Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Đường Hồ Chí Minh

Từ Hạ Long về Huế:      1.  2 3.  4.  5.  


Khi từ Đà Nẵng ra Hà Nội để cùng người viết đi phiêu du miền Bắc anh bạn lái ra qua đường QL1, là tuyến đường chính Nam Băc cố hữu dựa tren con Đường Cái Quan. Lúc này vào tháng 8, 2014 toàn bộ đoạn đường từ Quảng Trị ra đến Thanh Hóa đang được tân trang lại cùng một lúc!, toàn mặt đường đang được cày lên để xây dựng mặt lộ mới. Anh bạn phải tốn gấp 4 lần thời gian chưa kể thiệt hại hao mòn cho xe mới đến Hà Nội. Vì không muốn sống lại cơn ác mộng đó, khi có tôi đi chuyến về anh quyến định dùng đường HCM từ thành phố Thanh Hóa.
Đường HCM là cung đường lý tưởng thay thế QL1 để chạy Bắc Nam. Tuyến này chạy có thể nói là 'song song' (nhưng ngoằn ngoèo) với QL1. QL1 ôm sát bờ Biển đông từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, đướng HCM thì đi sát biên giới Lào Việt từ Thanh Hóa.

Khởi hành sáng1 sớm sau khi ăn sáng tại tp Thanh Hóa, thời gian dự trù đến Huế là 12 tiếng đồng hồ kể cả nghỉ ăn trưa. Nói chung thì đúng lịch trình nhờ không gặp trở ngại đường xá nào và không hư xe hay bất trắc nào khác.
Chúng tôi theo một đường tình lộ hướng về phía Tây để gặp đường HCM trong tình Thanh Hóa, đoạn này chừng 45 cây số.
Ra khỏi thành phố Thanh Hóa
Đường quê Thanh Hóa đi về hướng Tây. Chổ giao lộ với đường HCM gần như là điểm trung tâm của tình Thanh Hóa (tình lớn nhất miền Bắc), là 1 thị trấn tên là Thọ Xuân là vị trí địa danh Lam Sơn nơi Lê Lợi một người nông dân Thanh Hóa khởi nghĩa chống quân Minh năm 1418.
Có 1 phi trường mới xây cho thành phố Thanh Hóa trong vùng quê phía Tây này.
Lam Sơn 4km. Lam Sơn này là Lam Sơn Thanh Hóa lịch sử thiệt chứ không phải tên đặt theo sau. Chiến khu của anh hùng áo vải Lê Lợi.
Vùng này trồng mía và có nhà máy đường, dân chúng thưa thớt và thấy không phát triển kinh tế gì mấy.
Từ chổ này bắt đầu cung đường HCM chúng tôi đi về hướng Nam. Trên bản vẽ thì đường HCM hiện nay bắt đầu vùng phía Tây của Hà Nội và dự trù đặt tên như vậy cho 1 tuyến kết nồi mặt đường mới và cũ, nhiều khúc là quôc lộ đã có trước cho đến Cà Mau qua Bình Phước là tỉnh Phươc Long cũ.
Đến giao lộ này thì đoạn đường từ Sơn Tây xuống là đã trên 200 km.
Từ đây chúng tôi dự trù đi đoạn đường HCM cho đến đường 9 ở Nam Bến Hải trong tình Quảng Trị, sau đó theo QL9 hướng ra QL1 nhập vào phần đất Bắc Thạch Hản và về Huế trên QL1. Đoạn đường như vậy là 700 km tính từ Thọ Xuân là chổ nhập vào đường HCM. Dự trù tối sẽ tới, khoảng 20:00 giờ.
Từ khi rời Hà Nội theo QL1A lên Lạng Sơn, qua Móng Cái, xuống Hạ Long và băng qua đồng bằng Sông Hồng, khi vào vùng Tây Thanh Hóa và xuôi đường này, là lần đầu thấy vắng. Vắng xe, vắng người, ít làng mạc thị trấn đi qua. Đi như thế này từ tp Thanh Hóa là không qua 1 đô thị nào, bỏ qua Vinh, Hà Tịnh, Đồng Hới, Quảng trị. Tức là 1 đoạn đường khá dài đi giữa nông thôn mà thôi.
Cũng tiếc là không xem được vùng đông dân cư và đô thị phần Bắc Trung Bộ - cả 2 lần khi ra và vào lần này người viết đã dùng đường HCM. Thôi lần sau vậy, mong lúc đo QL1 đã hoàn tất tốt đẹp.

Trên trục đường không có đô thị đông dân cư, chỉ huyện lỵ và là vùng kinh tế không được phong phú nên đường rất vắng, nhất là xe đò vì không có khách. Khách đi qua đây phải là khách "tốc hành" đi vào Nam, không cần ghé thành thị nào mà chỉ cần tới đích mau chóng.
Bân đọc sẽ thấy nhiều hình ảnh liên tiếp không có xe cộ trong những trang sau. Tuy vậy vùng đất đi qua là khá yên bình và đẹp do chổ thôn dã có vẻ còn tự nhiên.

Hình dưới là 1 trạm xe buýt vắng vẻ (có cả karaoke!) trên tuyến đường HCM địa phận Thanh Hóa. Như nói trên thì trên tuyến đường không có đích đến quan trọng như đô thị dân cư đông nên xe buýt hiện thời ít oi. Nếu có xe đò trên tuyến thì sẽ phải dừng cho từng khách xuống từng địa chỉ nông thôn hay huyện lỵ nhỏ, đâm ra không mấy hiệu quả kinh tế. Vòng lẫn quẫn là dân cư không có phương tiện rẽ tiền để đi về làm ăn, mua và bán, và cứ thế... Hy vọng trong tương lai gần sẽ có những hạt nhân kinh tế như nhà máy, mõ quặn, công-nông-nghiệp lớn sẽ thu hút dân cư về (trước đây không lâu là... công nghệ đốn rừng bán gỗ qua Tàu! Bây giờ sạch rồi, mong 1 ngày nào có tác giả nào quan tâm và có tâm nghiên cứu lập hồ sơ để dân ta học hỏi cách làm ăn với tài nguyên tự phục hồi, và biết trân trọng di sản quốc gia.)
Đây là đường "thượng đạo" miền Trung ra Bắc Hà mà sách sử thường nhắc đến. Rừng trông thấy đây là rừng trồng trên đất rừng nguyên sinh đã bị đốn sạch sau 1975. Cho thấy các chổ này xưa không có người và do đó là không có kinh tế vì là rừng thiên nước độc.




Từ Hạ Long về Huế:      1.  23.  4.  5.  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét