Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Thanh-Nghệ-Tỉnh

Từ Hạ Long về Huế:      1.  2.  34.  5.  
 
Cảnh quan đường HCM xuyên qua miền Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tịnh. Đoạn này chừng 300 km cho đến khi vượt qua vĩ tuyến 17 gần Khe Sanh, chạm Quốc Lộ số 9.

Chả biết tại sao có lúc người mình hay gọi Thanh-Nghệ-Tỉnh như là 1 vùng thống nhất như là về địa dư phong thổ hay nhân văn, vì Thành Hóa khác Nghệ An Hà Tịnh nhiều, rõ nhất là giọng nói, người Thanh nói giọng giống phía đồng bằng Sông Hồng, Nghệ An Hà tịnh thì giống phía trong nghĩa là Bình Trị Thiên, mặc dầu có sự chuyễn tiếp về âm điệu cũng có thể phân biệt.



Đường giây cao thế Bắc-Nam, một công trình với tầm quan trọng không kém hạ tầng đường xá.

 

Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 1 là công trình đường dây truyền tải điện năng (điện xoay chiều) siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1.487 km, kéo dài từ Hòa Bình đến Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu xây dựng công trình là nhằm truyền tải lượng điện năng dư thừa từ Miền Bắc Việt Nam (từ cụm các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà; nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình) để cung cấp cho miền Nam Việt Nam và miền Trung Việt Nam lúc đó đang thiếu điện nghiêm trọng, đồng thời liên kết hệ thống điện cục bộ của ba Miền thành một khối thống nhất. Nguồn Wikipedia


Cũng từ nguốn Wikipedia trên tổng số cột điện như thế này là 3437 cột. Trong trang post về Thủy lộ Sài Gòn bạn đọc cũng có thể thấy đường dây điện này quá giang Sông Nhà Bè. Đường dây khởi công vào giữa năm 1992, tên tuồi thủ tướng Võ Văn Kiệt gắn liền với công trình này.

Đường giây cao thế Nam-Bắc qua địa phận Quảng Bình - Nhìn thấy móng trời đôi

Ghé quán bên đường ăn trưa. Trên đường tuy vắng thị trấn nhưng chuyện ăn uống hay cứu hộ không bao giờ là vấn đề. Thật ra đường vắng dân cư lái xe an toàn nhiều, và đà di chuyễn thông suốt không ngắt đoạn (cảnh sát cũng ít).

Qua huyện lỵ Tân Kỳ Nghệ An trên tuyến đường.

Khe Cò ở phía Tây Bắc thành phố Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An. Vị trí bản này cách Vinh chừng 30km phía Tây


Phía Tây tình Nghệ An Và Hà Tịnh lúc xưa là vùng xa xôi, có những vùng đạo công giáo có truyền thống rât xưa, từ thời các cố đạo Đàng Ngoài vào sâu truyền đạo. Đi trên tuyến đường HCM mà thôi có vùng trông thấy rất nhiều nóc chuông trong đồng quê xa xôi. Nóc chuông nhà thờ không phải như mái chùa cổ thể có rãi rác do các tu sĩ Phạt giáo lập nên để tu tịnh. Nơi nào có nhà thờ là có 1 cộng đồng giáo dân sinh sống cự ngụ chung quanh đáng kề. Và cũng nên nói là các nơi này việc dùng đất mới xây nhà thờ (mới) là không thể, vụ lộn xộn Con Cuông là điễn hình. Các nóc chuông này có mặt trên địa ốc rất cổ truyền khó giải tỏa được.







Mạng lưới đường mòn Hồ Chí Minh phục vụ cho chiến tranh Miền Nam bắt đầu ở Hà Tịnh và hình như có di tích cột số 0km tại đâu đó. "Đường giây ông Cụ" hay đường giây 559 khởi công khai phá tìm đường tháng 5 năm 1959 qua địa thế rừng núi trùng điệp dễ ngụy trang - nay là 1 địa bàn rất trống trãi trơn tru và an toàn. Quảng Bình là nơi tập kết và hậu cần tiền trạm cho quân và khí tài đưa vào Nam, là nơi bị đánh bom nhiều nhất tại Miền Bắc, có nhiều nơi là di tích và nghĩa trang nhất.

Hiện nay chỉ 1 trục đường và dĩ nhiên là nằm trọn trong nước mới đắp được đặt tên là đường HCM theo gợi ý đường mòn HCM, như thể đặt 1 tên đường phố, thực chất là 1 quốc lộ, nó không phải là đường mòn xưa. Tính chất đặt trưng của con đường quốc lộ này là nó chạy ven biên giới Tây của nước, và liên kết trực tiếp các tỉnh cả nước từ Bắc chí Nam, tính chất mà chỉ có Quốc Lộ 1 là có cho đến nay.
Hồng Lĩnh, Hà TỊnh
Hình nhà thờ kế trên là ở Hương Khê, Hà Tịnh




Mời đón xem hình ảnh đường HCM đi qua Bình-Trị-Thiên trong post sau.





Từ Hạ Long về Huế:      1.  2.  34.  5.  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét