Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Bến Đò Rừng

Bạch Đằng Giang 1288-2018
Thời điểm viếng thăm: tháng 12-2018


Du ký: cuối tháng 12, 2018 có mấy ngày hết chuyện làm ở Hà Nội, chờ máy bay về, em bèn ra một văn phòng du lịch quen thuộc ở Phố Cổ thuê một xe một tài đi Hải Phòng tìm chiến trường xưa Bạch Đằng tham quan. Kế hoạch này đã manh nha từ sau khi đã xem qua trận địa Chi Lăng nhưng khó thực hiện được, là vì đường đi không đơn giản như Chi Lăng mà rất là phức tạp cho người từ xa lái đến, thông tin hầu như không kiếm đâu cho ra. Ngay tại nơi chuyên nghề hướng dẫn du lịch họ cũng mù mờ. Họ không thừơng gặp loại "du khách" như thằng viết này, đòi đến những nơi chằng ai màn đi xem bao giờ. Trong post sau em sẽ bàn về cách đến từ Hà Nội. Chuyến lữ hành khám phá tự tổ chức với vốn thời gian là một ngày tròn, đi từ và về đến Hà Nội vào xế chiều trước tối, không hẳn là khó khăn mấy.

- Bạch Đằng Giang trên Nghỉ Đỉnh - 

[ Tạc trên đỉnh đồng bạn đọc nhận thấy hình tượng trưng các cọc nhọn, và một số hòn đá tròn hay đạn đá bố trí trên cao điểm, tượng trưng cho trận địa sông Bạch Đằng. ]

Trận địa Bạch Đằng năm 1288 chống Nguyên Mông trên bản đồ Google: Sông Bạch Đằng chảy về Hải Phòng nhập vào sông Cấm ra biển, cửa biển gọi là cửa Bạch Đằng hay cửa sông Cấm đổ vào một cái vịnh gọi là cửa Nam Triệu. Nhánh chảy về chính Đông (chi lưu, tại hình tròn màu đỏ) gọi là sông Chanh (Tranh), nhánh đến - phụ lưu - từ chính Tây xưa là sông Giá. Nhánh trên - tiền thân - cửa sông Bạch Đằng tên là sông Đá Bạch.
Sông Bạch Đằng còn có tên chữ là sông Vân Cừ, cổ truyền có tên nôm là sông Rừng. Trước đây nhất là trước khi có các đập trên sông Đà thì đoạn sông Bạch Đằng rất rộng, tài liêu tại Quảng Yên ghi là trên 4 km, khi thủy triều lên thì cánh đồng chung quanh ngập nước và vùng nước ngập có thể là trên 10 km giữa 2 bờ. Khi dó xem như một biển hồ mà giòng nước tháo ra biển tự nhiên và ngắn nhất là sông Tranh (Băc kỳ nó nói chớt là Chanh và viết ra vậy luôn). Ngay ngã 3 đó là trận địa Bạch Đằng theo khảo cổ.
Hình em chụp giòng sông từ một điểm đứng ngay giữa hình tròn đỏ trên bản đồ Google, từ trên phà Rừng nhìn lên thượng nguồn hướng Bắc. 'Rừng' này là tiếng Nôm cho chữ 'Đằng' Hán Việt (Wikipedia).
Góc nhìn: chính Bắc, thượng nguồn
Các kiến trúc cao nhìn giống cao ốc là nhà máy xi măng Hải Phòng. Các núi nhìn thấy là trong góc Tây Bắc của bàn đồ trên. Là những đài quan sát tự nhiên và lý tưởng cho quân dân Trần Quốc Tuấn, có thể nhìn lên thượng nguồn (khúc quanh bị khuất tử chổ này) và xuôi giòng sông Bạch Đằng. 
Bề ngang sông hiện nay từ 1 km đến 1200 mét
Đối diện bến đó Rừng bên bờ địa phận Hải Phòng, cửa sông Giá nay đã có đập ngăn (mặn?) phía trong xa chừng 2 km. 
Trên bến đò Rừng nhìn về xuôi. Cảng Hải Phòng hiện nay ở hạ lưu 12 km từ điểm này.
Tại Yên Giang tục truyền rằng ở bến đò Rừng năm 1288 có bà hàng nước ngồi bán cho khách quá giang Bạch Đằng. Chính bà là người đã cung cấp thông tin cho Hưng Đạo Đại Vương về lịch con nước và đáy lòng sông tại đây ra sao, đồng thời mách cho ngài cách dùng loài cỏ khô mọc tại Yên Hưng làm bè đánh hỏa công tàu giặc. Nhờ đó ngài đã bố trí được chính xác trận địa mai phục thành công. Sau chiến thắng Hưng Đạo Vương trở lại tìm bà đễ tạ ơn thì không còn tìm thấy, xin vua Trần sắc phong cho bà là Vua Bà và lập miếu thờ tại đây, nơi bà thường ngồi trên bến đò Rừng. Bà còn đươc gọi là Bà Hàng Nước, dĩ nhiên tuyệt đối không thể gọi là bà bxx nước - cái nghề này nó có cái tên đại chi là nhạy cảm khó kêu, miệt Cữu Long Giang người ta phải gọi là nghề đỗi nước.
Ngày giỗ Bà - giỗ Vua Bà, Lễ Mẫu - là ngày 8 tháng 3 Âm lịch, cũng là ngày lễ hội Giỗ Trận hay là lễ hội Bạch Đằng. Cái gì chứ mê tín thì dân ta không ai bì đươc, nhưng tập tục thuyền thống dân gian là thứ keo sơn tốt nhất của xả hội, của dân tộc, của giống nòi. Tập tục truyền thống còn là dân tộc còn. Dân tộc còn thì đất nước còn. 
Thị xã Quảng Yên (chỉ mới gần đây đươc nâng cấp từ thị trấn), tỉnh Quảng Ninh. Tụ điểm dân cư có từ đời Lý. Thời cận đại hơn thì trong một thời gian dài gọi là Yên Giang Trấn  là trọng điểm cai trị hành chánh quân sự (đồn bót) và thương mại (bến cảng, kho hàng) của thực dân Pháp tại miền duyên hải Bắc Bộ (trọng điểm đó chưa phải là Hải Phòng, Móng Cái hay Kẻ Chợ-Thăng Long, mà là tại đây).
Gỗ cọc là gỗ lim, gỗ táu, gỗ sến.
Các bạn có thể thấy 2 cọc Bạch Đằng tại bào tàng lịch sử Hà Nội, 1 cọc tại bảo tàng tp Hồ chí Minh.
Bảo tàng Bạch Đằng là nơi có thể hướng dẫn bạn đến các bãi (bảo tồn) khai quật. Có 3 bãi tìm thấy từ năm 1953, 1958 và 2009 là bãi Yên Giang, bãi Đồng Vạn Muối và bãi Đồng Má Ngựa, tất cả đều trong huyện Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Vì thời gian hạn chế và định hướng phức tạp thằng viết chỉ đến được một nơi cũ nhất là bãi Yên Giang.
Đi trong thị xã Quảng Yên tìm đường ra bãi Yên Giang:
Giếng Rừng là một cái xóm, nơi đó có một cái giếng xưa, và 2 cây gỗ lim già 10 đứa con nít ôm không hết, được cho là còn lại của những khu rừng xưa người ta lấy gỗ làm cọc.
Chụp lại một tấm ảnh trưng tại Bảo tàng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, 20-12-2018 
Theo chỉ dẫn của bảo tàng đến đây thì rẽ vào một con đường nhỏ ra phía sau dãy phố vào một vùng canh tác mía, rau quả.
Đến một con đê ngăn mặn có đường nóc tráng nhựa
Bờ cây là vành thực vật giữ đất (chân trời của hình trên), phía ngoài là mé sông. Trong những hình chụp từ trên mặt nước bạn thấy "rừng", là dãy cây này. Con đường là đường nóc một đập ngăn mặn cho các cánh đồng này. Khu khai quật nằm sâu từ mé bờ sông Chanh (mà nhiều nơi viết là Tranh) vào chừng 100 mét. Nơi bảo tồn khai quật bãi cọc Yên Giang - phát hiện năm 1953 - tại bên phải của nơi xe ngừng.
Khu bảo tồn chỉ chừng 1/4 mẫu và đa số hiện vật đã được vùi lấp lại dưới bùn để bảo quản. Nhìn hiện trường mình không khỏi thắc mắc là nếu diện tích này có cọc như vậy (thêm những cọc không trông thấy) thì người ta có triển khai tìm kiếm chung quanh toàn diện tích khu vực này chưa. Theo suy nghĩ khoa học thì phải có mới có thể xác định nguyên thủy tại điễm này quân dân ta đã bày trận đia cọc như thế nào, cùng một con số phỏng định (suy luận) về tổng số cọc và tổng diện tích. Từ đó suy đoán toàn diện cuộc tranh chấp tại điểm này xãy ra như thế nào. Nơi này là nơi được tìm thấy sớm nhất vào năm 1953. (Năm ấy chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đang là sôi động cao điễm).
Nhiều ẩn số vẫn còn tồn đọng. Điều đang thiếu sót lớn lao nhất là, người ta chưa tìm thấy vết tích gì về 400 hay 500 chiến thuyền đã bị phá hủy tại đây. Tại sao? Con số này có bị thổi phồng hay không mà hiện nay một cái neo, một khúc gỗ cũng không tìm thấy. Hiện vật kim khí, vũ khí, giáp bào có thể là vật liệu quý đã được người dân thu hồi dùng lại, và xác binh lính tử trận có thể được mai táng hay tự hủy, nhưng những chiến thuyền to lớn cùng trang bị, dụng cụ, vật dụng nhỏ khác phải còn lại vài bằng chứng chứ. Cái búa, cây đinh? Bao nhiêu vạn quân Nguyên bỏ xác tại đây mà nay một cái cell phone, một xâu chìa khóa xe cũng không lượm được sao? Ngày xưa nơi này được  mô tả là một vùng hoang vu và không canh tác, dân cư gần như không có mà.
Tổng kết bãi Yên Giang có chừng 300 cọc. Bãi Đồng Vạn Muối còn đang khai quật trên 1000 cọc.
Khu di tích Bạch Đằng huyện Thủy Nguyên Hải Phòng thì chỉ là một khu du lịch nhưng có phòng trưng bày nhiều hiện vật giá trị. Đến từ chợ Rừng thì phải qua hữu ngạn bằng phà Rừng lên địa phận tỉnh Hải Phòng.

Phụ chú

Cập nhật 2024. Trong năm 2024 cầu Bến Rừng nối liền Quảng Ninh và Hải Phòng đã thông xe cách thương nguồn Phà Rừng 3.5 Km và đã thay thế phà. Đây là góc nhìn từ Hải Phòng qua, nhìn hướng Đông từ hữu ngạn sông Bạch Đằng, sông chảy từ trái qua phải của hình. Quân Mông đến từ trái, lâm trận đúng 5 km hạ lưu cây cầu, bền tả ngạn (bên kia). Ành từ Youtube Lê Tấn.
Ảnh credit Lê Tân




🔝 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét