Vì tình trạng cấm vận toàn cầu chưa từng có trong thời đại mới khởi đầu từ năm nay, blog không có được tư liệu mới nào, thì xin chia sẻ với bạn đọc những hình ảnh phản ánh phần nào không gian đời sống thường nhật của đồng hương ta tại nơi tập trung lớn nhất ngoài miếng đất hình chữ S, là hạt Orange bang California, Mỹ Quốc. Hình ảnh ngày 20 tháng 8 năm 2020.
Đây nói về những biến dạng văn hóa tập tục con người do cơn dịch của thế kỷ mang lại. Về những nét văn hóa sinh hoạt mới sẽ khó phai mờ, hoặc sẽ không bao giờ đảo ngược, xóa bỏ hoàn toàn đươc chăng?Trước nhất và rõ ràng nhất là thói quen chen chúc ở những nơi nào vế cung sản phẩm hay dịch vụ nhỏ kém thua vế cầu - tức ngưới đến tranh mua sản phẩm hay dịch vụ. Chính quyền các địa phương ra chỉ thị, nhẹ nhất là "khuyến cáo" giữ 1 khoảng cách cá nhân, goi màu mè là giản cách xã hội. Yếu tố thứ 2 là chính người dân đã ý thức qua giáo dục tuyên truyền về cách thức lay lan của mầm dịch từ người qua người, về tác hại và hiễm nghèo của bệnh covid-19. Chắc chắn việc chen lấn, nhiều khi thực tế là va chạm nhau sẽ trở lại trong tương lai gần, nhưng có lẽ sẽ ổn định ở 1 mức độ vừa phải hơn là trước mùa dịch.Hai hình dưới là cáo thị tại 1 cửa hàng mỹ phẩm và tiếp liệu dùng trong nghề thẩm mỹ móng tay - của đồng hương dĩ nhiên. Cáo thị do chính quyền địa phương (sở y tế hạt) phân phát và buộc phải niêm yết, chủ nhân thương vụ chịu trách nhiệm giữ sao cho khách hàng tuân thủ. Hình cận cảnh phía dưới cho thấy các hàng chữ Việt chen với tiếng Anh: bạn đang ở trong 1 địa phận mà 4/5 cư dân là người Việt Nam. (Đừng hỏi em ở Mỹ mà không biết tiếng Mỹ à!? Em mệt lắm)
Xuất hiện trong "Đợt 2" đáng chú ý nhất là có thêm chỉ thị của hạt và khuyến cáo của cơ quan tư vấn liên bang về dịch tể CDC về việc mang khẩu trang. (Cơ quan này là cấp nha, bộ liên bang nhưng không có chức năng trực tiếp cứu trợ người dân, hay trực tiếp chỉ thị các cấp chính quyền, chỉ tư vấn và nhất là nghiên cứu, thống kê). Đã phải cần đến 5 tháng trời để các lãnh tụ đồng ý là khẩu trang không chỉ để riêng cho dân chúng "thế giới Thứ Ba" hôi hám nghèo nàn thiếu điều kiện vệ sinh và y tế dùng (1 cách vô ích và chả khoa học gì) mà có thể khẩu trang có thể, có thể giúp phòng chống lây lan.
Trước khi có thói quen sắp hàng chờ đươc phục vụ, thì hình ảnh đó phải là xa lạ đối với 1 số xã hội ... chậm phát triển, phải không nào. Tập tục tử tế, văn mình và hiệu quả đó 1 khi đã đươc hấp thụ thì đã tồn tại luôn về sau. Sau khủng hoãng Covid-19 "giản cách xã hội" (và khẩu trang) sẽ tồn tại, cho dù rồi sẽ bớt khắc khe. Hậu quả trước mắt là việc mua bán (kinh tế tiêu thụ) bị đình trệ rất đáng kể, đời sống thường nhật sẽ mất nhiều thì giờ, giảm hiệu quả. Thôi thì có mối an ủi nhỏ là nghề móc túi sẽ cáo chung sớm hơn (ở nhưng nơi chưa có camera).
Hiện nay từ trung tuần tháng 8 riêng trong địa phận hạt Orange các cửa hàng ăn uống (tiệm ăn, cà phê, nhà hàng lớn nhỏ...) ngoài dịch vụ bán món ăn mang về, gọi giao về nhà, còn được phép phục vụ thực khách nếu là bên ngoài nội thất tiệm. Nếu nhà hàng tiệm ăn có thể thu xếp không gian tiện lợi an toàn bên ngoài, như mái hiên, chổ đậu xe, hành lang thoáng gió... thì có thể dọn bàn ghế cách xa nhau 1 khoảng cách quy định và được bán món ăn tại chổ.
Triển khai như thế nào là tùy sáng kiến từng doanh nghiệp, tình hình không gian mặt bằng từng nơi. Cái gì chứ sáng kiến thì người nước Nam ta là đỉnh cao; cái khó bó cái khôn mà. (Tình hình xếp đặt này tạm thời thôi, xứ Mỹ này làm ăn đâu đâu cũng dễ bị khách kiện, xếp đặt không khéo nó vấp té nó thưa cho trắng máu. Hay là nắng quá nó xỉu, gió quá nó cảm v.v... Thật đấy, ở xứ Mỹ khiếu kiện là 1 cách kiếm tiền rất dễ dàng, người tiêu dùng là thượng đế có luật sư hỗ trợ).
Một bãi đậu xe - hay đỗ xe nếu bạn đọc là người Hà Nội, nơi hột đậu đươc gọi là hạt đỗ - đươc bố trí lại thành 1 nơi ăn uống ngoài trời. Nhiêt độ giữa mùa hè tại phần Nam bang California thường có nhiệt độ giữa 30 và 35 độ C, là lúc thực khách đi tìm nhà hàng chạy máy lạnh để chui vào trú nắng nóng.
Một bãi đậu xe - hay đỗ xe nếu bạn đọc là người Hà Nội, nơi hột đậu đươc gọi là hạt đỗ - đươc bố trí lại thành 1 nơi ăn uống ngoài trời. Nhiêt độ giữa mùa hè tại phần Nam bang California thường có nhiệt độ giữa 30 và 35 độ C, là lúc thực khách đi tìm nhà hàng chạy máy lạnh để chui vào trú nắng nóng.
Bên trong khu thương mại này thì gần như vắng bóng khách hàng. Nơi này bình thường phải thấy, trong tầm nhìn của ảnh này, ít nhất là chen chúc trên 100, 150 khách. Kẻ muốn bán - đồng thời tuân thủ kỷ luật - thì có thể có nhưng người mua thì dè dặt đến mua, dè dặt ra khỏi nhà, tiếp cận đám đông lạ mặt...
Thương nhân bán lẽ số lớn phải trả lại mặt bằng để ngưng phải trả tiền thuê quán sạp. Nhiều tiểu thương đã chọn nghỉ làm luôn.
"Đợt 2" Covid-19 chính thức bắt đầu sau gần 1 tháng lắng dịu (ca thử nghiệm dương tính hằng ngày, số nhập viện tại các bênh viện trong hạt, số tử vong ổn định và có chiều xuống) vào ngày 2 tháng 7 trong hạt Orange - "Quận Cam, Cali" - với sắc lệnh giới hạn gắt gao nhiều thương vụ nhỏ phuc vụ người dân thường, trong đó tiểu thương ngành buôn bán lẻ, ngành ăn uống và thẩm mỹ móng tay đồng hương là đa số.
Để minh họa cho sự ế ẩm, đình trệ kinh tế tiêu thụ, bạn đọc hãy xem bãi đậu xe của khu thương mại, vảo lúc thường khi chỉ có chừng 5 đến 10 chỗ trống. Nếu là bãi đỗ xe của công sở hãng xưỡng thì mỗi chỗ đậu là 1 người (từ trong 1 xe đến). Nơi mua sắm, giãi trí, ẩm thực và du lịch thì phải là 2 hoặc 4 người. Các bạn tính xem. Chỉ trong tầm nhìn này thôi đã thấy có trên 300 người đã chọn hay buộc phải ở nhà không ra mua bán, thư giãn giải trí hay giao lưu. Nếu có ai hỏi bạn, ở nơi bạn ở kính tế tiêu thụ xuống mấy phần trăm, thì bạn có thể chiếu theo tấm hình này mà nói: chừng 80% đến 90%. Cụ thể hơn thống kê viễn vông nào.
Để minh họa cho sự ế ẩm, đình trệ kinh tế tiêu thụ, bạn đọc hãy xem bãi đậu xe của khu thương mại, vảo lúc thường khi chỉ có chừng 5 đến 10 chỗ trống. Nếu là bãi đỗ xe của công sở hãng xưỡng thì mỗi chỗ đậu là 1 người (từ trong 1 xe đến). Nơi mua sắm, giãi trí, ẩm thực và du lịch thì phải là 2 hoặc 4 người. Các bạn tính xem. Chỉ trong tầm nhìn này thôi đã thấy có trên 300 người đã chọn hay buộc phải ở nhà không ra mua bán, thư giãn giải trí hay giao lưu. Nếu có ai hỏi bạn, ở nơi bạn ở kính tế tiêu thụ xuống mấy phần trăm, thì bạn có thể chiếu theo tấm hình này mà nói: chừng 80% đến 90%. Cụ thể hơn thống kê viễn vông nào.
Một "tiệm nail" của đồng hương vừa mở cửa lại nhưng thay vì được tận dụng mặt bằng nội thất nơi có 7-8 ghế thì chỉ được tranh thủ mang 2 ghế ra ngoài theo quy định thành phố, tiếp khách dưới cái trướng bằng bạt ni lông che nắng gắt giữa trưa hè. Mặt bằng là 2 chổ đậu xe.
Nơi nào ngoải nước Việt Nam có chính quyền địa phương quy định những cáo thị thông báo phải có lời dịch tiếng Việt? Bên ngoài 1 siêu thị Walmart, công ty bán lẽ lớn nhất thế giới, tại một điểm bán tại thành phố Westminster, hạt Orange.
Nơi nào ngoải nước Việt Nam có chính quyền địa phương quy định những cáo thị thông báo phải có lời dịch tiếng Việt? Bên ngoài 1 siêu thị Walmart, công ty bán lẽ lớn nhất thế giới, tại một điểm bán tại thành phố Westminster, hạt Orange.
Trước đây người người cứ ra vào cổng kính lớn thoải mái, nay phải đi vào luống di chuyển 1 chiều có nhân viên đứng nhắc nhở mang khẩu trang, có dung dịch rửa tay để sẳn. Nếu phía bên trong siêu thị có ùn tắt thí dụ như tại quầy tình tiền thì sẽ báo ra chốt vào này để chặn số người vào, chờ cho bên trong bớt khách. Các gạch giữa nền là cách nhau 6 bộ Anh - 3 bộ là 1 mét.
Cứ mỗi 10 năm rời vào năm đầu của thập kỷ như năm 2020 này, nước Mỹ có cuộc kiểm tra dân số rất quan trọng, từng công dân, hộ khẩu đều phải khai báo, trong đó có câu hỏi về huyết thống - tức sắc dân, ngôn ngữ.
Các địa phương điễn hình là hạt - counties, với tầm thước địa lý và pháp nhân như tỉnh ở Việt Nam ngày nay - nào có đông sắc dân dùng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh thì phải có thứ tiếng đó trong các thủ tục giấy tờ hành chánh và cáo thị niêm yết. Tại địa phận thằng viết ở thì là tiếng Việt Alexandre de Rhodes và tiếng Tây Ban Nha của ông Cervantes sau tiếng mẹ đẻ ông Shakespeare. Người thường dân mình ít ai biết là 1 bộ Anh gọi là 1 foot, nhưng thường sinh hoạt tại chổ thì biết 1 foot, 2 feet là dài bao nhiêu, cho nên phiên dịch thoát ý và pha lộn 2 thứ tiếng nó mới ra cái nông nỗi như đây.
Các địa phương điễn hình là hạt - counties, với tầm thước địa lý và pháp nhân như tỉnh ở Việt Nam ngày nay - nào có đông sắc dân dùng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh thì phải có thứ tiếng đó trong các thủ tục giấy tờ hành chánh và cáo thị niêm yết. Tại địa phận thằng viết ở thì là tiếng Việt Alexandre de Rhodes và tiếng Tây Ban Nha của ông Cervantes sau tiếng mẹ đẻ ông Shakespeare. Người thường dân mình ít ai biết là 1 bộ Anh gọi là 1 foot, nhưng thường sinh hoạt tại chổ thì biết 1 foot, 2 feet là dài bao nhiêu, cho nên phiên dịch thoát ý và pha lộn 2 thứ tiếng nó mới ra cái nông nỗi như đây.
Sáng kiến của nhà chùa: dựng khung lều bạt lớn trong khuôn viên để sinh hoạt thờ cúng. Giáo đường các tôn giáo nằm trong diện "không thiết yếu" nên cũng không đươc cử hành nghi thức cho giáo dân tụ họp số đông. Chùa này dựa theo quy định cho nhà hàng quán ăn dựng lều ngoài trời cho thập phương đến tụng kinh bên ngoài nội thất chùa, sư thì phát loa từ trong chánh điện ra ngoài.
Các nhà thờ cử hành lễ chúa nhật cho giáo dân không ra khỏi xe, mà sắp đặt đậu xe sao cho quay về 1 hướng có bàn thờ ngoài sân đỗ xe🔼.
Một ngôi chùa Việt kiều trong thành phố Wesminster hạt Orange bang California. Hình dưới tại nhà thờ chính tòa địa phận Orange, quy tụ giáo dân công giáo người Việt đông nhất. "Thương số" kinh tế của các tổ chức tôn giáo khi bị cấm tụ tập giáo dân cũng đã xuống dốc thê thảm (ngoài các nhánh Tin lành khôn ngoan lâu này làm tiền trên tivi).
Về tập tục khẩu trang, tại Mỹ, em phải dành riêng phần chót và dài dòng này, vì nó rất phưc tạp chứ không đơn giản như bạn đọc có thể nghĩ. Thằng người Mỹ dòng chính và đa số là da trắng nó mang 1 mặc cảm tự tôn quốc gia rất đậm, đậm hơn là các bạn sống ngoài nước Mỹ có thể nghĩ. Từ trước thế kỷ thứ 21 này người dân trong nước đã đươc nhồi sọ (tuy là do truyền thông tự do) với hình ảnh dồn dập hằng ngày hằng đêm, rằng người châu Á là nghèo nàn thua kém về mọi mặt nhất là vệ sinh. Hình ảnh những biển người mang khẩu trang trên xe hai bánh trong môi trường nhếch nhác dơ bẩn, là hình phông cho tất cả tư tưởng nào của người Mỹ về người Trung quốc, VN, Mã Lai, Indo, v.v... ngay cả Hàn quốc, Đài Loan. Ngoài ra là hình ảnh phụ nữ Hồi giáo che mặt rất phản cảm cũng thường gặp trên các phương tiện truyền thông. Thái độ miệt thị cho dù rất nhẹ nhàng, lắm khi giả nhân giả nghĩa kèm theo sự trình bày việc mang khẩu trang là không thể chối cải. Ngoài ra cũng còn ý nghĩ rằng, môi trường tệ hại, khẩu trang này có ích gì trên thực tế. Khẩu trang là ngoại lai, là 1 giải pháp chấp vá vô nghĩa của kẻ thiếu hiểu biết ở xứ lạc hậu.
Con người trong xã hội Mỹ tự hào về tánh phòng khoáng, cởi mở, lương thiện hiếu khách còn không muốn phải che dấu thái độ, tình cảm, sự ngay thẳng hồn nhiên trên nét mặt mình. Nếu gặp người nào che dấu thì linh tính là họ có gì không trong sáng ám muội, điễn hình là hình ảnh kẻ cướp bịt mặt trong phim ảnh. Đây chưa kể những thời trang thời thượng mà khẩu trang phải là 1 yếu tố "phá nét" bắt buộc.
Từ quá trình như vậy, ngay từ đầu việc đề xuất, khuyến cáo mang khẩu trang đã bị 1 luồn chống đối từ 1 thành phần lớn của quần chúng, thể hiện lên những họp báo chính thức của chính phủ, trong đó có Lãnh tụ Nha Trắng. Chỉ sau khi con số tử vong không tưởng lên quá khoảng 100,000 người và những con số thống kê khả quan từ các nươc khác về không còn có thể làm ngơ được nữa thì từ từ các cấp chính quyền mình phải chịu đồng ý là khẩu trang là biện pháp hữu hiệu và rẻ tiền, ít nhiều đã được chứng minh. Đó là trong e dè dư luận, gần như dỗ dành. Xung khắc giữa 1 lãnh tụ theo trào lưu bình dân và những công chức chuyên ngành cũng đã là 1 trở ngại lớn khác các cấp hành chánh phải vượt qua. Thôi thì từ nay, cụ thể là từ đầu tháng 7 việc mang khẩu trang đã là chính thức 1 khuyến cáo, và nhiều nơi là 1 quy định. Khẩu trang ở Mỹ là 1 vấn đề văn hóa chính trị chứ không phải y khoa thường thức, như rửa tay, lọc nước v.v...
Con người trong xã hội Mỹ tự hào về tánh phòng khoáng, cởi mở, lương thiện hiếu khách còn không muốn phải che dấu thái độ, tình cảm, sự ngay thẳng hồn nhiên trên nét mặt mình. Nếu gặp người nào che dấu thì linh tính là họ có gì không trong sáng ám muội, điễn hình là hình ảnh kẻ cướp bịt mặt trong phim ảnh. Đây chưa kể những thời trang thời thượng mà khẩu trang phải là 1 yếu tố "phá nét" bắt buộc.
Từ quá trình như vậy, ngay từ đầu việc đề xuất, khuyến cáo mang khẩu trang đã bị 1 luồn chống đối từ 1 thành phần lớn của quần chúng, thể hiện lên những họp báo chính thức của chính phủ, trong đó có Lãnh tụ Nha Trắng. Chỉ sau khi con số tử vong không tưởng lên quá khoảng 100,000 người và những con số thống kê khả quan từ các nươc khác về không còn có thể làm ngơ được nữa thì từ từ các cấp chính quyền mình phải chịu đồng ý là khẩu trang là biện pháp hữu hiệu và rẻ tiền, ít nhiều đã được chứng minh. Đó là trong e dè dư luận, gần như dỗ dành. Xung khắc giữa 1 lãnh tụ theo trào lưu bình dân và những công chức chuyên ngành cũng đã là 1 trở ngại lớn khác các cấp hành chánh phải vượt qua. Thôi thì từ nay, cụ thể là từ đầu tháng 7 việc mang khẩu trang đã là chính thức 1 khuyến cáo, và nhiều nơi là 1 quy định. Khẩu trang ở Mỹ là 1 vấn đề văn hóa chính trị chứ không phải y khoa thường thức, như rửa tay, lọc nước v.v...
Sau khủng hoảng covid-19 này, tập tục khẩu trang trong xã hội Mỹ sẽ đươc chấp nhận như là 1 tập tục thích hợp, hết mang tính ngoại lai, dị hợm, không còn gây kỳ thị khó chịu ở chốn tập thể nữa. Covid-19 đã ảnh hưởng văn hóa Mỹ như thế.
Trước đây việc soát xét tư trang, hành lý riêng tư và (sờ soạn) cơ thể, buộc hành khách đi qua máy phát X quang độc hại, cởi luôn cả đôi giày chỉ vì muốn đáp 1 chuyến bay là không thể tưởng tượng đươc. "Nhân quyền", mà người Mỹ hay rêu rao nhắc nhở, không bị xâm phạm, chà đạp thì là gì? Thế nhưng sau các biến cố có ành hưởng toàn cầu là dịch bắt cóc máy bay vào cuối thập niên 1970 và trận tập kích khủng bố ngày 11-9-2001 các tập tục này, nét văn hóa này đã đươc chấp nhận toàn phần.
Phụ chú:
Dĩ nhiên là ngành du lịch, giòng đến cũng như giòng đi đã phải đóng cửa, ra vào nước ngoài thì gần 100%, nôi địa xuyên bang thì chỉ còn di chuyển cần thiết, nói chung do nhận xét, không khoa học thì còn chừng 15%.
** Vảo thời điểm tuần cuối tháng 8, 2020 số ca Covid-19 mới trong hạt Orange mỗi ngày trung bình chỉ 350, ca tử vong thì ít, chi 25 người/ngày🔽. Lãnh tụ Nhà Trắng mỗi ngày luôn nhắc nhở thành tích chiến thắng vượt bực, kỷ lục thế giới của nước Mỹ chống "siêu vi TQ". Không 1 quốc gia nào so sánh bằng, chỉ trong chưa đầy 6 tháng tử vong lên trên 170 000 người, bằng 3 lần số hy sinh trong 10 năm chiến tranh Việt Nam.
[ 🔽 Dân số hạt Orange năm 2020 là 3,198,000 trong số đó 20.09% là sắc dân Á Châu. Tổng hợp tư liệu và quan sát phỏng chừng của người viết thì Việt kiều có trên 1/4 triệu người, tập trung trong 6 thành phố liền nhau, "thành phố" gọi là city, ví như 1 quận ở Sài Gòn chằng hạn ]
🔼 Hình này không phải sở hữu blog, xin dùng để minh họa từ Reuters. Đây là cách thức phổ biến hiện nay ở các nhà thờ trong hạt và khắp nước. Chỉ có ở nước Mỹ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét