc thuyền dài và cùng hô to khẩu hiệu, trên sông cảnh tượng rất là đặc biệt hào hứng. Dân chúng trên bờ kè một doạn dài cùng nhau cổ võ động viên náo nhiệt. Người đi xem cả 3 dân tộc, người đua và làm lễ thì Khmer.
Chợ Gò Quao trên sông Cái Lớn do người Pháp phát triển xây dựng hạ tầng như bến đá, kho hàng, hồ chứa nước ngọt, nhà lồng xây xi măng cốt thép và đường xe về Rách Giá v.v... Vào những năm đâu thập kỷ 80 của thế kỷ trước chỉ không hơn một xóm nhà mái tôn quanh một cái nhà lồng sắt, chợ họp mỗi ngày từ bừng sáng đến 11 giờ trưa. Dân cư là 1/3 người thuần Việt, 1/3 người Tiều, 1/3 người Khmer. Kinh tế chính dựa trên trồng và thu mua khóm [4]. Vào lúc thành thị cả Miền Nam ăn độn khoai mốc thì heo Gò Quao ăn cháo gạo trắng.
Tại Gò Quao và láng giềng Giồng Riềng đua ghe ngo là tập quán rất địa phương, được phổ cập mới đây theo thời thượng du lịch nội địa nhất là của giới trẻ, nhưng it ai biết được là lễ hội ngoan mục nhất là tại thị trấn Gò Quao. Đó là vì không gian hết sưc ấn tượng không đâu nào khác có cho một cuộc đua lễ hội đậm màu sắc dân tộc Khmer Krom. Đó là vì Gò Quao nằm bên sông Cái Lớn, tại đây sông rộng trên 1/2 cây số, bạn tưởng tượng một vùng trời nước còn mang vẽ hoang sơ mênh mông trước mắt (tại Sài Gòn sông chỉ rộng 250 mét. Tại Sóc Trăng đua ghe trên một con rạch nhỏ như kinh Nhiêu Lộc).
Và vì Gò Quao còn khá cô lập, không có việc không ai tới và hạ tầng thị trấn thì còn yếu kém (GQ chỉ là một huyện lỵ)
Đưa đi xa địa phương của nó, đua ghe ngo đã mất rất nhiều tính trung thực đặc trưng. Vì thời thượng và nhu cầu giải trí thuần tuý của nó. Tính tôn giáo và Khmer Krom đặc biệt mang về từ trăm năm xưa không còn.
Khi từ chùa ra tập họp trước nơi đua mỗi ghe đều mang bàn thờ như trên với đầy đủ phụ kiện, có tượng ông Lục ngồi trên và khi xưa không biết nay còn không là khung ảnh của Lãnh tụ, ngang hàng (sau lưng) hay trên tượng Ông Lục. Ông Lục là Phật theo phong tục Khmer đội mủ nhọn.
Tại Chùa Dơi Sóc Trăng
Tấp nập trên bến dười thuyền những ngày lễ và trước lễ. Không khí rất là hào hứng và đặc biệt. Nhưng là nông thôn mới không nghèo nàn như xưa.
Khi xưa xe gắn máy thời Thiệu-Kỳ-Có để lại đi Bắc gần hết rồi, đường xe đi ít và 1/2 năm là ngập, đây là chiếc xe gia dụng cho nhà nào có tí điều kiện, nhà nghèo bơi xuồng ba lá.
Trước ngày hội một số ghe rước bàn thờ ra trước chợ bỏ neo, trên bờ là một gian hàng của chùa
Ngày nay là lễ hội "văn hoá thể thao du lịch". Lễ Halloween Việt Nam chắc đứng trên về thứ bậc
Chợ đêm bên sông chưa lên đèn
Trước nhà lồng chợ là nhạc hội ngũ cung Khmer
Phụ chú
Năm 1980 từ Sài Gòn xuống mùa mưa mất 2 ngày, ngủ một đem tại Cái Răng để lấy đò dọc
[1]^ Tại châu thổ sông Bassac và nhất định là sông Cái Lớn U-Minh (thuộc hệ thông thuỷ văn khác sông Mekong) không có hiện tượng nước đổi chiều, thì gốc gác lễ hội này là từ khu vực Phnom Penh. Tại đó có giải thích khác về nguồn gốc ngày lễ có tính chất lịch sử quân sự, như một trận thủy chiến vào thế kỷ thứ 12. (Riêng nói về ghe, ghe ngo rất mong manh, rất khó lái vì thiết kể cho đi thẳng, và dễ chìm không thể nào là ghe thuỷ chiến.) Có học giả tại Phnom Penh nói rằng tuy ông có nghe giải thích về gốc thuỷ chiến lịch sử, ông không phản đối nhưng ông không tin 😊. Lịch sử sáng tạo là để cho lợi ích giai cấp lãnh đạo (trường họp nay là ông vua Miên).
[1b]^ "Đổi nước" dưới này, và đặc biệt dưới này, lại là một phương ngữ đại chi là lý thú. Một 1/2 năm mùa khô dưới này nước sông lúc xuống là phèn, lúc lên là mặn! Xưa chưa có giếng đóng phổ biến như bây giờ thì làm sao sống? Phải mua nước; mua ở đâu nếu không là từ người bán nước? Ai đã từng sinh sống dưới này mới nghe qua thành ngữ "Chín Năm", 9 năm kháng chiến 1945-1954, trong đó người đi ghe bán nước ngọt sinh hoạt phải gọi là người đi đổi nước. Người ới ghe dừng mua nước lại phải nói là đổi nước, chỉ dựa ngữ cảnh mới biết mà phân biệt. Người ta chở nước trong lường ghe, ghe trát dầu rái để chứa nước họ đến mua ở chợ có giếng đóng như Gò Quao, Vị Thanh, Hộ Phòng hay xa hơn như Cái Răng thì có nươc ngot sông Hâu Giang, v.v... và theo kinh rạch đi phân phối, chiêc ghe thoạt nhìn vào trong đầy nước như muốn chìm vì thủng đáy. (Ghe phát tiếng kèn như xe ngựa thổ mộ xưa ở Sài Gòn, mà con nít gọi là kèn thiếng heo vì ghe ông thiếng heo chở con heo nọc cũng phát tiếng kèn đó.) Những sinh hoạt mà thời 1980 là chuyện thường tình ở dưới này, nay không còn ai biết đến, hay nhớ đến.
Cha lên chợ mua cho con cái kèn thiếng heo đi Cha! |
[1a]^ U-Minh Thượng trước là cả một vùng rộng lớn nằm phía Nam của sông Cái Lớn, nay lại là tên một huyện đối diện qua sông với huyện Gò Quao. Tên vùng dùng cũng vẩn còn chính xác không sai..
[2]^ Vùng phía Đông Rạch Giá và U-Minh Thượng trung tâm điểm là Vị Thanh một thời là "Khu Dinh Điền" đón nhận người từ Bắc di cư 54, số lớn là người công giáo. Các nhà thở ở giữa vùng Khmer thấy khá nhiều và khá là ngac nhiên cho người chưa biết. Ngươc lại người gốc Tiều và gốc Việt lại lơ là làm chùa của họ, chỉ là đình đền xưa từ thời họ Nguyễn khai quốc là còn nhiều.
[3]^ Trên vùng sông nước khó làm đường, kinh rạch là như những con lộ nhỏ đi khắp ngõ ngách. Bạn có thể ngồi ghe từ mũi Cà Mau, Gành Hào mà lên tận Biên Hoà một mạch không lên khô một đoạn nào. Các chùa đều có rạch đi đến bến, kéo ghe ngo lên cạn để ủ chờ năm sau.
[4]^ Khóm giống thơm nhưng không phải thơm, mà cũng không phải dứa. Ba thứ này không phải chỉ khác nhau phương ngữ các miền. Khóm to hơn nhiều và khi gần chín ngọt thì mới hơi đổ một ít màu vàng.
^ Cận cảnh ít ai biết:
Vì thiết kế của ghe ngo bất thường mỗi chiếc đều phải có một cai ballast bằng cây gỗ cứng nằm dưới lường ghe. Vì cây gỗ quý, nặng mà dài và thẳng là hiếm dưới này, nên phải dùng cây thân như thế này. Ballast ghìm trọng tâm của ghe xuống làm ghe khó lật. Các bạn còn thấy không có chổ ngồi cho vận động viên, họ ngồi xổm, khi đua quỳ 1 gối hay đứng.
Cây ballast ưu tiên khúc thẳng cho phía mũi, tới phia lái là còn khúc ngoằn nghều. Chú ý vận động viên nữ trong hình
Ra sông. Vòng sơ kết ngày đầu. Các bạn đếm xem có bao nhiêu hàng, đoán ghe dài mấy thước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét