Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Đồng bằng Sông Hồng

Từ Hạ Long về Huế:      12.  3.  4.  5.  

Trong một chuyến đi Ninh Bình thằng viết nói chuyện với chú tài, đề cập đến cách phát âm tiếng Việt ở miền Bắc. Chú tài đồng ý là có vùng phát âm "không chuẩn" thì dụ như cách phát chữ N va chữ L. Thế thì, thằng viết hỏi, theo chú thì ở đâu phát chuẩn nhất?
- Dạ quê em ạh, nà Lam Định ạh.


Tiếp tuc chuyến đi tháng 8.2014. Ngày 8.20.2014.
Sau khi trở về thành phố Hạ Long từ đảo Cát Bà, bốn người chúng tôi, anh bạn lái, 2 người trong gia đình và thằng viết lên đường lúc 12 giờ trưa, đích đến là thành phố Thanh Hóa vào buổi chiều hôm đó. Lộ trình băng ngang qua toàn chiều đáy tam giác vùng châu thổ sông Hồng Hà (từ Hải Phòng đến thị xã Tam Điệp)
Lộ trình lên Uông Bí, rẽ đường số 10 xuống Nam Định đi vòng ngoài các đô thị.



Sông Bạch Đằng chỉ là 1 đoạn dài chừng 20 km, bãi Bạch Đằng phía hạ nguồn chổ này chừng 15 km (sau lưng người chụp). Qua cầu này thấy xưỡng đóng tàu bên sông. Hình chụp về thượng nguồn, trên đấy không xa có địa danh tên là Vạn Kiếp chắc bạn đọc có nghe qua. Nói chung và nhìn bản đồ thì từ chổ này ngược sông Đuống ghe thuyền có thể về tới Hà Nội được tuy không tiện lợi cho tàu bè hiện đại. Rất tiêc là không co thời gian dừng lại xem rõ hơn vì lịch trình hôm nay đường dài so với vốn thời gian. Thực tế cung đường đi qua các đô thị Hải Phòng, Uông Bí, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Tam Điệp Bím Sơn, nhưng chúng tôi không dừng lại thăm thú được và đều phải đi đường tránh, chỉ lái qua vùng ngoại thành.


Đường đi thong thả và không bế tắc chổ nào, chỉ là, phải nhìn bản đồ cho thật kỹ vì mạng lưới đường xá trên đồng bằng phức tạp chứ không như vùng núi.


Làng mạc trên QL10 di Hài Phòng.


Qua sông Cấm - Cầu Kiền, ven đô thành phố Hải Phòng trên Quốc lộ 10


Một ngôi chùa bên đường QL10, Hải Phòng xây theo mẫu mã đền kỷ niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan!



Đường qua đồng bằng trong tỉnh Nam Định.








Ngoại ô thành phố Ninh Bình


Đi qua dãy núi Tam Điệp là hết vùng tam giác châu thổ Sông Hồng và vào Xứ Thanh. tất cả các hình ảnh núi trong vùng châu thổ Hồng Hà đều là núi vôi, chân núi ở sát đồng bằng gần như cao độ 1 mét hơn, nên không phải là vùng núi cao. Dãy Tam Điệp cũng là 1 dãy núi chân chạm đồng bằng, không phải vùng đồi núi thật sự được hiểu là "vùng cao".


Em đùa tí chơi, không có đường Hoa Thanh Quế mà đó là cảnh quan đường quê Thanh Hóa ạh. Tiếng nói lái này em học được của người Hà Nội chọc người Thanh Hóa. Có 1 khuynh hướng tại Hà Nội coi rẻ người Thanh Hóa cho rằng người Thanh Hóa khống mấy tốt về cách làm ăn cư xử với người lạ, không hiếu khách mà chỉ chờ gạt gẩm và dối trá. Em thì không có y kiến ạ, nhưng 2 lần ghé Thanh Hóa thì chẳng có kỷ niệm nào gọi là không vui, mà bên Ninh Bình sát gần phía Bắc thì đã có lần bị lừa.


Đến khoảng 5:00 giờ chiều xe đến thành phố Thanh Hóa. Vậy là chuyến đi mất khoảng 5 tiếng từ thanh phố Hạ Long đến thành phố Thanh Hóa, đi trọn đáy tam giác châu thổ Sông Hồng, nếu đường thẳng thì chừng 200 km. Để bạn đọc hình dung thì tam giác này đỉnh là thị xã Sơn Tây phía Tây Bắc Hà Nội, 2 góc phía Đông và Nam là Hải Phòng và Thanh Hóa.


Cầu Hàm Rồng vượt sông Mã ngoại ô thành phố Thanh Hóa. Địa danh này nổi tiếng thời Mỹ đánh bom trục đường xe lửa Nam Bắc. Cầu bị oanh tạc nhiều lần nhưng vì 2 quả núi 2 bên tạo lợi thế cho pháo phòng không máy bay Mỹ bị bắn rơi khá nhiều tại đây và cầu chỉ bị sập vào đợt tháng 12 năm 1972 vì bom điều khiển bằng laser mới chế tạo.


Cầu được xây lại với 2 làn xe 4 bánh sau này. Luồn giao thông chính qua sông Mã thì trên cầu QL1 phía dưới sông.


Hình trên là cảnh đồng quê bên này sông Mã sau khi qua cầu ở 2 hình trên, cùng thời điểm nhưng xuôi ánh mặt trời về chiều. Tai đây đang xây dựng 1 cụm hành chánh cho thành phố Thanh Hóa, có 1 tiệm ăn bên hồ bán đặc sản địa phương.
Nhóm chúng tôi lấy phòng ở 1 nhà nghỉ bên thành phố bên kia sông để sáng hôm sau lên đường về Huế.


... xin đón xem đoạn tiếp: đường Hồ Chí Minh từ Thanh Hóa về Huê trong 1 ngày ... 

Từ Hạ Long về Huế:      12.  3.  4.  5.  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét