Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Hậu Giang: Số 7 & Số 9

Thời điểm Tháng 8 nằm 2024
Du ký 3 ngày tìm dến 9 cửa sông Cửu Long
Cùng du ký   [ 1 ] . [ 2 ] . [ 3 ] . [ 4 ] . 5   

Đây là hình chụp được  từ trên máy bay cánh quạt ATR-72 chuyến bay SGN-Côn Đào vào năm 2017. Chuẩn bị sẳn sàng mọi sự kề cả số ghế ngồi, trừ một chuyện không chuẩn bị được là, thới tiết!
Chiều dài Cù Lao Dung lớn hơn đường từ Sài Gòn đến Biên Hòa

Đây là các cửa sông Hậu các bạn, tổng cộng con số lớn là 2. Sông Hậu từ khi bái bai sông Mekong tại Nam Vang chảy một giòng gần như thằng tấp ngoạn mục từ đó cho đến khi chỉ còn 35 km cách biển mới chia đôi. Toàn bộ địa hình nơi sông xẻ làm hai nhánh chót này các bạn thấy được trong 1 hình này. Đơn giản, hết sức đơn giản. Chả bù với chị Tiền thì quá là rắc rối, phải 6 cửa mới chịu. Không biết bao nhiêu phân lưu mà kể, theo dõi cho hết cũng đã mệt nói chi tìm lối đi .

Cái cù lao dài nhìn thấy nằm gọn trong hình là huyện Cù Lao Dung thuôc tỉnh Sóc Chăng, dài 35 km, diện tích 230 km vuông. Bờ phía dưới là tả ngạn sông Hậu thuộc tỉnh Trà Dinh. Con kinh trong tiền cảnh hình thước thợ tên là Kinh Quan Chánh Bố, phụ trách đào năm 1838 là ông quan bố chánh Trần Trung Tiên dưới triều Minh Mạng, đề tháo nước mặn và dẫn nước sông Hậu vào làm canh nông. Người ta ghi sao em chép lại vậy chả có giỏi dang chi. Nhưng nếu các bạn đã đọc từ đầu du ký này thì thấy rõ tại sao vào những năm đầu thế kỷ 21 nhà nước nghỉ ra là nếu nạo vét thêm thì có thể cho tàu thuyền tới 10.000 tấn tránh cửa biển để ngược lên sông Hậu. Em sẽ nói lại ở phần cuối.[2]

Một vùng nước mênh mông mà không thấy bóng tàu bè. Tại sao?

Các bạn nhìn thấy cửa Định An rộng chừng 15 km, và cửa Trần Đề rộng 2,5 km (do chiều xa và độ cong của chân trời nên nhánh Trần Đề có bị thấy hẹp thêm). Cửa sông Hậu đơn giản chỉ có thế. Nhưng xưa kia - chừng 200 năm? - chính cái Cù Lao Dung này có con sông là sông Cồn Tròn xẻ đôi từ gần trên chóp đưa nước thẳng ra biển. Đó là cửa thứ 3 của sông Hậu và thứ 8 của sông Cửu Long (nếu gọi Cửu Long là một con sông). Các bản đồ của thuyền nhân Tây phương trước 1880 có vẻ nhưng từ khi người Pháp chiếm Nam Kỳ các bản đồ sau không cho thấy vì giòng nước này đã bị bồi lấp. Đó là phép lạ giòng sông tàng hình của 9 cửa sông Mekong tại Biển Đông mà du ký này đã đến tìm hiểu vị trí.

QL 60 đi từ tp Trà Vinh qua tp Sóc Trăng xuông xẻ một đường thẳng, nhưng phải băng qua Cù Lao Dung bằng 2 con phà gọi là A và B, giữa là một khúc 2,5 km QL-60. Hai phà mua một vé cho ai lên bến A, tụi em không biết mua 2 lần 2 vé. Tương lai năm 2028 hai chuyến phà này sẽ được thay thế bởi 2 cây cầu lớn gọi là cầu Đại Ngãi 1 và 2.

Phà An Thạnh 1 hay là Đại Ngãi bờ A
Quá giang lần cuối trên đường về đất Mũi. Ở vùng sông nước này 'quá giang' là sang sông, trên thuyền, thành ngữ lan lên thành thị đã trờ thành 'đi nhờ một đoạn'. Bạn phải ở lâu mới thắm ý phương ngữ, mới thành con người của nước. Của đất.
Ra cửa Định An 30 km
Lên bờ Cu Lao Dung là qua địa phận Sóc Trăng. Bạn lái xe tiếp chừng 2 1/2 cây số sẽ đến bến phà qua đất liền tình Sóc Trăng tên là Phà Kinh Đào.
Xuống phà gọi là Đại Ngải B quá giang qua đất liền tình Sóc Trăng liền với Bạc Liêu, là vùng đất với Cà Mau trươc đây được người Pháp gọi là Transbassac. Bassac là tiên thân của sông Hâu mà bản đồ xưa Pháp cũng biết gọi là Fleuve Posterieur theo người Nguyễn.
Phà Kinh Đào Cù Lao Dung qua Sóc Trăng
Tầm nhìn ra biển từ độ cao cặp mắt trên phà là 5 m thì chỉ thấy đến 8 km, biển nhìn từ đây là dưới đường chân trời.
Nhìn ra Cửa Trần Đề. Cửa số 8 các bạn, "số 9" theo truyền thống [1]
Chuyến phà cuối cùng qua cửa Trần Đề
Nhìn qua bờ đất liền tỉnh Sóc Trăng. Hình 14 [3].
Bờ hữu ngạn sông Hâu tại xã Đại Ngãi tháng 8 năm 2024. Hai năm nữa các bạn có muốn đến xem bờ nước đầy vẽ hoang sơ này sẽ phải thuê du thuyên riêng vì sẽ đã có cầu phía thượng nguồn, sẽ không có ai rảnh đưa các bạn đi đâu. Có bạn sẽ nói: "chả có gì! Chỉ sông với nước, chổ nào cũng thế, như nhau!". Các bạn quen với sông Bến Nghé, sông Sài Gòn chỉ vài trăm thước rộng. Sông Đồng Nai, Nhà Bè non non 1 cây số. Đây thì là vùng trời gặp nước nơi sông nhỏ là 3 km bạn ạ.
Hình 2017: Cửa biền Trần Đề, nhìn lên Tây-Bắc. Từ tp Cần Thơ về: 80 km
Cảng tàu thị trấn Trần Đề. Tàu về từ Côn Đảo, biển bên phải của hình, cách 4 km.
Cảng cá thị trấn Trần Đề tỉnh Sóc Trăng 4 km cách tâm cửa biển số 8 (số 9 kinh điển)

Nếu các bạn hình dung châu thổ sông Mekong là một tam giác cân, đặt Tân Châu An Giang là đỉnh A, góc B là bãi Tân Thành Gò Công tỉnh Tiền Giang (trong bài đầu trong du ký 3 ngày này), thì góc C cuối cùng là đây các bạn: xã Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Lưu vực của vùng châu thổ nơi giọt mưa rơi xuống phải trôi về các nhánh Cửu Long là cái gọi là Đồng Bằng sông Cửu Long.

Tổng kết:

Tổng kết 2 ngày chính dùng xe SUV theo sát vùng duyên hải châu thổ sông Cửu Long chúng em xuất phát tính từ tx Gò Công, đến đích là tp Sóc Trăng là 160 km ước chừng đường bộ. Sáu con phà, 1 cống đập Ba Lai và 1 cây cầu Cổ Chiên. Về kỳ vọng xem như thành công được  80%, vì không được hiển thị tận mắt 2 cửa Cổ Chiên số 5 và Cung Hầu số 6.
Một ngày đẹp trời gần đây sẽ kế hoạch dùng xe hai bánh đi lại các chổ thiếu sót hầu cống hiến bạn đọc hình ảnh và du ký. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Xin chờ!

Con số đẹp nhất trong các con số


Phụ chú:

1. ^ Thế kỷ thứ 13 có quan nhà Tống tên Triệu Như Khoái (趙 汝 适 ) viết tập Chư Phiên Chí (诸蕃志) tả thế giới do người Hán Trung Nguyên khám phá có kể dến Cửu Long Giang (九龍江) trong khu vực Đông -Nam-Á, chứng tỏ họ đã thăm dò và kết luận 9 cửa biển này là do chỉ từ 1 giòng sông. Và là đã đếm đúng số 9 cửa. 
 
2. ^ Nước các giòng sông có phù sa chảy do trong lực và độ chênh của địa hình. Đến gần biển độ nghiêng này là zero nước bớt chảy và lưu lượng lan tỏa ra nhiều nhánh do đó chậm lại và phù sa lắng xuống đáy tại cửa biển. Từ biển lại có thủy triều mỗi ngày đẩy lùi giòng nước và phù sa. Kết quả là tại tất cá cửa biển trên thế giới đều có một cồn phù sa chắn ngang. Lại nữa, lưu lượng sông phải có lối thoát do áp lực thượng nguồn nên đã phá những con kênh ngầm xuyên các cồn để ra biển. Khi thủy triều rút những con kênh đó là lối đi duy nhất đề nước sông ra biên (không ngừng vì lưu lượng sông không tùy thuộc thủy triều), và dĩ nhiên là khá cạn (nông).
Dù cho phía trong thì lòng sông có thể đủ sâu để tàu lớn lên xuống, nhưng tại cửa - khi nước lớn - phải nhờ hoa tiêu địa phương lên lái vào sông. Việc này không có một cảng gần sông nào trên thế giới là không cần. Đối với ghe nhỏ và tài công là địa phương thì không thành vấn đề. Các bạn thấy sông Hậu lớn thế, cầu Cần Thơ phải cao như vậy tức tàu lên xuống đâu có nhỏ, nhưng ra vào cửa Định An này là cả vấn đề. Trong hình 2. có kinh Quan Chanh Bố khi xưa đào để rửa mặn đất bồi, nhìn thấy rõ là nó tạo một lối đi tránh cửa sông khá đẹp mắt. Nếu cân nạo vét thì cũng dễ hơn là nạo lòng sông. Thế nên những năm đầu thế kỷ này chính quyền có nghĩ ra một dự án nạo vét cho tàu lớn đến 10.000 tấn đi vào để lên nguồn (DWT là trọng tải toàn phần). Một con tàu như thế phải dài (lớn) it nhất là 150 m theo phép tính ươc chừng trên mạng. Đâm ra là ta quá chủ quan, dự án nuốt tiền mà cửa kinh cứ bị bồi lấp liên tục, tương lai không biết ra răng. Cần Thơ trên sông Hậu không bao giờ là cảng biển quan trọng được (cầu CT làm cho cao cũng là tốn kém vô ích).

3. ^ Ngoài lề nói chuyện riêng tư. Năm 1983 em vượt biên tại cửa biển Trần Đề này. Xà lan cát của bộ đội chở đi nhờ từ Long Xuyên, nửa đêm ém tại đại khái vùng như trong hình 14. Cá lớn tài công dõm đến rước ra khơi tới chậm, hụt thủy triều. Chừng 3:00g sáng lụp chụp mới vừa ra cửa thì rẽ về hướng Nam liền để tránh Côn Đảo. Đâu biết là phải ra xa theo con kênh ngầm khỏi thềm phù sa (chắc khoảng 5 km) mới được. Mắc cạn. Chỉ chốc lát thùy triều xuống con tàu nằm trên bãi cát bùn mênh mông dưới trăng, nhìn ghe cộ người địa phương đi đi vào vào trên con kênh khi đó hiện rõ là một  giòng sông giữa bãi cát bằng phằng ngút ngàn! 😂 Gần 1/2 thế kỷ sau đến lại chổ này như đi trong một giấc mơ.



😁



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét