Tài liệu, Hải Phòng

<-Trở về blog

Tài liệu lịch sử về cảng Hải Phòng thời chiến tranh liên quan đến vùng nước có hình trong blog Hải Phòng, du ký tháng 5-2015. Trích dịch 1 đoạn trong sách mới xuất bản 'Nixon and the nuclear specter' (Nixon và ám ảnh nguyên tử - William Burr & Jeffrey Kimbal, University Press of Kansas 2015). Bài này nói về 1 kế hoạch đã có từ năm 1968, không nói về chiến dịch thực tế đã xảy ra năm 1972, nhưng người viết nghĩ chưa ai có cho đến nay và hiểu rằng chuyện rải mìn Hải Phòng đã có sẳn từ lâu trước khi triển khai.

[Trich và dịch:]

Ngày 13 tháng 3 (1969, người dịch chú thích năm) tướng Wheeler đệ trình lên Kissinger 2 kế hoạch: kế hoạch 1 là làm tắc nghẽn con kênh ngầm chính đưa vào cảng bằng cách đánh chìm 1 chiêc tàu ngầm ở đó, kế hoạch kia là rải mìn ở vùng nước sâu và ở các thủy lộ đưa vào cảng.




[tiếp bản dịch - của người viết blog - cột trái trong trang 56, hình trên]

Kế hoạch làm nghẽn con kênh ngầm sẽ phải huy động 1 toán người nhái bí mật trinh sát và đo đạc thủy văn kênh Nam Triều là 1 trong các thủy lộ đưa vào Kênh Biển để khảo nghiệm hiệu quả của kế hoạch này. Sau đó 1 chiếc tàu ngầm sẽ được đưa đến và đánh chìm trước cửa con kênh trong khi 1 chiêc khác sẽ trực sẳn sàng để vớt đoàn viên chiêc bị đánh đắm. Sau đó 1 chiến dịch thả mìn bằng máy bay sẽ làm cho lưu thông phải đi vào con kênh (đã bị chặn bởi chiêc tàu ngầm bị đấm, người dịch chú thích), đồng thời tàu bè nước ngoài sẽ được loan báo về nguy hiểm này (để có thể tránh không vào, người dịch chú thích). Sẽ có phi vụ oanh kích phá rối để ngăn chặn tàu xáng đến tìm cách nạo vét tạo 1 con kênh mới .

Kế hoạch đặt mìn (thì) dựa trên khái niệm được phác họa bởi Đô đốc Moorer khi còn là tư lệnh tối cao hạm đôi Thái Bình Dương để thuyết phục chính quyền Johnson đặt mìn hải cảng này.

Kế hoạch này dự trù dùng 22 phi cơ A-6 Intruder thả mìn thành 4 bãi mìn, 3 bãi vùng nước sâu và 1 bãi trong lòng Kênh Biển (chữ hoa của người dịch, Maritime Canal) ở 1 khúc mà con kênh hẹp lại. Các bãi mìn này gồm mìn đáy khó dò vét và loại mìn Destructors (Mìn Bộc phá) có thể nổ ở nhiều độ sâu chống ghe tàu gỗ hay thuyền loại nhỏ khác dùng vào việc chuyển hàng từ tàu lớn đậu ngoài khơi vào bến.
[hết đoạn dich]

Vào năm 1972 kế hoạch thứ 2 được triển khai và chỉ dùng mìn từ trường (magnetic mines) chỉ làm nổ tàu sắt, 1 số mìn tự tê liệt sau 1 thời gian ấn định, và kế hoạch hủy mìn sau xung đột được phác họa ngay sau khi thả theo công ước mìn thủy lôi quốc tế. Sau hòa ước Paris Mỹ đã hủy mìn trong vòng 6 tháng từ tháng 2, 1973 đến tháng 7, 1973. Cũng nên biết 1 số mìn là chỉ được vô hiệu hóa bằng phương pháp kỷ thuật gì đó chứ không được vớt lên mang đi, hay khai hỏa tại chổ. Trong toàn chiến dịch tháo gỡ hàng ngàn trái chỉ duy nhất 1 trái mìn được làm nổ vì sự cố.
Người viết cũng xin thêm nhận xét là hình trong trang này chú thích là cảng Hải Phòng nhưng đối chiếu với hiện trường và Google map thì không khớp được vào bản đồ ở chổ nào. Chổ này là 1 cửa sông nhưng không phải Sông Cấm hay Sông bạch Đằng. Ai biết được có thể tham gia vào comment blog này để chúng ta cùng học hỏi. 



http://nuocnonnghindam.blogspot.com/2015/06/hai-phong.html





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét