Chợ Lớn phố lạ

Những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ?

Về thăm lại Chợ Lớn-2014 một buổi trưa hè sau trên 35 năm xa vắng như đi trên bãi cát thấy chiếc vỏ ốc mượn hồn đã bạc trắng. Ốc đã bỏ vỏ, hay đã chết đi từ lâu.

Lịch sử của Dương Ngạn Địch và Trần thượng Xuyên viết từ 1679 khi người Hoa được Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần - chúa Hiền - cho vào mở mang và bảo vệ bờ cõi nước ta đến năm 1979 đã qua 300 năm, và năm đó đã gặp khúc quanh cuối cùng không thể đảo ngược.
"Một thời đã qua" là một thành ngữ được lạm dụng khá nhiều trong văn chương. Nhưng là chứng nhân của thực tế 1 thời đã qua không bao giờ trở lại, hỏi ai không khỏi bồn chồn xúc động khi được chứng kiến lại di tích hiếm hoi của cả 1 cộng đồng người thật, nay đã hầu hết ra thiên cổ hay tứ tán muôn phương. Họ là bạn, là đồng bào - họ gọi mình là 'đồng bào', là 'người mình' cho dù ngày nay có gặp nhau trên đất khách xa xôi - và nếu còn ai sống sót vẫn thường hay trở về xứ thăm viếng.
Tâm tư họ như thế nào khó mà viết ra trong vài hàng, nhưng người viết đã thấy tâm tư này giống của những người đã gặp đã trò chuyện ở Móng Cái, Trà Cổ, Hải Phòng (Cát Bà), những người như họ về thăm lại quê hương.
Nhà thờ Cha Tam, chứng tích của hợp lưu ba giòng văn hóa, còn là nhắc nhở u buồn về một biến cố lớn của một thời, cũng đã vĩnh viễn qua đi.
Nhìn lại chiêc xe tang như bao lần khi năm xưa nó đã đi qua ngôi trường cũ trên đường Hùng Vương Chợ Lớn, không khỏi nghĩ rằng chiêc xe này còn sẽ được dùng bao nhiêu lần nữa, và sẽ chấm dứt hiện hữu vào niên đại nào sắp tới đây.

Được mở mang thêm sau 1 thời gian dài sống trên quê người, như  thành phần của 1 sắc dân thiểu số, người viết này dứt khoát xem những kẻ bài ngoại và kỳ thị chủng tộc là những kẻ đần độn nhất xã hội con người. Bất cứ ở đâu, bất cứ từ đâu, bỏ qua (và vượt lên trên) chuyện chính trị thời cuộc.

🌈 🌄

Con cháu Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, hậu duệ của Măc Cửu, những người khai quốc công thần của nhà Nguyễn, của nước Việt, hiện nay ở đây.

Hành trang người "nạn kiều" mang theo đến chân trời này: tiếng Việt mà còn không ít người gọi là "chữ quốc ngữ"...
Một góc phố trong Chinatown ở Los Angeles, mang tên... Vietnamese Plaza. Một bảng hiệu mang 3 thứ tiếng (chữ) Hoa, Việt, Mỹ. Bánh mì Bưu Diện - "Bưu điện" này là bưu điện Sài Gòn bên nhà thờ Đức Bà. Quán nước mía kiểu Sài Gòn do người di cư từ Chợ Lớn, mang bản hiệu tiếng Hoa và Việt, không cần tiếng Anh.
Người "Mỹ gốc Việt" có hiểu cái tâm tình người Hoa kiều Việt Nam trong bối cảnh này được không. Sống trong xã hội mới có còn kỳ thị dân tộc, có còn bài Trung, bài "chệt" nữa không?
Làm người phải biết thương đồng loại, phải biết thương đồng bào. Mới ra con người. Kỳ thị xuất phát từ dốt nát. Kỳ thị đốt nát.
Thằng người da vàng qua xứ người da trắng cầu thực, mau mau đòi làm "người Mỹ" (gốc Việt!) và xoay lại bài Hoa! Thiện tai.
Bốn chữ là Triều Châu Hội Quán. Người Tiều từ Miền Tây Nam Bộ. Việt Nam. "Nạn kiều" 1979. Hội quán này mới xây trên đương chính cùa LA Chinatown là đường Broadway. Người Hoa Chinatown cổ, là người đã ít nhất 4 thế hệ sống tại Mỹ, không tổ chức cộng đồng như người Hoa kiều từ Việt Nam, nói chung là không xây trung tâm cộng đồng như thế này, có làm thì cũng kín đáo - kinh nghiệm bị đốt khá thường xuyên qua bao giai đoạn lịch sử Mỹ.

Vào Chinatown Los Angeles, gần như không có người Kinh Việt Nam, nhưng đi từ đầu phố đến cuối phố, bạn không cần biết tiếng Anh, không cần biết tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Quan Thoại chỉ nói tiếng Việt cũng đủ để mua bán, ăn uống, hỏi đường.

Thành phố Mỹ hay có Chinatown, là 1 khu hội tụ người Hoa từ lâu đời sống tại Mỹ nhưng sắc thái và lịch sử từng Chinatown khác nhau nhiều, cũng như người sống làm ăn buôn bán trong đó.
Ngay trong 1 tiểu bang Chinatown ở San Francisco cũng khác Chinatown ở Los Angeles. Tại Los Angeles người Hoa tại Chinatown cũng dã chịu qua nhiều đợt kỳ thị từ phía người da trắng, nhiều đợt bởi những sắc dân da trắng đến sau họ nữa, là cao bồi viễn Tây và cả nhưng người khố rách áo ôm từ Âu Châu qua thằng California! Đến thập niên 1990 họ ổn định nhiều và làm ăn khá giả, và khám phá ra 1 khu vực (nhiều khu vực liền nhau) ở mé Đông của tring tâm đô thị Los Angeles. Họ kéo về đó hòa nhập với người Hồng Kong qua định cư trong đợt trao trả HK về cho TQ (sau này gần đây là số người lục địa qua thằng Hoa Kỳ). Chinatown ngày càng vắng người Hoa ("Mỹ gốc Hoa" thứ thiệt, nghĩa là người 4, 5 đời ở Mỹ) và chỉ còn lại là người Hoa chạy nạn từ Việt Nam phần cuối thế kỷ 20. Người Chợ Lớn, Miền Tây và 1 số ít từ Miền Bắc. Là người Hoa kiều "Việt".
Một hôm nọ nói chuyện vời đối tác làm việc là 1 anh bác sĩ người Taiwan ở khu Tàu mới - là vùng Valley mà họ gọi là Wán Lầy, Vạn Lợi - bảo với anh ta rằng "tui cần xuống Chinatown có chút việc bây giờ v.v...". Anh ta nói rằng, bây giờ dưới đó phải gọi là Vietnamese Town mới đúng. Các hình trên là Chinatown đó. Là khu Chinatown, chợ Tàu, người Tàu đó. Chợ Lớn, California.
Người Hoa không mắc cở hay hổ thẹn được gọi là người Việt. Chỉ có người Việt không muốn là người Việt, anh chị nào cũng muốn làm người "Mỹ".

Hoàng thân Bảo Ngọc Vĩnh San và phu nhân đến thăm Chinatown ở Los Angeles năm 2007

Chúa Nguyễn mở mang bờ cỏi nhờ tay người Hoa, một thời gian mất Phú Xuân thì sống còn nhờ vùng đất tân cương này. Gốc gác nhà Nguyễn là Miền Nam. Cư dân lúc đó  là tổ tiên của một số lớn cư dân Los Angeles Chinatown bây giờ.




🌈

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét