Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

Một Chuyến Đi, Tám Cửa Biển

Tháng 7 năm Giáp Thìn 

Năm Rồng thực hiện được chuyến đi xem các cửa sông Rồng, tuy không được như ý nhưng cũng xin làm phóng sự này với hình ảnh và góc nhìn, nhận xét cá nhân gửi các bạn xem. Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề. Đề tài đã là cũ nhách đến nhàm chán nhưng, như các bạn cũng hãy đồng ý, không ai thấy như nhau, kể lại như nhau. Vậy xin: 

Đâu đó giữa giòng sông Vàm Cỏ và sông Mỹ Tho có 1 đường phân thủy nơi đó 2 giọt mưa phải chia tay nhau, 1 trôi về hướng Băc 1 về Nam. Đường phân thủy đó là ranh giới phía Bắc của lưu vực sông Mê Kông. Một phần lớn đồng bằng Gò Công là châu thổ sông Mê Kông. Vậy ta bắt đầu từ địa phận Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, mò mẩm thế nào về hướng Tây-Nam tìm đến cửa số 9. Nếu được. Xe thuê bao, tài xế và lữ khách đều không biết đi đường nào, sẽ ăn đâu ngủ đâu, có ngày về hay không...

Đường đáy tam giác châu thổ Mekong rộng trên 100 km, tương đương bề rộng châu thổ sông Mississippi, Mỹ Quốc. Chữ 'châu' trong 'châu thổ' là chỉ các cù lao, cồn đất phù sa giữa các giòng sông trong không ảnh này. Chính xác thay!
Sơ lược: sông Mekong [1] chia ra thành 2 nhánh trước cửa thành phố Phnom Penh vào biên giới VN cách nhau 8.5 km. Nhánh chính Mekong là sông Tiền ra biển qua 6 cửa - thực tế là 5 vì cửa Ba Lai từ giữa thế kỷ trước đã là 1 giòng sông chết. Nhánh thứ 2 khá nhỏ lúc đầu, tên Bassac bên Kampuchia trở thành sông Hậu qua VN mới trở nên đáng kề, cổ truyền ra biển qua 3 cửa, nay từ thế kỷ 19 (từ trên 150 năm trước) đã chỉ còn lại 2. Người Việt Nam còn sống,  lâu nay không ai đã thấy được đủ chín cửa sông Cửu Long Giang[2]

Cửa Số 1.
Tiền Giang, (Định Tường + Gò Công chế độ cũ) thủ phủ là Mỹ Tho. Phần duyên hải là tỉnh Gò Công trước đây. Gò Công là vùng chuyễn tiếp giữa đất chịu ảnh hưởng thủy văn sông Vàm Cỏ một bên, một bên phía Nam là sông Mỹ Tho, nhánh cực Bắc của sông Tiền Giang. Vậy anh em mình bắt đầu cuộc phiêu du từ đất Gò Công nào. Thoát Sài Gòn chỉ cần tìm bản đường dẫn đi Cần Đước, QL50. Cách Chợ Lớn 35 km nhưng đi hơn 1 giờ là:  
Cầu Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ xây xong tháng 9 năm 2015, dài 1.422 m trên quốc lộ 50.
Cầu Mỹ Lợi năm 2016, 1 năm sau khi thông xe. Sông Vam Cỏ 15 km sau nơi hợp lưu sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Từ trên chuyến bay China Airline.

Tồng quan đồng bằng Gò Công nơi ta thực tế đi về Miền Tây, miền Lục Tỉnh truyền thống xưa nay. Từ đây men theo bờ biển đồng bằng sẽ thẳng tấp đên vô tận như trên, nhưng người lữ thứ thì chỉ cảm nhận được khi thỉnh thoảng có được góc nhìn từ trên cao nhân tạo như chiếc cầu này. Địa hình và cảnh tượng 360 độ mặt đất bằng phẳng mênh mông như mặt biển này rất hiếm hoi trên thế giới, các bạn tin em đi.

Quốc lộ 50 đưa đến thị xã Gò Công yên ả, từ đó có đường tỉnh lộ [3] rẽ ra bờ biển Tân Thành cách đó chừng 22 km. Chúng ta sẽ đến được cửa sông số 1, nhánh cực Bắc. 

Đê ngăn mặn tại bãi biễn Tân Thành, cách thị xã Gò Công 15 km chim bay
Từ điểm hình này đi bộ ven bờ về phía tay phải 3.5 km sẽ đến miệng cửa Tiểu. Đất ven biển tại đây cao độ là không mét. Zero. Hiện nay ở những nơi này, bờ biển hành chánh chính trị thường có đê ngăn mặn dân dã gọi là bờ kè đánh dấu. Các nơi hoang dã it dân cư thì là bờ dừa nước hay đước mấm làm móc - đánh dấu bờ nước lúc triều cường. Vì rằng bờ biển  xê dịch ra vào thường xuyên không ngừng, mỗi lần từ 2 đến 5 cây số. Mỗi ngày 2 lần chả biết tại sao, mỗi tháng di dịch xa nhất vào rầm 15 và ngày mồng 1 lịch dưới. [4]

"Bãi tắm" Tân Thành. Bãi tắm mà dậy thì bãi giặt nó da làm sao? Bên góc phải chân trời là bờ phải, bên kia, của Cửa Tiểu. Độ sâu thấy được nhờ bóng người tắm kéo dài ra tận các quạt gió kia.
Đi bộ theo con đê ngăn mặn, bên phải chừng 3.5 km là tả ngạn Cửa Tiểu. Bờ hữu ngạn bên kia cửa biển là hàng cây trên chân trời. Bờ đê hay hàng  thực vật là bở biển lúc triều cao nhất.

Tại đây cũng như cửa Trần Đề thủy triều có thể rút ra xa đến 5 km, xa hơn các quạt gió kia, dưới chân trời. Lúc đó vùng đất khô nước Việt Nam rộng đươc thêm vài 100 km2. Khi nước lên tốc độ vào nhanh sánh như người đi xe đạp. Vào một đêm nọ năm rất xưa kia, thằng viết này đã tận mắt trải nghiệm hiện tượng này nhãn tiến: khi ghe vượt biên của hắn bị mắc trên cạn giữa cửa Trần Đề 😁!

Các quạt gió ở cự ly ước chừng 3.5 km, zoom. Các cấu trúc nhỏ là chòi canh các lô cào nghêu, phòng chống nghêu tặc. Độ sâu tại đó tối đa không tới 2 mét lúc này. Khi thủy triều xuống các chòi đó chân trên khô, dân đi bộ cào nghêu sò ốc hến bán cho mình ăn ở chợ Bình Tây..
Góc nhìn mắt thường tự nhiên (không zoom) từ bãi Tân Thành Gò Công, hướng nhìn chính Nam.

Rời bãi Tân Thành dò theo đường tỉnh cận duyên đi "dìa dưới".

Từ Tân Thành men theo bờ nước đi ngược giòng nước quanh co 10 km đến điểm cách hải khẩu chừng 5 km chim bay trên địa hình này (ảnh minh họa) để tìm phà qua cửa biển.
 

Vì kinh tế và dân cư gần biển không đáng kể bến quá giang đầu tiên chỉ là bến đò, chỉ cho phép xe 2 bánh lên. Bến phà gần cửa khẩu nhất là đây, phà siêu nhỏ may mà xe SUV vừa qua được - chỉ 1 lối để de lên và đi xuống, chở chừng 8 chiếc xe sedans. Đi khám phá bằng 4 bánh vùng này là phiêu lưu vì không có bản đồ giấy cụ thể và bản đồ di dộng không khả tín, cập nhật không thường xuyên. Những nơi này là 'vùng sâu vùng xa' trong ngôn ngữ báo chí, đến nay tư bản đỏ lái đất nó chưa thấy có gì ăn.

Bên kia bờ là Tân Phú Đông, cồn ( hay cù lao) lớn giữa 2 cửa Tiểu và cửa Đại dài 10 km gọi là Cồn Vượt.
Các cồn sát biển này có cao độ 0 mét đến âm 2 mét (-2), chịu ảnh hương thủy triều rất lớn. Nhưng cũng nhờ đó mà kinh tế khai thác nghêu sò ốc hến được nhờ, kể cả nghêu tặc.
Hổng thấy bán dé số: vì lượt người xe quá it, nhất là loại xe công cọng. Muốn xuống tới đây phải dùng phương tiện riêng. Không ai rãnh mà đến du lịch các vùng này. Lấy gì mà khoe, trừ hiểu biết thệm, cảm nhận đậm đà hơn, địa lý nhân văn, lịch sử tổ tiên cha ông mình?
Từ giữa sông zoom ra cửa biển là các quạt gió thấy được từ bãi Tân Thành trong các hình trên
Cửa số 1, các bạn. Từ Sài Gòn đi sáng chiều về được, mà không gian, địa hình địa vật nhân văn khác xa một trời 1 vực.

Một điều đáng chú ý nhất để khỏi lầm tưởng là, sông tuy rộng đến ấn tượng như vậy (trên dưới 1000 mét) nhưng lại là rất nông tại và gần cửa biển. Chỉ 2-3 mét nước là cao. Một vùng nước lai láng  như vậy mà các bạn có thấy ghe thuyền lớn nhỏ nào không? 
Nếu trong hình nào các bạn thấy có ghe tàu nào có chút tầm cở: nó đang đi trong 1 con kênh chìm giữa vùng nươc cạn mà chỉ có tài công địa phương mới biết đươc rành rẽ đó các bạn! Hãy tin thằng em này với kinh nghiệm xương máu nhé các bạn. Khi thủy triều xuống sẽ để lộ rõ ràng các con rạch giữa cửa biển, lúc đó là bãi phù sa (cát, bùn). (Lên thượng nguồn sông vẫn sâu bình thường). [5]

 

 

 

Phụ Chú:

Ảnh năm 2017 từ chuyến bay Sài Gòn-Côn Đảo cho thấy phần trên cù Lao Tam Hiệp (nhỏ) và cù lao Vượt (lớn dài, phía phải). Các hình ảnh chúng ta xem trên kia là ở cửa sông giòng nước phía phải của hình. Giòng bên trái sẽ ra cửa Đại (Không lầm với Cửa Đại Quảng Nam), là cửa số 2.

Một đường chim bay từ tâm cạnh dưới hình, đi song song với dòng sông 30 km sẽ đến tp Mỹ Tho. Phà qua sông trên bà là qua nhánh sông tay phải hình cách cửa Tiểu 6 km

[1]. Theo tài liệu tổng hợp: hiện nay tên quốc tế (trên bản đồ và văn kiện chính thức quốc tế v.v...) là Mekong, nguồn gốc là tiếng phạn do đế quốc Khmer xử dụng trước, các thương gia và thám hiểm, trước tiên là người Hà Lan đã giúp la-tinh hóa ra. Tuy vậy tên có mang ý 9 rồng đã là 1 danh từ có từ rất lâu, có lẽ thời Phù Nam, và gốc là Trung Hoa: Cửu Long Giang. Trên 1 bản đồ rất xưa của người Anh có lẽ là thế kỷ 17 đã gọi sông này là Kew-lung-kiang, 1 danh từ La-Tinh hóa. Tên đã gọi như vậy chứng tỏ người Trung Hoa đã biết rõ và đã đếm đủ sông có 9 cửa đổ ra Biển Đông, việc mà các nhà hàng hải phương tây ban đầu không chú ý đến, nhiều bản đồ của họ mơ hồ về điểm này mà còn gọi tên sông là sông Cambodia với vài ba cửa phía châu thổ.
[2]. Bản đồ dưới là của các thừa sai Paris phát hành năm 1880, đếm rỏ với tên Việt, chỉ còn 8 cửa, ngay cả khi cửa Ba Lai còn là rất đáng kể. Phải hiểu là thời xưa việc những tác phẩm khoa học như thế này lên khuôn  in phải mất rât nhiều năm, thì ta chỉ còn 8 cửa biển từ khá lâu trước năm 1880.

[3]. Tỉnh lộ ngày nay trên bản đồ viết là DT để tránh tiếng gốc Hán. Lý do là vì yêu nước, thoát Trung; cả kiều bào Tây Mỹ ta cũng đồng thuận. DT là viết tắt danh từ 'đường tỉnh', với chữ Dê. Tới đây quốc lộ sẽ là đường nước, thí dụ DN-1, với chữ dê. Vì tiếng tàu nghe nó không xuôi; rồi đây 'gia đình' cũng nên đổi ra 'nhà đình' cho nó êm cái tai. Dốt nát tập thể nó đươc người ta dễ lơ mắt chấp nhận. Tỉnh là 1 từ gốc Hán rặt.

[4] - Thủy triều tại cửa biển sông Mekong thuộc loại trung trong 3 loại trên thế giới, loại trung bình gọi là mesotidal. Lên xuống trung bình 2.5 mét, tối đa 3.8 mét. Lớn nhất vào ngày 1 và 15 âm lịch khi mặt trời măt trăng và trái đất xếp 1 hàng. Có 2 cường triều ở 2 kinh độ đối nghich trên quả địa cầu nên mỗi ngày 1 nơi có 2 cường triều. Thủy triều yếu dần khi vào thượng nguồn các giòng sông.

[5]. Những con kênh ngầm này hiện hữu ở tất cả các cửa sông, khi thủy triều chưa rút hết sẽ không thấy được. Khi thủy triều ở mức thấp nhất tất cả lưu lượng của con sông - chỉ chịu ảnh hưởng mùa, nhất là mưa - dồn vào các con kênh này. Do đó nước chảy mạnh giúp chúng tồn tại tương đối là bền vững. Nói cách khác đó là các con sông giữa lòng sông. Người dân địa phương nắm rõ thủy đồ này, và ghi nhận thay đỗi khị có. Họ luôn luôn theo đúng để vào cửa bể, như hình A-B-C. Từng mỗi thuyền trưởng là từng ấy hoa tiêu của cửa sông, điều mà tất cả giao thông đường thủy vào ra đất liền trên thế giới đều phải nhờ vả, bất cứ ở đâu.

Tại sao tại cửa biển đáy sông lại nông?  Nước trong sông chảy vì chênh lệch độ cao. Khi tới biển chênh lệch này mất: tốc độ nước chảy gần triệt do đó phù sa lắn xuống và đáy sông dâng. Lại nữa mổi lần thủy triều lên sóng biển còn đẩy lùi lượng phù sa (chủ yếu là cát bùn) này tạo 1 cồn cát chắn cửa sông. Khi thủy triều xuống quá thấp thì chênh lệch độ cao tái lập trong thời gian ngắn, lưu lượng sông tìm đường thoát qua các kênh này giữa bãi phù sa. Ghe thuyền qua lại qua các kênh này nối liền lòng sông sâu phía trong với biển cả. Vì lưu lượng sông không tùy thuộc thùy triều giòng nước này bị hẹp lại và trở thành rất mạnh, các kênh này luôn luôn là thông.

Hình minh họa này tự giải thích. Ghe bên trái là địa phương, thằng bên phải là tài công lạ, chỉ nổi được khi triều cao nhất. Khi nước lớn mặt biển nhìn thì lai láng đến bờ nhưng đáy cát là tùy nơi. Đây là mình chưa kể các cồn cát ngầm, nước cao vẫn có thể măc đáy! 
Thấy dậy mà không phải dậy!

 



 🌴  - Cửa Sồ 2🌴



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét