Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Phía Tây Cát Bà

Cát Bà 2015     1.  2.  3.  4.  5

Sau 2 ngày ở Cát Bà chúng em trở về Hải Phòng theo 1 cung đường khác, để được xem phần phía Tây và đường phà Bến Gót. Địa hình địa vật khác hẳn. Phần nước này còn mang phù sa Sông Hồng vì là phần biển giữa đảo và Hải Phòng.
Chiêc phà rất nhỏ như tàu chợ giữa 1 bến cũng rất khiêm tốn và bến phà Đình Vũ phía Đông cảng Hải Phòng. Đường thủy đi trên bản đồ là chấm vàng giữa Cái Viềng (Bến Gót) và bến Phà Dình Vũ. Phà đi qua 1 con kinh rộng và dài rồi xuyên Cửa Bạch Đằng. So với vòng ra đào bằng tàu cao tốc thì đi 1 vòng cung lớn ra biển để đến bến tàu thị trấn Cát Bà ở điểm cực Nam bản đồ.


Có 1 lối đi phà cho xe đò lớn hay bus du lịch cần phà lớn chỉ đi từ Đình Vũ và dáp vào Cát Hải, xe xuống phà và đi vài cây số đến phía Đông Cát Hải, lại lên 1 phà lớn khác. Khách bộ hành có thể đi phà lớn hay phà nhỏ tùy chọn nhưng với xe gắn máy thì chỉ cần lên phà nhỏ đến thằng đảo. Đường bộ xe đi từ Bến Gót đến thi trấn cũng không ngắn, chừng trên 25 km, nên chúng em là đi du lịch thì khoái. Càng dài càng quanh co càng khoái.
Đi bằng xe bus loại trung, mua vé Hải Phòng thì cứ ra bến tàu thấy xe bus đậu, tới mua thôi, đơn giản. Xe ló zư lày.


Bến xe buýt đi Hải Phòng tại bến tàu truoc mặt thị trấn. Phòng vé tại ngay đó. Chương trình trong ngày là về Hải Phòng, đến khách sạn ngủ đêm truoc kia để lấy chiêc xe gửi tại đó, ăn trưa và lên đường về Hà Nội bằng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới thông. Tuyến đường như vậy thì đến Hà Nội là vào buổi trưa, rất nhanh, dư thời gian kiếm phòng ngủ truoc khi xế chiều.


Nhà cửa dân cư từ khu du lịch ở bến tàu thị trấn Cát Bà kéo dài vào trong đảo cũng  nhiều, gồm nhà nghỉ cũng có, cơ quan, quán xá, theo đường đi vài cây số. Ngày lễ nhà nghỉ bên biển hết phòng thì trong này cũng đông khách.


Bạn đọc có thể thuê xe gắn máy tự đi du lịch phía trong đảo (hay xe ôm như em cho nó lành), đến Vườn Quốc Gia Cát Bà phía trong (chả có con khỉ gì ngoài dịp đi "trekking" và đuổi muỗi. Có, có 2 loài khỉ hiếm nhưng ít ai thấy). Thuê taxi cũng có, nhưng ngu gì.


Chú thích hình dưới sai vì đường xuyên đảo là 1 con đường dài khác đi xuyên qua trung tâm đảo và vườn quốc gia. Con đường này men theo bờ biển phái Tây của đảo và phần lớn chiều dài có thể thấy bờ biển, khá đẹp mắt. Có thời gian tại đạo bạn đọc có thể thuê xe gắn máy đi lên xuống các đoạn này thăm thú chụp hình thì rất hay.


Nước biển phía này còn nặng phù sa các nhánh Hồng Hà, các bãi bồi nhìn sóng thì biết là rất cạn.




Hướng này có thể nhìn thấy bờ biển Hải Phòng trong chân trời.



Các mãng thực vật trông thấy là cây đước giữ đất và dương liễu.


Đến bến phà.



Ra một con kênh nhỏ.



Qua 1 eo biển nhỏ.


Zồi vào 1 con kênh nhớn.


Nhớn và zài. Nền hình là bờ biển Tây đảo Cát bà nhìn từ xa.





Phần nước bên bờ Tây đảo Cát Bà màu phù sa Sông Hồng, không được xanh như phía bên bờ Đông và Bắc, tương tụ như nước các nhánh Cửu Long. Va cũng như nước sông Cữu Long nước Hồng Hà từ Lao Cai đã là màu phù sa cho nên sông mới mang tên Sông màu đỏ.
Phía bên Vịnh Ha Long thì màu xanh vì không có cửa sông nào đổ ra nhưng cũng rất cạn. Thực tế cả vịnh Hạ Long là 1 đồng bằng ngập nước, các đảo trong vịnh chân chạm 1 mặt dáy bằng phẳng. Nước biển bên phía Hạ Long sau khi đổi mới và co nhiều lưu thông du lịch ào ạt đã bị bùn do tàu đánh lên vì quá cạn làm đục màu và môi trường nước bị ô nhiễm, sinh quyển sinh thái bị biến dạng (từ xưa tàu buồm và lưu thông tàu cơ giới ít oi không ảnh hưởng đáy vịnh như bây giờ).
Vì lẽ đó bên đó không có tàu cao tốc đi Cát Bà, vì tàu sẽ đánh bùn lên và trong chỉ 1 tuần thì toàn biển vịnh sẽ ra màu bùn, ai đi bộ từ Bãi Cháy Hạ Long ra thì chỉ theo phà từ Tuần Châu. Cung đường này rất đẹp và tương đương với các cung đường du ngoạn Vịnh Hạ Long nên nếu bạn đọc muốn đi Cát Bà thì cũng là 1 lựa chọn rất tốt. Người viết và đồng hành chọn đi qua ngã Hải Phòng chỉ vì muốn khám phá 1 khía cạnh khác của vùng vịnh Bắc Bộ lịch sử nghìn năm này.



Cát Bà 2015     1.  2.  3.  4.  5.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét