Biển Đông / Nam Hải ngày 21 tháng 4, 2016. Chữ viết trên cánh phi cơ là chữ Hán, đọc theo lối quốc ngữ Việt Nam là Trung Quốc Nam Phương Hàng Không. Đảo xanh dưới cánh phi cơ 30000 bộ là 1 đảo san hô ngoài khơi và cùng vĩ độ với Đà Nẳng, Viêt Nam. Một trong vài ốc đảo trong 1 quần đảo máy bay bay qua. Chỉ có ai đi phi cơ của hãng máy bay quốc tịch Trung quốc mới có cơ may có được những tầm hình này, nếu may mắn.
Năm nay em mua vé rẻ của 1 hãng máy bay Trung Quốc mới đến cạnh tranh trên đường bay xuyên Thái Bình Dương từ Mỹ, là hãng China Southern Airlines. Vé cực rẻ không thể cưỡng cho dù giòng máu chống Tàu bài Chệt của em không thua gì các quý vị đồng hương đáng mến của em tại Mỹ.
Quảng Châu tên xưa là Canton và ký hiệu hàng không quốc tế là CAN. Phi trường quá cảnh là Bạch Vân ngoại thành thành phố. Quảng Châu, Hồng Kong và Macao làm 1 tam giác và cách nhau chừng 50 km chim bay.
Trung chuyển tại sân bay Bạch Vân Quảng Châu cũng chằng khác gì trung chuyển tại các sân bây Đài Loan, Hồng Kông hay Hán Thành, người Hoa Lục cũng không có 3 đầu 6 tay và không có đuôi. Và họ không ăn thịt người. Chỉ là, tiếng Anh của họ thua xa tại các sân bay khác, kể cà sân bay Việt Nam. Cảm tưởng là họ chi nói vào loa cho họ nghe và không nghĩ có ai khác cần hiểu tiếng gì khác hơn là tiếng Quan Thoại hay Quảng Đông.
Tại Guangzhou rất ít người Việt Nam từ Mỹ hay Canada quá cảnh, chỉ 1 số lên xuống máy bay là từ Việt Nam đến Trung Quốc làm ăn, du học hay thăm viếng. Dù vậy với vốn liếng ít ỏi tiếng phổ thông và nắm tiền lè đô-la Mỹ em cũng thoải mái mà không thấy lạc loài mấy. Biển bản cũng có ít chư Anh chen kẻ vừa đủ để mình tìm đường.
Các chuyến bay từ khu vực Đài Loan, Hồng Kông hay Seoul, hay Guangzhou đi thẳng đến Miền Nam Viêt Nam là những đường thẳng về hướng Nam-Tây Nam. Nhìn trên bản đồ thì thấy rõ đường bay qua quần đảo Hoàng Sa. Khi nào trời không mây như trong mùa bảo thì có thể thấy biển xanh và lòng háo hức chờ đến lúc mình tính toán là sẽ bay qua, nhưng trong những chuyến truớc khi đến gần điểm trên bản đồ phải là quần đảo thì đường bay chợt thay đổi thành 1 đường rẻ phải, nhắm vao bờ biển Bắc Trung phần. Đường rẻ tránh rỏ rệt trên bản đồ hiện trên màn hình trên ghế. Lần nào cũng vậy. Bất kể là máy bay của Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông hay Taiwan, hay VN Airlines. Các cục đá nhô lên khỏi mặt biển này (là thực chất cảnh thấy từ mặt nước, vùng thấy trong hình thì thường khi là chìm 95%) theo luật quốc tế không có không phận... Và dĩ nhiên theo công pháp quốc tế không có vùng độc quyền kinh tế. Thế thì... ?
Cao độ thường là 33 nghìn bộ Anh tức là chừng 10 cây số trên trời. Lần
này thì hãng máy bay là quốc tịch Trung quốc, máy bay tiếp tục giữ đường bay thằng qua bản đồ về hướng Nam Tây Nam. và hình như họ cố tình bay
qua đầu những đảo chìm này.
Đảo có thể dùng Google Earth để nhận dạng. Lúc này bên phải dưới cửa sổ có thể thấy nhiều đảo khác cho nên bên hàng ghế đó hành khách cũng háo hức dùng máy điện thoại chụp tới tấp, có vẽ hào hứng không kém chính mình phía bên trái cabin. Gần hết hành khach trong chuyến bay là người Trung quốc đi Việt Nam nhưng trong tiếng ồn động cơ không thể nghe họ bàn tán với nhau những gì.
Đây là những vật thể san hô chìm dưới chừng tầm 1 thước nước biển trong xanh, như "đảo" này chỉ nổi ở phần màu trắng nhỏ thấy được phía phải của vật thể, và 1 dãy san hô nổi rất mõng nơi thấy sóng trắng vỗ vào, toàn bộ vật thể nhìn thấy là qua làn nước cạn trong vắt. Từ mặt biển rất có thể là sẽ không thấy gì nhô lên nhât là vào những ngày sóng cao. Vì địa dư như thế nên chỉ 1 vài đảo là có thể gọi là đảo và có người ở được, và máy bay không bay qua nơi có cơ sở nhân tạo (1 hay 2, là cơ sở, cảng hải quân) có sẳn trong quần đảo.
Từ ngoài khơi Đà Nẵng máy bay bay tiếp đường thằng đến điểm chạm bờ, là nơi này:
Cho dù là thời đại phi hành bằng kỹ năng định vị bằng vệ tinh, các đường bay phi cơ hàng không đều bay ngang qua những điểm cố định trên mặt đất gọi là waypoints, thường là nhưng nơi có phi trường từ lâu đời. Khi nào có thể thì các đường bay từ điểm A đến điểm B sẽ được nắn lại cho đi qua gần hay trên các waypoints đó vì 1 ích lợi phi hành nào đó.
Hình trên là điểm chạm bờ của chuyến bay CZ3069, là gần thành phố Nha Trang, trên góc phải của hình. Nhìn thầy được là Hòn Tre, dưới cánh thì là Vịnh Vân Phong Vạn Giả. Vùng trời này tuổi trẻ đã bay qua bao lần, làm sao không nhận ra được.
Hình trên chụp sau chừng 1/2 phút cho thấy toàn vịnh Cam Ranh.
Bay về Miền Nam:
Hình trên là toàn bề ngang Vịnh Gành Rái, bán đảo Vũng Tàu trên xa bên trái hình. Hình dưới:
Con đường chạy thằng ra thị xả Cần Giờ. Một phần của Cửa Cần Giờ trong hậu cảnh phải của hình.
Sông Vàm Cỏ và cây cầu mới xây đi thằng ra Gò Công, giảm 1/2 thời gian hành khách xe đò từ Sài Gòn đi Gò Công.
Hình ảnh một nước Việt Nam đàng hoàng, tươi đẹp không đuoc phổ cập trên mạng, không đươc cư dân mạng chuyễn tiếp cho nhau xem. Một hiện tượng lạ đối với người viết.
Đất nước mới và con người mới mà trong đó trên 2/3 là sanh ra sau ngày em rời xa xứ sở.
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét