Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Con bò Côn Đảo

Trong du ký này:    ⏪    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  12.  13.  14. 15. 16. 17....    ⏩

Không phải con bò này, đang nằm nghỉ dưỡng ở Bãi Nhát.
 Mà là con bò này. Bò biển, Sea cow, Dugong dugon. Bảo tàng Côn Đảo, thị trấn Côn Sơn.
Hiện nay du khách đến đảo chỉ có thể xem con bò này trong lồng kính ở bảo tàng Côn Đảo. Thông tin về con này dạo này không cụ thể, em chỉ thấy 1 mẫu bài đáng tin cậy nhất trên mạng do 1 anh Tây (Mỹ, Hội bảo vê môi trường Minnesota) khả ái tên là Nick Cox đăng tải. Đó là sau chuyến khảo sát năm 2001-2002 tại Mũi Lò Vôi (xem hình trong loạt bài này) từ tháng 11, 2001 đến tháng 1, 2002. Nick kể lại những quan sát trong 37 lần ra biển đại khái như sau:
Tổng số quan sát được là 33 con, trong đó 14 là bò con. Bò bơi ở độ sâu là 3 mét đến 5 mét. Bơi nổi chừng 8 phút và lặn lâu chừng 5 phút. Có lúc đã quan sát được đàn 1 mẹ và 2 con. Vùng quan sát là tại vùng biển ngoài mũi Lò Vôi đi về hòn Bãi Cạnh.
Từ sau năm 2002 thì không tìm thấy thông tin gì cụ thể, có 1 vài tin tình cờ thấy 1 con đây 1 con đó. Một vài trang mạng và youtube láo lếu quảng cáo, đạo hình quay từ Ai Cập đến Úc mạo nhận là dugong Côn Đảo.
Con dugong chưa đến mức nguy cơ tuyệt chủng (IUCN Red list), từ Ai Cập đến Đông Phi đến Indonesia, Úc, Vịnh Thái Lan vẫn còn đàn trên 1000 con, tại Úc thổ dân được phép săn bắt nhưng tại Biển Đông đã biến mất. Lý do do người bắt ăn, tại nạn tàu bè và dính lưới, và môi trường sống thu nhỏ. Dugong ăn rong biển như bò ăn cỏ, phải rất nhiều (70 pounds 1 ngày), các bãi cỏ biển rộng như ở Côn Đảo và Phú Quốc khó kiếm. Con này có thể sống đến 70 tuổi, sinh đẻ chậm nên khó  đua kịp với đà thất thoát do sinh hoạt của dân số Việt Nam tăng vọt.
Hiện nay người ta ước tính là tại quần đảo Côn Sơn chỉ còn dưới 10 con, không quan sát kiểm chứng được. Theo trang mạng đáng tin cậy thì mới nhất là năm 2007 người ta trông thấy được 3 con tại cảng Côn Sơn. Năm 2011 có 1 chết trôi vào cảng, dài 1.5 mét và năng 80 kí lô. Tại Phú Quốc hình như cũng có tuy không thấy thông tin cụ thể. Dù vậy gần đây (2011?) Phú Quốc có tổ chức giáo dục quần chúng về sự hiếm quý của loại động vật biển này, có 1 "festival" Dugong thì phải. Con dugong là con có vú duy nhất ăn cỏ dưới biển. (Con manatee thuộc họ con này ở Florida là loài tương tự nhưng đuôi tròn, và sống ở sông ngòi, vùng nước ngọt).
Mũi núi phía Bắc bãi Lò Vôi. Mũi này gần hơn mũi núi phải qua để đến phi trường trong đáy hình. . Xa là đảo Hòn Cau. Chổ này nước không sâu và khả năng có loài rong biển mà dugong ưa thích. Vùng biển này có lẽ thuộc vùng biển bảo tồn, hy vọng dugong trở về. (Từ Phú Quốc, Kampuchea, Thái Lan ?)
Biển trời bao la vậy mà chỉ có 8-10 con vật thì thấy đươc 1 con xem như trúng số. Dù vậy cũng có người tìm kiếm và gặp may, như anh chàng Nick Cox.
nguồn ảnh: grandeurjourneys.wordpress.com
Ảnh trên xem thấy báo mạng đạo ảnh khá nhiều mà không nêu xuất xứ, truy ra khả năng cao là của Nick Cox. Các bạn có thể tìm xem hình hay video có dugong phần lớn là tại Biển Đỏ Ai Cập hay Úc Châu.
Nếu Côn Đảo, mà đối với du khách ngoại quốc là điểm đến dễ dàng và rẻ tiền trên tuyến du lịch Đông Nam Á rất tấp nập ( từ Sài Gòn), nếu Côn Đảo có con này thì sẽ có rất nhiều khách đến xem. Là vì không gian, cảnh đẹp tại đây là rất hiếm có. Chỉ cần 1 đàn chừng 50 con, với ý thức người dân nghèo là bảo vệ chăm sóc nó là có lợi  thì chắc chắn địa phương sẽ hưỡng lợi lớn và lâu bền. Ý thức và kiến thức giới trẻ về môi trường nay đã tiến bộ nhiều, vì vậy chú trọng khía cạnh du lịch để ngắm di sản non sông gấm vóc, và bảo vệ di sản này cho con cháu về sau là cách tiếp thị đúng đắn nhất. Hơn là quảng cáo "du lịch viếng mộ cô Sáu".



🌈 🌄

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét