Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Hàm Luông Số 4

 Tháng 8 dương lịch 2024

Cùng tiêu đề   [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] 

Địa lý thiếu nhân văn như bánh bao thiếu hột dịch, hủ tiếu thiếu xương heo. Từ cống đập Ba Lai đi theo hương lộ HL-14 chừng 12,5 cây số thì đến chợ Ba Tri. Từ đó đến lăng mộ cụ Đồ Chiểu 2 cây số, quay kiếng xuống để hỏi đường đi vì trong khu đô thị cũng khá lùm xùm. 

Sinh quán cụ là Bình Dương*, năm 1862 về đinh cư tại đây. Cụ là nhà văn, thầy giáo và thầy thuốc, năm 25 tuổi đả mắc bệnh mù lòa. Cụ Đồ được Unesco liệt vào danh nhân văn hóa thế giới tháng 11-2021 dưới thời bác Phúc, cũng là một danh nhân văn hóa. Đươc Unesco hổ trợ vật chất nên lăng Cụ thấy nét văn hóa Tây, bề thế nhưng gon gàng, văn minh ra, chỉ thiếu chổ cắm nhang và thùng công đức. (Đền kỷ niệm tầm cở mà thiếu "du lịch tâm linh"! như núi Bà Đen!)
Thị trấn Ba Tri, dân số 13 500. Ở Việt nam còn tồn tại nhiều điểm dân cư không cổng chào, không băng rôn, không cờ đảng. Bậy.

Chép nguyên văn một đoạn trên webpage Universidas Teknkokrat IndonesiaBề nào cũng nhờ thông tin của họ, bày đặt ra vẻ ta đây biết nhiều làm chi cho mệt.

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là nhà thơ, nhà văn, danh nhân văn hoá thế giới. Là nhà thơ yêu nước, tiên phong chống Pháp trên lĩnh vực văn chương với tư tưởng, triết lý: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm", "Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Hiện nay, phần mộ của ông cùng vợ và con gái toạ lạc tại: ấp Giồng Cục, xã An Đức. Xã Bảo Thạnh là quê hương của Phan Thanh Giản (vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ), đồng thời còn là nơi an nghỉ của nhà giáo Võ Trường Toản. Cũng tại nơi đây, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác và đọc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước đông đảo quần chúng nhân dân. Ngoài ra, không thể không nhắc tới Thái Hữu Kiểm, người mang theo câu chuyện ông già Ba Tri trong dân gian."  

Không ngờ cái hóc bò tó này lại là nơi địa linh nhân kiệt ra trò. Và cũng không ngờ là mấy thập niên lên xuống đường Sương Nguyệt Ánh ỏ Sài Gòn mà không biết tên bã là Anh. Mà thú thật cũng không biết bà là ai con ông nào.

Nhà lưu niệm trình bày gọn gàng lịch sự, phong cách Tây phương có phần tiếng Anh rất chính xác đúng ngữ phạm như do một nhân viên nước ngoài viết hay tư vấn. Những điều hiếm hoi nghiêm túc đáng khen, chắc có bàn tay Unesco như các nơi khác trên thế giới.
Vây quanh nhà lưu niệm là những trang bích họa truyện Lục Vân Tiên khá đep mắt 
Các phần mộ từ trái sang: nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, cụ Đồ, cụ bà.
Trong hậu cảnh hình các mộ trên là đền thờ cũ xây trước 1972
Đi tiếp HL-14 thì ra thẳng tới bến phà An Đức-Mỹ An qua cửa Hàm Luông. Cửa sông rộng gần 3 cây số mà bến phà hơi bị... khiêm tốn như thế này người đến từ thành thị nghiệm cũng hơi áy náy. (Hình cổng vào mượn của một bạn phượt trên Google Maps. Y như vậy.

Thấy bến đò nhỏ téo, đìu hiu, ngái ngủ như thế này thì ắt các bạn phải đồng ý là đây là vùng khá xa rồi. Thủa di dân lập quốc 300 năm trươc có khác thì cũng không thể khác nhiều. 

Bên phà Mỹ An phía Ba Tri tháng 8, 2024
Một đi không trở lại?
Không ảnh nhánh Hàm Luông tại huyện Ba Tri. Không thấy cửa biển được do dưới cánh máy bay. Đoạn chót chừng 15 km này chảy giữa 2 cù lao lớn của tỉnh Bến Tre, cu lao An Hòa trên và cù lao Bảo dưới (nơi có tt Ba Tri). Đảo nhỏ tên là Cù Lao Đất, các bạn có thể định vị trên Google Maps. Dòng nươc nhỏ gọi là sông Ba Tri. Phía trên vàm đúng 1 km là bến phà, đường phà qua sông cách tâm cửa biển gần đúng 9 km.
Anh chụp từ chuyến bay Vasco SGN-Côn Đảo năm 2016
Phà cũng loại một cửa lên xuống như các phà trươc, khi rời bên. Góc ảnh nhìn thẳng ra cửa biển. Các bạn lưu ý là nếu tầm mắt mình ở cao hơn mặt đất hay nươc 3 thước, chân trời là ở khoảng 7 km. (bản tính toán ở đây - link)
Nhìn ra biền
Nhìn qua hữu ngạn, phía Nam cũng cùng tỉnh Bến Tre (xem không ảnh)
Nhìn lên nguồn, Cù lao Đất trong chính diện
Nhìn ra Biển Đông, phương hướng nhìn Đông Nam, la bàn 130 độ
Zoom ra cửa biển
 
Cửa số 4, châu thổ sông Cửu Long các bạn. 

Vùng trời nước đã đi vào tư duy của thằng viết này từ những năm 1980-81 đen tối, chiếm một góc định cư trong đó như một xấp hình xưa. Một người con khác của đất nứơc Cửu Long, nay đã nổi tiếng khắp 5 châu đã đề lại hình ảnh miền sông nước này trên một chuyến phà năm 1921 qua Sông Tiền, qua lời văn đã từng đoạt giải Goncourt.

 Một đoạn trong tiều thuyết L'amant của văn hào Marguerite Duras 

..."C’est donc pendant la traversée d’un bras du Mékong sur le bac qui est entre Vinh Long et Sadec dans la grande plaine de boue et de riz du sud de la Cochinchine, celle des oiseaux." ... "Je descends du car. Je vais au bastingage. Je regarde le fleuve. Ma mère me dit quelquefois que jamais, de ma vie entière, je ne reverrai des fleuves aussi beaux que ceux là, aussi grands, aussi sauvages, le Mékong et ses bras qui descendent vers les océans, ces territoires d’eau qui vont aller disparaître dans les cavités des océans. Dans la platitude à perte de vue, ces fleuves, ils vont viteils versent comme si la terre penchait." ...

..."Thế thì là trong lúc quá giang một nhánh sông Mekong trên chiếc phà giữa Vĩnh Long và Sa Đéc trong vùng đồng bằng bùn và lúa rộng lớn của miền Tây, vùng đất của chim trời.
...Tôi xuống xe. Tôi ra dựa lan can. Tôi nhìn dòng sông. Một đôi lần mẹ tôi có nói rằng trong suốt cuộc đời mình, tôi sẽ không bao giờ được thấy lại những con sông đẹp như thế này, lớn như thế này, hoang dã như thế này. Sông Mekong và những nhánh sông của nó chảy về biển, những miền nước di động kia sẽ biến mất vào các lõm sâu của đại dương. Trong vùng phẳng lặng trải dài vô tận, những con sông này, chúng chảy nhanh, chúng tràn đổ như thể mặt đất đang nghiêng về một phía."... Lời dịch của Blog
 




* ^ Binh Dương này người xưa tính sao mà ngày nay là ở Quân 1 Sài Gòn. Theo Trịnh Hoài Đức (GĐTTC) "Thành 1836 tại làng Nghĩa Hoà - Bình Dương". Thành là thành Minh Mạng xây năm 1836 ở vị trí trường Dược bây giờ. 

 

🌴🌴🌴

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét