Tân Biên Truyền Ký Mạn Lục bảng chữ Hán |
Chuyện là:
Ngày xưa ở huyện Tiên Du Bắc Ninh, vào thời Trần Thuận Tông - ông vua xách đèn đỏ nhà Trần - có gã thư sinh đẹp trai, con ông cháu cha nên được phong làm tri huyện, tương đương với ngày nay là huyện ủy, thời cộng hòa thì là quận trưởng.
Thời Trần cũng như nay công việc của tri huyên phải nịnh trên đạp dưới, không hạp với chàng Từ Thức hào hoa chỉ thích cầm kỳ thi họa, ngao du sơn thủy trên chiếc thuyền con. Một hôm Từ Thức đi chơi ngang một ngôi chùa gặp tiên nữ. Tiên làm chàng mê mệt bỏ hết mọi việc theo Tiên lên núi. Chàng kết duyên với Tiên, ở trên núi thời gian ngắn thì đâm chán, xin Tiên cho đi phép về thăm quê một chút. Tiên Ok bái bai. Từ Thức xuống núi thì thế gian đã thay đổi, hóa ra tháng ngày ngắn ngủi trên cõi tiên đã là 100 năm dưới cõi trần. Chàng không còn nhận ra làng xã cũ, và ở đó thì không còn ai nhớ rõ về một ông quan nọ một ngày xưa kia biệt tích vào núi mà không bao giờ thấy về.
Ngày xưa ở huyện Tiên Du Bắc Ninh, vào thời Trần Thuận Tông - ông vua xách đèn đỏ nhà Trần - có gã thư sinh đẹp trai, con ông cháu cha nên được phong làm tri huyện, tương đương với ngày nay là huyện ủy, thời cộng hòa thì là quận trưởng.
Thời Trần cũng như nay công việc của tri huyên phải nịnh trên đạp dưới, không hạp với chàng Từ Thức hào hoa chỉ thích cầm kỳ thi họa, ngao du sơn thủy trên chiếc thuyền con. Một hôm Từ Thức đi chơi ngang một ngôi chùa gặp tiên nữ. Tiên làm chàng mê mệt bỏ hết mọi việc theo Tiên lên núi. Chàng kết duyên với Tiên, ở trên núi thời gian ngắn thì đâm chán, xin Tiên cho đi phép về thăm quê một chút. Tiên Ok bái bai. Từ Thức xuống núi thì thế gian đã thay đổi, hóa ra tháng ngày ngắn ngủi trên cõi tiên đã là 100 năm dưới cõi trần. Chàng không còn nhận ra làng xã cũ, và ở đó thì không còn ai nhớ rõ về một ông quan nọ một ngày xưa kia biệt tích vào núi mà không bao giờ thấy về.
Tại vị trí chùa cổ đời Lý ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Đông Bắc Hà Nội chừng 20 km chim bay, nơi mà tục truyền Tư Thức gập Tiên, nay là 1 ngôi chùa mới được tân tạo, với nhiều cổ vật thời Lý triều. Đó là chùa Phật Tích trên núi Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Núi còn được gọi là Non Tiên. Chùa còn được gọi là chùa Vạn Phúc.
Bạn có thể đến bằng taxi, chỉ chừng 45 phút-1 giờ ra khỏi Hà Nội. Để bạn định hướng thì chùa ở hướng Đông Bắc, đứng từ trung tâm Phố Cổ Hoàn Kiếm.
Núi Phật Tích, nhìn thấy với bảo tháp đang xây (năm 2011) một bên, bên trái có thể nhận thấy tượng phật cao 30 m. Con đường nhựa mới, được thi công cấp tốc cho ông lớn vào khánh thành chùa (tân tạo) nên hơi bị quên làm cống, nông dân phải bơm nước qua mặt đường để tưới ruộng bên kia. 😀
Chùa Phật Tích hiện nay là hoàn toàn tân tạo, và tân tạo theo lối "sáng tạo" là nhiều, không mấy gì khoa học (khảo cổ). Các nhà khảo cứu Pháp, Nhật, Hàn, Đài Loan đã khá bức xúc về việc này khi được viếng công trường di tích chùa vào năm 2008. Cho đến những năm kháng chiến chùa con được bảo tồn, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã dày công nghiên cứu và khai quật trùng tu. Trong chiến tranh thì chùa bị hỏa thiêu, mình nói quân Pháp đốt, Pháp nói do tiêu thổ kháng chiến.
Chùa chỉ "cổ" ở các hạng mục này: vị trí chùa chính xác dĩ nhiên, cách sắp xếp 3 bậc chùa trên sườn đồi ("núi"), 1 số tượng trong chùa, 10 linh vật bằng đá, 1 số cổ tháp bằng đá đã phục dựng. Và 1 số phụ kiện kiến trúc như đá, ngói, mãnh phù điêu. Đại khái là bạn đọc đến thăm một ngôi chùa mới xây hoàn tất vào thập niên 1 của thế kỷ 21 - với sự hổ trợ lớn của chính các quan lớn đời nay (có bảng đồng tri ân ốp khắp chùa).
Ngôi chùa cổ do vua Lý Thánh Tông cho xây là chính tuy đã hiện hữu từ thế kỷ thứ 7.Sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa thành cặp 2 bên thềm thứ 2. Tượng là đời Lý.
Cũng trên bậc thềm thứ 2 là 32 bão tháp xưa đựng cốt các vị sư trụ trì chùa phần lớn xây trong thế kỷ 17. Qua bao năm thời tiết giặc giả và trộm bảo tháp, nay những di tích này phần lớn là tái tạo những năm gần đây, không có tháp nào là nguyên thủy.
Tượng Phật bằng đá đời Lý cổ nhât Viêt Nam, cao 1.82 m, tình trạng bảo quản rất tốt. Một bản sao đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng lịch sử Hà Nội.
Các bạn đọc miền Nam ra hãy đến thăm vài chùa Bắc Tông để thấy sự khác biệt sâu đậm và rõ rệt giữa chùa Bắc Tông và chùa Nam Tông. Nói có thể khó hiểu nhưng các bạn xem hình có thể có thấy khái niệm này: chùa Miền Bắc rất Việt, và chùa miền Nam rất Tàu
Chùa tại miền Bắc thường có 2 hành lang cho 18 la hán. Hình tượng rất Việt Nam, khác hẳn các la hán tương đối mới ở các chùa mới dựng, nét mặt và phong cách là người Tàu. So sánh các la hán "Việt" này với la hán "Tàu" ở chùa Bái Đính Ninh Bình khác 1 trời.
Tượng Phật cao 30 mét ở 1 vị trí cạnh chùa
Nông thôn ngoại ô Hà Nội dưới chân chùa Vạn Phúc/Phật Tích (tuy là tỉnh Bắc Ninh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét