Hải Phòng, thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, từ tuổi nhỏ đã học biết đến nhưng cho tới nay là 1 khoãng trống trong hiểu biết của thằng viết. Hải Phòng là 1 tên mà người Mỹ nào thế hệ chiến tranh đều đã nghe đến và nhận thức mà mình thì còn mơ hồ. Thế nên phải đến để biết.
Hành trình du lịch tháng 5 năm 2015 điểm đến tối hậu là đảo Cát Bà. Năm 2014 chúng tôi đã đến Cát Bà từ Hạ Long sau khi từ Lạng Sơn và Móng Cái lái xuống. Lần này mục đích đến cũng là hòn đảo trên Vịnh Hạ Long vào mùa hè, nhưng chuyến đi còn là để xem 1 cung đường mới từ Nam ra Bắc, và các địa danh mới chưa biết, trong đó Hải Phòng là một. Nói rõ hơn là cảng Hải Phòng. Thành phố Hải Phòng mặc dù nếu có thì giờ thăm viếng thì có nhiều góc cạnh mới lạ nhưng nếu chỉ đi xuyên qua thì chung chung sắc thái và nhịp sống cũng như các đô thị lớn đồng bằng Sông Hồng kể cả Hà Nội: quy hoạch và nhà cửa mới bao quanh 1 cốt lõi săn có từ trước chiến tranh và 1 số kiến trúc cũ thời Pháp còn lại.
Dân cư đông đúc, xe cộ lưu thông nhộn nhịp chủ yếu là xe gắn máy, vào giờ tan sở lưu thông phức tạp, cây cao bóng mát dồi dào, quán xá lớn nhỏ tấp nập nhất là về đêm lúc khí trời mát xuống vài độ.
Đến Hải Phòng trời đã tối chúng tôi ghé nhiều hotels khảo giá và nhất là kiếm khu vực nào an ninh vì anh bạn quan tâm chiêc xe hơi. Cảm nhận chúng tôi là khách sạn ở đây cung cách tác phong làm ăn không được nhuần nhuyễn đối với 1 trung tâm thương mại văn hóa lớn. Thua Hà Nội nhiều và thua Sài Gon, hay nói chung các hotels Miên Nam (dưới Vĩ tuyến) rất xa.
Thái độ nhân viên và chủ nhân các thương nghiệp ở đây có lẽ phản ánh 1 thời gian lâu dài... không có thương nghiệp, 1 thời gian bao cấp, trước nữa là thời gian ráng sống còn qua cơn thiếu thốn, chiến tranh và sau đó là đấu tranh giai cấp (CCRĐ viết tắt). Từ 1 quá trình nặng nề như thế tiến lên một thái độ cởi mở, tin tưởng, cạnh tranh trong công bằng và trật tự cần 1 vài thế hệ nữa chứ không một sớm một chiều được. Em nghĩ thế, không phải lỗi 1 ai mà "lỗi" của thời cuộc, của lịch sử thôi. Mong Hải Phòng mau cải thiện phong cách để kịp với các địa phương khác của đất nước.
Ngủ qua 1 đêm hôm sau chúng tôi gửi nhờ chiêc xe tại khách sạn và thuê taxi ra bến tàu cao tốc đi Cát Bà. (Riêng chuyện gửi xe tại bãi xe của nơi đó cũng là 1 chuyện sau là rắc rối, nhỏ nhưng chứng tỏ 1 lối làm ăn tiêu cực của 1 thương nghiệp Hải Phòng làm bực mình người tiêu dùng - 1 tinh thần ăn sổi ở thì không gặp ở nơi khác, mà chúng tôi đã đi rất nhiều nơi khác, xem blog này bạn đọc biết đấy).
Hành trình du lịch tháng 5 năm 2015 điểm đến tối hậu là đảo Cát Bà. Năm 2014 chúng tôi đã đến Cát Bà từ Hạ Long sau khi từ Lạng Sơn và Móng Cái lái xuống. Lần này mục đích đến cũng là hòn đảo trên Vịnh Hạ Long vào mùa hè, nhưng chuyến đi còn là để xem 1 cung đường mới từ Nam ra Bắc, và các địa danh mới chưa biết, trong đó Hải Phòng là một. Nói rõ hơn là cảng Hải Phòng. Thành phố Hải Phòng mặc dù nếu có thì giờ thăm viếng thì có nhiều góc cạnh mới lạ nhưng nếu chỉ đi xuyên qua thì chung chung sắc thái và nhịp sống cũng như các đô thị lớn đồng bằng Sông Hồng kể cả Hà Nội: quy hoạch và nhà cửa mới bao quanh 1 cốt lõi săn có từ trước chiến tranh và 1 số kiến trúc cũ thời Pháp còn lại.
Dân cư đông đúc, xe cộ lưu thông nhộn nhịp chủ yếu là xe gắn máy, vào giờ tan sở lưu thông phức tạp, cây cao bóng mát dồi dào, quán xá lớn nhỏ tấp nập nhất là về đêm lúc khí trời mát xuống vài độ.
Đến Hải Phòng trời đã tối chúng tôi ghé nhiều hotels khảo giá và nhất là kiếm khu vực nào an ninh vì anh bạn quan tâm chiêc xe hơi. Cảm nhận chúng tôi là khách sạn ở đây cung cách tác phong làm ăn không được nhuần nhuyễn đối với 1 trung tâm thương mại văn hóa lớn. Thua Hà Nội nhiều và thua Sài Gon, hay nói chung các hotels Miên Nam (dưới Vĩ tuyến) rất xa.
Thái độ nhân viên và chủ nhân các thương nghiệp ở đây có lẽ phản ánh 1 thời gian lâu dài... không có thương nghiệp, 1 thời gian bao cấp, trước nữa là thời gian ráng sống còn qua cơn thiếu thốn, chiến tranh và sau đó là đấu tranh giai cấp (CCRĐ viết tắt). Từ 1 quá trình nặng nề như thế tiến lên một thái độ cởi mở, tin tưởng, cạnh tranh trong công bằng và trật tự cần 1 vài thế hệ nữa chứ không một sớm một chiều được. Em nghĩ thế, không phải lỗi 1 ai mà "lỗi" của thời cuộc, của lịch sử thôi. Mong Hải Phòng mau cải thiện phong cách để kịp với các địa phương khác của đất nước.
Ngủ qua 1 đêm hôm sau chúng tôi gửi nhờ chiêc xe tại khách sạn và thuê taxi ra bến tàu cao tốc đi Cát Bà. (Riêng chuyện gửi xe tại bãi xe của nơi đó cũng là 1 chuyện sau là rắc rối, nhỏ nhưng chứng tỏ 1 lối làm ăn tiêu cực của 1 thương nghiệp Hải Phòng làm bực mình người tiêu dùng - 1 tinh thần ăn sổi ở thì không gặp ở nơi khác, mà chúng tôi đã đi rất nhiều nơi khác, xem blog này bạn đọc biết đấy).
Cầu Bến Bính hay Cầu Bính trên Sông Cấm 12 km thượng nguồn Cửa Cấm. Trong baan3 đồ là mũi tên đầu tiên bên trái.
Mũi tên trắng và những đốm màu đỏ được vẽ thêm phía trên hình là hiện trường các trận thủy chiến Bạch Đằng qua các triều đại, độ chừng 10 cây số hướng Bắc nơi chụp hình. Vẽ để bạn đọc hình dung không gian và địa thế, giòng nước của nơi xẫy ra các trận tập kích đó như thế nào, liên kết được với những gì mình biết qua sách sử mà ít ai tưởng tượng được ra như thế nào. Vì ít ai màng tới thăm cho biết, chỉ ngồi 1 chổ nói dốc. Có nhiều tranh vẽ "lich sử" có cả cảnh rừng núi làm nền! Tội.
Mũi tên trắng và những đốm màu đỏ được vẽ thêm phía trên hình là hiện trường các trận thủy chiến Bạch Đằng qua các triều đại, độ chừng 10 cây số hướng Bắc nơi chụp hình. Vẽ để bạn đọc hình dung không gian và địa thế, giòng nước của nơi xẫy ra các trận tập kích đó như thế nào, liên kết được với những gì mình biết qua sách sử mà ít ai tưởng tượng được ra như thế nào. Vì ít ai màng tới thăm cho biết, chỉ ngồi 1 chổ nói dốc. Có nhiều tranh vẽ "lich sử" có cả cảnh rừng núi làm nền! Tội.
Chuyến tàu cao tốc từ Hải Phòng đi đảo Cát Bà, mùa hè năm 2015. Điểm xuất phát là bến tàu đặt bên cạnh bến phà Bến Bính (hình dưới), dưới chân Cầu Bình mới, trên bản đồ là mũi tên bên trái hình. Hai mũi tên cuối bên phải chỉ xuống điểm 1 cái bến nhỏ trên đảo Cát Bà và con kinh đi tắt qua giữa 2 đảo, cung đường đó và những hình ảnh con kinh là trong chuyến về lại Hải Phòng 2 ngày sau bằng 1 loại tàu chợ. Ngày đi thì tàu cao tốc đi từ Bến Bính, ra tới Cửa Cấm - Cửa Bạch Đằng - thi ra khơi và đến thằng cảng du lịch ngay trươc thị trấn Cát Bà.
Anh bạn đồng hành (chủ nhân phương tiện và là người lái) xưa thời bao cấp có qua phà này để đi làm ăn buôn bán, kể lại là có 1 lần được người khách phà lấn đến xin tiền. Và nói, ân cần, thật thà: "Xin thật chứ không phải xin đểu đâu nhé!". Xin đểu là cướp cạn - có vật bén nhọn cầm tay.
Hiểu khẩu hiệu như thế này: An toàn là không có trộm, không có cướp giựt, không có cướp (cướp giựt và cướp là khác nhau). Văn hóa là không có chèo kéo, chửi rủa khách không chịu mua, là giao tiếp với khách nhỏ nhẹ không cau có, thúc dục, nạt nộ. Không rao hàng láo, thối thiếu, bán hàng ối hàng giả (thổ ngữ gọi là hàng đểu) vân vân. Khách với nhau thì không xô đẩy, giành chổ, gây gổ, mất vệ sinh vân vân.
Nói chung là, nụ cười thân thiện xã giao ở xứ này hiếm hoi. Rất hiếm hoi. Thật ra mình từ xa đến thì lạ lẫm thôi, ở đây thì nếp sống này quen rồi. Hiện nay Hải Phòng đang có phong trào giáo dục văn hóa quần chúng cấp tốc thì phải, hình như thế.
Cái lạ là ra tới Cát Bà là cũng 1 phần của Hải Phòng với nhiều cư dân từ Hải Phòng thì cái văn hóa này có nhiều phần cải thiện. Chúng tôi đi Cát Bà lần này - là lần thứ hai - vì ngoài cảnh quan đặc biệt của địa phương biển này còn có chút thiện cảm với người dân Cát Bà, với thương nghiệp lớn nhỏ tại Cát Bà.
Cái lạ là ra tới Cát Bà là cũng 1 phần của Hải Phòng với nhiều cư dân từ Hải Phòng thì cái văn hóa này có nhiều phần cải thiện. Chúng tôi đi Cát Bà lần này - là lần thứ hai - vì ngoài cảnh quan đặc biệt của địa phương biển này còn có chút thiện cảm với người dân Cát Bà, với thương nghiệp lớn nhỏ tại Cát Bà.
Nói chung bất cứ ờ đâu năm châu bốn biển, những bến cảng bến xe nhà ga - ngoại trừ phi trường - là những nơi bất thân thiện và an toàn đáng lo ngại nhất của các thành phố, từ Los Angeles, New York cho đến Nam Vang, Sài Gòn, Nha Trang, nhưng bến cảng tàu ở Hải Phòng là chổ mà bạn đọc nên gồng mình và chuẩn bị tư tưởng tự vệ và cảnh giác cao độ. Khởi hành đi khỏi rồi hãy thở phào sau!
Dưới đây là hình ảnh dọc Sông Cấm suốt chừng 12 km đến cửa biển theo thứ tự. Rời bến tàu...
Muốn bắt mạch sống kinh tế của 1 nước hãy đến cảng hàng hải, phi trường và bến xe, cửa khẩu, khỏi cần xem thống kê trừu tượng nào ở đâu.
Hỉa Phòng còn có công nghiệp đóng tàu đáng kể. Một xưởng đóng và sửa chữa bảo trì tàu.
Chiếc này là một chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm hãng đóng tàu Việt Nam được thuê đóng cho hải quân Úc đang hoàn tất.
Hải Phòng có nhiều bãi đỗ containers, phải nói là khổng lồ. Những nơi như thế này ở đâu trên thế giới cũng là nơi hội tụ của rất nhiều điều tiêu cực, từ cắp vặt cho đến tham nhũng lớn, xã hội đen v.v... Thấy đất nước làm ăn lớn cũng mừng, mà cũng lo.
Sự lớn mạnh của cơ sở hạ tầng tại đây có thể nói là khá ấn tượng. Bạn đọc cũng có thể so sánh với thủy lộ và cơ sở hạ tầng hàng hải Sài Gòn trong các posts khác của blog (link này)
Hải Phòng là một cảng nước cạn, nhìn hướng nào trên thủy lộ cũng thấy tàu xáng nạo vét. Có lẽ là thường trực. Thảo nào khi trước Nixon thả vài thủy lôi là bế tắc (và khi hòa bình đến thì vớt cũng mau chóng và an toàn).
Chuyến tàu đi ra đảo thì chúng tôi ra khơi ngay sau khi đến cửa biển, nhưng để cho liền mạch thì các hình sau là để minh họa: qua khỏi cửa biển có 1 con kinh bắt qua đào Cát Hải để đi tắt tới Cát Bà. Đây là tuyến đường mà ai có xe hơi sẽ theo, điểm xuất phát từ 1 bến phà ở mũi đất phía dưới cảng Hải Phòng gọi là bến phà Đình Vũ. Hình chiếc phà đây:
Một chiếc khác lớn hơn. Xe đò và xe hơi tư nhân có thể theo phà này hay phà từ Hạ Long lên đảo dễ dàng và mau chóng an toàn.
Khi trở về lại Hải Phòng 2 ngày sau chúng tôi theo 1 chiêc phà nhỏ đi đường này (xin xem bản đồ trên)
Hướng nhìn vào đất liền từ cửa Bạch Đằng - cửa Cấm. Đây là cảnh quan nhìn thấy bởi các đoàn thủy binh Nam chinh từ Trung Hoa khi họ bắt đầu vào đất liền. Đây là cửa biển gần nhất về phía Bắc có thể đưa thằng đến trung tâm vùng đất Sông Hồng Hà, đưa thằng đến Thăng Long nếu muốn. Vân Đồn, Vạn Kiếp, Phả Lại... nghe có quen quen (truoc đây thằng viết cứ tưởng Bến Vân Đồn là ở Sài Gòn!)
Trên vùng sóng nước Bạch Đằng nhìn thấy những cây cột giăng lưới đáy không khỏi nghĩ đến những bãi công sự chống quân ngoại xâm người dân xứ này đã dựng nên ở cách đây chỉ 1 khúc sông.
Cọc thủy chiến khảo cổ từ 1950 ở rải rác nhiều hiện trường cách xa nhau, bãi gần biển nhất ở cửa sông Bạch Đằng trong các hình trên. "Tìm thấy" ở Viện Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam tại Hà Nội năm 2011, sau lưng phố Tràng Tiền (viện Viễn đông bác cổ Pháp), đi bộ ra từ Phố Cổ thôi - đừng lộn với vô số "bảo tàng" khác ở Hà Nội nhé. Viện này người Pháp giao lại năm 1958, 4 năm sau đình chiến. Blog sẽ có 1 trang về nơi này sau, trống đồng ê hề, nỏ thần Cổ Loa v.v...
Thêm về lịch sử cận kim.
Hình dưới trích từ nguồn mở Wikipedia cho thấy cảnh quan vùng nước và địa thế khu vực mới đi qua trong các hình trên, năm 1973.
Đây là 1 chiêc tàu Mỹ chạy thử trên các thủy lộ quanh Hải Phòng để bảo đảm không còn mìn, đã được tàu chuyên dụng phá hủy (không vớt, chỉ làm vô đụng, hết nổ được) Chiêc này được bơm đầy chất styrofoam để khỏi chìm - thực tế là 1 cai phao nổi bọc thép - và thủy thủ đoàn gồm chỉ 6 người ngồi ngoài trời, phòng nếu mìn nổ thì không bị thương. Lúc này là lúc đã có hiệp định hòa bình giữa Mỹ và Miền Bắc (tháng 6 năm 1973) từ đó hải quân Mỹ rút về vị thế quan sát - và khoanh tay trong trận hải chiến giữa hải quân VNCH và tàu TQ ở quân đảo Hoàng Sa. Mỹ không can thiệp vì lúc đó thực tế Mỹ là đông minh của VNCH nhưng không có hiệp ước quốc phòng gì với nhau. Hậu quả là hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét