Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

Bình Đại: Cửa Số 2 & Số 3

Tháng 7 nước nhảy lên bờ

Cùng tiêu đề   [ 1 ] [ 2[ 3 ] [ 4 ] 

Sau Cửa Tiểu logic nói sẽ là Cửa Đại. Các bạn chú ý: nếu đang là Miền Trung thì Cửa Đại là cửa sông Thu Bồn, đổ ra gần thị xã Hội An Quảng Nam, được thủy thủ Hoa Nhật và phương Tây biết đến từ thế kỷ thứ 16, trong khi đó châu thổ sông Cửu Long là thuộc Thủy Chân Lạp. 
Hai cửa đầu tiên này cách nhau một cù lao dài 10 km giữa nhánh đầu tiên của sông Tiền. Hai giòng sông chỉ được người dân gọi là sông Cửa Tiểu và sông Cửa Đại theo lối xuề xòa của Miền Tây. Cù lao Vượt theo tra cứu trên mạng, chưa từng nghe ai gọi tên, được nhắc đến với tên là Tân Phú Đông, bề ngang chừng 5 cây số. 
Tìm đường đến bến phà gần cửa biển nhất thì phải đi vòng vo quanh địa phận nhỏ vùng xa, trên những đường thôn lót bê tông bề ngang rông chỉ hơn một xe đi. Tài xế thuê bao tât bật lo âu, 12 km! Theo bản đồ di động thì đến đươc bến phà Bình Tân qua cửa Đại, chỉ cách hải khẩu 2.5 km. Nhưng dưới cơn mưa mùa bất thần xối xả, không thấy được quá 10 mét! Chỉ mới 3 giờ hơn mà tưởng chừng đã chiều lắm rồi, đồng hành và tài xế lo lắng giữa vùng xa sợ không có chổ ngủ lịch sự qua đêm, loay hoay đi kiếm chổ ăn ngủ! 

Đâm ra kết quả là ký ức của em về cửa Đại mà con phà phải mất 1/2 tiếng mới qua hết chỉ còn là tấm ảnh giòng Impressioniste Pháp này từ trên phà, chụp bằng điện thoại. Năm tới em sẽ trở lui em thề.

Nhìn ra Cửa Đại ngay trước mặt 2 km chỉ đoán ra bờ cây hữu ngạn dưới cơn mưa tháng 7
Cửa số 2 đây các bạn. Nước đứng lúc triều cường buổi sáng hôm sau. Khi triều cao nươc tại đây là nước mặn, khỏi cần nói. Chỉ cách hải khẩu 2 km, sít cạnh phải của hình.
Đến bờ phải của Cửa Đại là tỉnh Bến Tre, huyện Bình Đại. Nhớ lúc nào trước kia có nghe ở đâu đây gọi 'cửa Bình Đại', hợp với lối dân quanh đây gọi các cửa sông, không biết có đúng không.
Hóa ra huyện lỵ thì sát bên bến phà, cũng tươm tất, xây dựng ra trò, với Hotel Bình Đại bên đường nhựa cấp quốc lộ, QL-57B. Khách sạn tối tân tiện nghi, rẻ như cho, và nếu mở cửa sổ thì sáng có tiếng gà đánh thức. (Ở nông thôn còn loa xã mỗi sáng phát thanh thông tin, dạo này thì tin về đám ma Lãnh tụ mới băng hà. Vì dân nó chỉ mua điện thoại là cho con chơi, hoặc lướt Tik Tok xem Ngoc Trinh, Đàm Vĩnh Hưng, giá vàng giá đô, nó đéo quan tâm).

Đồng chí bí danh Ba Định, Ba Nhất này đương thời với em, bả chết lúc nào em chẳng hay.
Xóm trưóc mặt khách sạn Bình Đại có quán ăn sáng này, bằng mọi giá các bạn hãy ghé. Người bán hủ tiếu sườn Sa Đéc (..Sa Đéc!? tai sao?) nhất định ngồi lấy đủa trộn đều sợi hủ tiếu dai trong tô với nước màu đến gần 5 phút, nhìn thât đều thật đẹp mới chịu dọn ra bàn cho khách. Năm tô ! Chờ lâu nhưng thât là cảm kích, ấm lòng.
Sáng sau, sau khi ra bến đò ngắm lại cảnh Cửa Đại 1 lần nữa thì lên đường đi tiếp về hướng Nam. Đây là 1 hương lộ, HL-14, có nơi ghi là DH-14, chắc là 'đường huyện'? Trên phần đất gần biển nhất của tình Bến Tre, miệt vườn, giữa Bình Đại và Ba Tri.
Và đây là trải nghiệm của đoàn chúng em về cửa số 3 của sông Mekong! Thực tế là 15 cây số thượng nguồn hải khẩu thật. Lần sau em đã biết cách và sẽ đến đoạn sông rất gần hơn, để nhìn ra biển chụp hình cô chú xem, em thề.
Để các bạn hình dung vị thế đặc biệt của sông Ba Lai: nguyên thủy từ nhiều thế kỷ - so sánh được nhờ nhiều bản đồ cổ nhưng khoa học của người phương Tây - phân lưu của sông Tiền này xuất phát từ trên đầu chóp cù lao Bến Tre và là khá lớn, khi ra biền tạo cửa thứ 3 của Cửu Long.
Hình minh họa từ Google Maps do 1 bạn phượt chụp bằng drone. Cống Ba lai đưa vào sản xuất năm 2003. 

Hình không ảnh dưới: sông Ba Lai trên thưc địa ngày nay: các bạn thấy phần đất phía trái của hình, bên hữu ngạn dòng sông Cửa Đại, đó là toàn tỉnh Bến Tre, gồm 2 cù lao lớn. Giòng nước tương đối thằng thấy được chính giữa là một đoạn lớn của sông Ba Lai. 

Xưa cho đến tiền bán thế kỷ thứ XX sông này là một nhánh đáng kể của 9 Rồng, từ từ bị phù sa lấp*, nguy cơ biến mất và nhất là vì lưu lượng yếu dần, nươc mặn xâm nhập vào de dọa nông nghiệp cả tỉnh Bến Tre. Dòng nước khả quan thấy đươc ngày hôm nay là do từ kinh Giao Hòa đưa thằng từ nhánh sông Cửa Đại vào. Công đập Ba Lai là ở 30 km hạ lưu ngã 4 kinh Giao Hòa và sông Ba Lai (thấy trong không ảnh, chụp năm 2016) và cách cửa bể chừng 15 km. * cửa biển lại còn bị bồi bớt bởi phù sa từ Cửa Đại gần đó trôi theo thủy lưu Biển Đông xuống.

Tóm lại là, sông Ba Lai như một nhánh của Mekong, kể như một giòng sông chết, vô tích sự. Chả ra cái con khỉ gì cả, với nơi rộng nhất 200 mét. Ngày nay người ta chỉ quan tâm như một yếu tố thủy lợi phải kiểm soát gắt.

Xuống dốc cầu này là một cù lao nhỏ giữa giòng sông Ba Lai cổ truyền, tiếp theo là một đập đất ngăn phần còn lại của sông. Do đó nước sông Ba Lai ngày nay chỉ chảy ra biền lúc triều xuống và đập mở ở ngay tại đây mà thôi.

Tiếp tục hành trình 8 cửa bể chúng ta theo con đường này chừng 10 km đến thị trấn Ba Tri,  sau đó kiếm phà xem cửa thứ 4: Hàm Luông,

sau khi viếng lăng Cụ này 


 



🌴🌴🌴


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét