Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Bà Phi Yến, Nguyễn Ánh và Côn Đảo

Trong du ký này:    ⏪    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  12.  13.  14. 15. 16. 17....    ⏩


Chính sử, huyền sử hay giả sử?

Đảo Hỏn Bà nhìn từ Bãi Nhác 18 tháng 10 Đinh Dậu 2017
 
Không biết huyền bí hay ngẫu nhiên mà ngày thằng viết cùng đồng hành hạ cánh xuống Côn Đảo thì bắt đầu mắc phải trận mưa thê thảm. Mưa suốt 2 ngày sau. Trời giăng mây như trong hình làm ngày 4 tháng 12 không 1 chiêc máy bay nào đến đảo được và tàu đi Sóc Trăng cũng không nhổ neo. Cái hay là mưa đúng 2 ngày giỗ Bà này, vì giỗ Bà phải là 2 ngày. Thế mới hay chứ. Nhiều người dân địa phương nói là năm nào cũng thế. Có đúng không thì dễ kiểm chứng, với thống kê thời tiết cụ thể đã ghi chép, nhưng dù sao thì cũng phải là 1 hiện tượng thường, thường hơn là thỉnh thoảng - vì cuối năm thì mưa toàn cầu đâu cũng xãy ra vì khí quyễn trái đất lạnh, mặt trời xa quả đất.
Nhưng mà cũng lạ, và sự việc lại thêm 1 thích thú nho nhỏ trong khi du lịch, làm kỹ niệm khó quên hơn. 
 
 
 
Chỉ do ngẫu nhiên mà chúng em ra viếng Côn Đảo vào dịp này vì không biết trước thông tin về lễ giỗ này. Đi du lịch thăm địa phương nào khi đang có lễ hội (mà không phải chen chúc!) thì là càng thú vị thôi.  
 
 
Tính 232 ra thì bà Phi Yến mất vào năm 1785. Theo người hiểu biết thì ngày giỗ này do cầu cơ mà ra và cũng mới gần dây thôi.
Nơi thờ Bà là miếu An Sơn này ở chân núi Chúa, chúng em đến thăm trùng ngày 17 tháng 10 âm, mưa lất phất, khi mau khi thưa. Đến vào lúc đang có 1 vài hoạt động cúng vái nào đó, có nghi lễ múa này, người tham dự không mấy gì đông . 
 
 
 
Vì mưa nên chúng em cũng xem qua loa và không tìm hiểu nhiều, nhưng trông có vẽ lễ nghi cũng không là thuần cổ truyền gì mấy, mà lại có sắc thái Miền Bắc, châu thổ sông Hồng hay hải đảo Vịnh Bắc Bộ. Ai là người Bắc Ninh quê hương quan họ đến đây xem sẽ thấy nhớ nhà ngay. 
 

Vũ công hầu hết là người từ Miền Bắc, nay là địa phương dĩ nhiên, "bản địa", Em có nhận xét thêm, cái này lạ lạ: điệu múa và bố cục gần giống những điệu múa dâng hoa trong nhà thờ công giáo ngoài Bắc, nhât là Băc Giang. Các nhà thờ công giáo di cư vào Nam 1954 tái lập trong cac địa phương định cư người Bắc như Hố Nai, Tam Hiệp cũng y như thế. "Y như thế" có nghĩa là gần 90% như thế!


Chánh điện có bàn thờ theo đạo Phật, không phải là phong cách miếu thờ thần theo cổ truyền dân gian Miền Nam


Em thấy phong cách thờ thần kiểu này ở các chùa Phật Giáo châu thổ Sông Hồng. Thần hoàng đều được đặt bàn thờ phụ trong chùa (và nay thì chùa nào ngoài đó cũng đều có ông cụ Hồ). Trong Nam không phải thế này, miếu là miếu, chùa là chùa.
Một đảo ngư phủ văn minh cổ truyền Indo-Chăm-Hoa-Miên-Việt mà không có đình hay miếu bà Thiên Hậu, là không thể.


Chúng em lần đầu tiên nghe tên họ bà Hoàng Phi Yến như thế này, và nay con đường đưa đến chân núi này mang tên Hoàng Phi Yến. Văn hóa dân gian biến hóa khá nhanh, nhất là nơi "dân gian" có lãnh đạo có nhiều sáng kiến, sáng tạo.


Tượng Bà tất nhiên là tượng trưng cho bà Phi Yến, lại theo phong cách Phật Giáo. Tục thờ thần trong Nam theo phong cách nghi thức Lão giáo, thực chất là 1 tín ngưỡng mang sắc thái dân gian địa phương rất đậm. Bàn thờ và tượng này mang tính chất tôn giáo - Phật giáo - rõ ràng. Nếu về sau có biến thái thì chắc có thể trở thành 1 cái chùa dễ dàng. [Tín ngưỡng không hẳn là tôn giáo, tuy tôn giáo phát xuất từ tín ngưỡng, vả tôn giáo vượt địa phương. Tiếng Anh có từ 'faith' hay 'creed' cho tín ngưỡng và 'religion' cho tôn giáo]
Làm người du khách hiểu biết phải tự hỏi, xưa kia ngôi miếu này là ra sao, thờ ai? (hay thờ Gì?). Xin xem các tài liệu trích dẫn.

🌈 🌄 🌀

Trong trang wordpress nghiencuulichsu.com tác giả Nguyễn Thanh Lợi dẫn chứng hầu hết nguồn thông tin cho rằng Nguyễn Ánh chưa từng đặt chân lên Côn Đảo, đảo Côn Lôn. Các sử sách khác cho rằng quần đảo Côn Sơn chính là nơi Nguyễn Ánh chạy ra trốn quân Tây Sơn năm 1783 thì lại ít và không rõ ràng trong cách ghi chép tên gọi địa phương. Ngay cả chính sử Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán của triều Nguyễn cũng ghi tên không đúng cho đảo này.

Với sức nặng và sự dồi dào tư liệu nghiêng về việc chúa Nguyễn Phúc Ánh trong thời mạt vận bôn ba đào tẩu đã không đặt chân lên địa phương này, người viết này cho dù rất ưng ý với giả thuyết ngược lại, vì nó mang âm hưỡng lãng mạng và lý thú, cũng phải chịu chấp nhận giả thuyết đầu là chính xác.
[Tức nhiên khi chúa Nguyễn đã dành tay trên ở Gia Định (Nam Bộ) thì quần đảo là thuộc kiểm soát của mình, chỉ vài tiếng đi thuyền buồm từ các cửa Cửu Long. Ra khỏi Cửa Định An đã nhìn thấy núi lớn Côn Đảo ngay trươc mặt về hướng Đông Nam. Nguyễn Ánh có đến 1 lúc nào sau đó trong lúc tổ chức quản lý lãnh thổ mình không là không thành vấn đề]

Thế thì, sự tích về bà Lê thị Răm và một "hoàng tử" tên là Cải đã được đặt vấn đề lại, dĩ nhiên, vì sự tích này bắt nguồn từ việc Nguyễn Ánh đến cư ngụ tại Côn Đảo. Và cũng theo tư liệu đúng đắn tỉnh tảo - và khá dồi dào - thì sự tích này chỉ là một... sự tích, một huyền thoại không biết xuất xứ từ đâu nhưng đã được người địa phương nuôi dưỡng và nay đã hội nhập vào tín ngưỡng dân gian địa phương. Cũng nên nhấn mạnh là 'người dân địa phương' ở đây cách đây không lâu thôi cũng là rất, rất, là it và tức nhiên không gồm có nhà trí thức chính quy nào tiêu biễu làm đại diện.
Số it người dân này đã bỏ ra đi coi như sạch trong thời ly loạn quanh biến cố 30-4-1975. Số người cư ngụ trên đảo hiện nay theo sự quan sát tận mắt và hỏi thăm thực tế của người viết blog này là từ thập phương đến lập nghiệp sau khi thống nhất năm 1975, bộ phận rất lớn là từ Miền Bắc đến tiếp thu và gia đình theo sau. Nguồn gốc sắc thái người cư dân hiện tại phải hiểu đúng đắn như vậy, coi như hiện nay không có người cư dân Côn Đảo nào gọi quê cha đất tổ của họ là hải đảo này. "Lịch sử" và văn hóa đảo hiện nay do "phe thắng cuộc" mang đến sau 1975, và dĩ nhiên cả cho số di tích gạch đá mà có thể gán cho bất cứ câu chuyện gì, vì như bạn biết, gạch đá nó câm.

Tuy sự tích bà Phi Yến đã có gốc từ trước 1975 khi ngư dân gốc và người làm việc cho chế độ cũ là người địa phương chính tại đây lưu truyền, nội dung cụ thể thì không có tư liệu nào ghi chép (số người này đã bỏ đi sạch sau tháng 4-1975). Một câu chuyện về 1 bà vợ của chúa Nguyễn Ánh rất tương tự câu chuyện này cũng được lưu truyền tại đảo Phú Quốc (có thể đáng tin hơn vì việc chúa đến Phú Quốc đã được chứng minh). Câu hò "À ơi, gió đưa cây cải về trời..." truyền khẩu tại Miên Nam và - như chính tai người viết nghe ca lúc còn bé tại vùng Thừa Thiên - lại không đặc trưng, ý nghĩa rất rộng và dân giả chứ không hàm ý gì cụ thể về câu chuyện mà nay người ta hay gán cho nó. Câu ca dao đã được nhiều nguồn tư liệu chứng minh là đã có từ rất xa xưa và cả tại Miên Bắc.

Miếu An Sơn hiện nay thờ bà Hoàng Phi Yến trong mô hình Phật giáo Miền Bắc (người Nam, Hoa và Việt, thờ thần hoàng tại đình, dinh, miếu không có Phật. Miền Bắc thờ tại đền và có Phật như Đền Thánh Trần nhiều nơi, đền các vua Lý v.v...), và miếu mộ thờ Cậu mà ai nấy đều cho là nơi chôn cất xác "hoàng tử" tên Cải tại bãi Đầm Trầu không phải là di tích của 2 thân nhân này của chúa Nguyễn Ánh.

Nguyễn phúc Ánh không bao giờ có 1 bà vợ nào tên Răm và 1 người con nào 4 tuổi lúc chạy giặc Tây Sơn tên là Cải. Theo tất cả sử gia và người thân cận của chúa Nguyễn Ánh kể cà người ngoại quốc đã ghi chép rành mạch về con người của chúa, việc đày đọa giam cầm 1 bà vợ cho chết và vứt con xuống biển hoàn toàn trái với đức tính nhà lãnh đạo rất mực khôn ngoan sáng suốt này.
Các sử liệu đều công nhận là thời gian ông Nguyễn Ánh lên ở lại đảo, cho dù là đảo nào, cũng chỉ trong vòng 1 tháng trước khi bị hải đội Tây Sơn đến vây đánh phải bỏ đi tiếp. Không thế nào lập ra 3 làng tại đây, dân gian đặt tên Núi Chúa theo người, và đày bà mà nay gọi là Phi Yến ra đảo Hòn Bà,  và Hòn Bà đặt tên theo bà.
Chuyện về Bà và hoàng tử Cải là huyền thoại, nhưng là 1 huyền thoại tồn tại đã khá lâu ngày, đến nay sau khi cách mạng từ Miền Bắc lật đổ hoàng triều Nguyễn Miền Nam thì được mang ra đánh bóng chùi đồng lại. Vì nó khớp với cái narrative Nguyễn là Ngụy là bán nước và ác ôn. Bà và Cậu là thành phần "yêu nước", là nạn nhân của chúa Nguyễn trong huyền thoại có chục phiên bản biến thể này.
Dĩ nhiên trong số tù nhân bị đưa ra đây khổ sai biệt xứ, số người vì lý do chống thực dân Pháp đã góp phần trong đó không ít. Là cái logic thôi, số người này là "dân cư" đảo 1 thời lâu dài mà! (Cụ thể 1  tù nhân viết lên chuyện này được kể đến trong 1 trang trích cuối post, rất có thể là truyện gốc cho tất cả mọi phiên bản về sau, viết vào những năm 1930)

Nói như vậy không có nghĩa là bác bỏ tín ngưỡng dân gian thờ một Bà một Cậu linh thiêng của địa phương đã được người Việt (và Java, Chàm, Hoa...) đến định cư từ 1 thời rất xa xưa này - xa xưa hơn các niên đại Nam Bắc phân tranh nhiều. Nguồn gốc của tín ngưỡng này phải đi ngược thời gian xa hơn năm 1783-1785.
Càng đi càng thấy, toàn thế giới các xã hội địa phương nào cũng có thánh, thần riêng của địa phương mình, gần như không có ngoại lệ. Ngay cả khi thần thánh đó thuộc hay đã hội nhập vào 1 tôn giáo có tôn ti tổ chức như Thiên Chúa Giáo. Khỏi nói chi xa, tại Trị Thiên Đức Mẹ La Vang không phải là thần hoàng địa phương là gì. Xin trích nguyên văn bài viết cùa tác giả (trong trang web dưới):

[Trích...]
Qua khảo sát thực tế, kết hợp với các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi cho rằng miếu Bà Phi Yến và miếu Cậu trên Côn Đảo thực chất là tín ngưỡng thờ Bà Cậu vốn rất phổ biến trong các cộng đồng của cư dân hải đảo và ven biển Trung Nam Bộ. Những lớp cư dân đầu tiên đến Côn Đảo đều là người miền Trung nên họ mang đến đây những hạt giống văn hóa từ miền Thuận Quảng, trong đó có tín ngưỡng thờ bà Thiên Y Ana.

Ở miền Bắc hóa thân của Po Inư Nagar là Hậu Thổ Địa Kỳ Nguyên Quân, đến Nghệ An đó là Nam Hải Đại Càn Quốc Gia Tứ Vị Hồng Nương, ở Huế là Thiên Y Ana, qua Quảng Nam là bà Thu Bồn, bà Phường Chào, vào đến cực Nam Trung Bộ, nhất là Nam Bộ được biểu hiện qua tín ngưỡng thờ Bà Cậu. Trên Côn Đảo, Bà chính là Thiên Y Ana (Mẹ Xứ Sở) và Cậu là cậu Trài/Chài, cậu Quý con của Bà. Cậu Trài đọc âm Chài, thần bảo hộ cho dân chài lưới và sau đó là thần bảo hộ cho những người làm nghề sông biển nói chung.
[Hết trích...]


Miếu Cậu tại bãi Đầm Trầu phía đầu phi đạo sân bay Côn Đảo. Bãi biển này khá đẹp và hoang sơ, các bạn phải thuê xe đến vì xa thi trấn, 1/2 giờ taxi  mới đến được. Miếu Cậu nằm tại địa hình này, cách bãi tắm chừng 1/2 cây số trên đường đất ra bãi. Tục truyền rằng xác Cậu đã tấp vào đây sau khi tàu bị cơn bão đánh đắm (hay Nguyễn Ánh quăn xuống biển, tùy phiên bản huyền thoại "hoàng tử Cải"), và dân đảo đã chôn cất Cậu và lập miếu thờ tại đây.


Thi thể của vị nào chôn tại đây sẽ phải là 1 đề mục để một khi các mâu thuẫn chính trị lịch sử và xã hội ta lắng đọng trong tương lai, các học giả tỉnh táo vô tư nghiên cứu lại. Nói như thế không có nghĩa bài bác việc người dân có lòng tin vào một anh linh hiễn linh ngự trị vùng địa lý này - mà đây cụ thể là nơi ngài đã thực sự hiện hữu - hay bài bác coi nhẹ việc họ đến đây tôn thờ và cầu nguyện phù trợ che chở. Tín ngưỡng phải được tôn trọng.

Lịch sử không phải là 1 tuyệt đối hoàn vũ. Không phải là cái gì viết ra rồi lập đi lập lại cho đến khi thành "sự thật". "Lịch sử" nào? "lịch sử" của ai? 
Dân tộc thì là trường tồn, và có biến hóa, tiến hóa - và ngay cả di dời. Dân tộc có bổn phận tìm sự thật về mình.


Trich dẫn:
- Trang nghiencuulichsu.com,
- Trang vncvanhoa.vass.gov.vn
- Trang Gac Thọ Lộc
   và các trich dẫn của các học giả trên


🌈 🌅



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét