Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ còn gọi là Tây Đô, Tây Kinh hay Thành An Tôn, kinh đô của Hồ Quý Ly nằm ở huyện Vĩnh Lộc tình Thanh Hóa, cách tp Thanh Hóa 50 km đường bộ. Đây là thành lũy bằng đá duy nhất ở vùng Đông Nam Á Châu giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Là một trong những di tích quan trọng quý báu nhất nước cho đến năm 2012 ít được chú ý, tiếp thị, phần lớn do vì vị trí nằm ngoài tuyến đường đi đến thành thị du lịch chính. 

Hồ Quý Ly cho xây năm 1397, dời đô về năm 1400 sau khi tiếm quyền vua Trần cuối cùng, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô. Nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm thì nước Đại Ngu - Ngu là 'hạnh phúc' - mất vào tay nhà Minh. Quân Minh thiêu hủy thành và nay chỉ còn lại di tích nội thành bằng đá này, 1 ít vết tích ngoại thành gọi là La Thành bằng đất và lũy tre gai, và di tích đàn Nam Giao xây giữa ngoại thành và nội thành. 
Địa phận này phía Tây Nam dãy Tam Điệp, cách địa phận Lam Sơn nơi xuất phát cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chừng 20 km chim bay.

Bọn chúng em đi bằng xe thuê bao đã mất nhiều thời gian, có khi đi lạc đường phải thối lui mới đến khúc đường về sau biết là QL-217 có biển báo truoc mắt là Thành Nhà Hồ. Lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.
Sau hơn 600 năm bên trong nội thành không còn di tích gì và nay là ruộng lúa. Hai con đường đất đá nối liền 4 cửa thành hình chữ thập còn tồn tại với bức thành đá chiều dài mỗi cạnh 880 thước Tây.

Khu di tích ở cuối 1 con đường nhỏ từ QL45 đưa thằng tới cổng Nam - trước đây không lâu là con đường làng chui qua cổng chính - 1 bên là nhà bảo tàng và nhà tiếp tân, còn khiêm tốn và hợp môi trường nông thôn. Phí tham quan gồm có phí hướng dẫn viên.
Cổng lớn nhất và còn  trong tình trạng bảo quản tốt nhất là cổng Nam. Đây là cửa nhà vua ra vào.
Trước năm 2008 chưa khởi công trùng tu khai quật thì người nông dân Vĩnh Lộc di qua cổng này bằng con đường đất giữa cổng chính. Con đướng lát gạch này ngày nay dùng lưu thông cho dân vào canh tác ruộng của họ trong nội thành, công giữa thì khai quật 1 lớp đất. Công thành nhìn thấy nay là sâu (cao) hơn chừng 45 cm so với trước khi có hoạt động khảo cổ.

Góc hình cho thấy quy mô và kỹ thuật tuyệt hảo có một không hai ở Việt Nam. Bức tường này nếu so với chiều cao của cổng Nam và tường thành phía Nam thì khi trước phải cao thêm ít nhất là 4 lớp đá như thấy. Vật liệu có lẽ đã được dân tháo gỡ mang về dùng xây cất, phần thì thành cũng đã phải chịu sự tàn phá trả thù của quân Minh.
Các phiến đá lớn nhât ở thành phía Nam nặng đến 24 tấn. Vì khảo cổ còn sơ khai - vì vị trí hẻo lánh của thành Tây Đô và thời cuộc chiến tranh nhiều trăm năm gần đây - không có tư liệu đáng tin cậy cho biết các kỷ sư của Hồ Quý Ly đã làm thế nào mang đá về, tạo hình và đưa vào vị tri. 
Ngay cả hiện nay với kỹ thuật hiện đại và cơ giới, thi công 1 công trình với chất lượng như thế này cũng không phải là dễ. Khía cạnh thât đặc biệt này của thành Nhà Hồ đã thôi thúc người viết phải tìm cách nào để đến xem di tích ít được chú ý, thậm chí ít được biết đến này mà chiêm ngưỡng - từ ghế ngồi ở Los Angeles, USA!
Từ Ấn Độ qua đến Trung Hoa, đây là thành lũy quân sự xây dựng bằng đá duy nhất (Angkor là đền đài tôn giáo). Di tích thành quách còn lại ở Việt Nam là đều bằng gạch, đất kể cả tường thành Huế xây 500 năm về sau.
Câu hỏi phải tự đặt ra như đối với kim tự tháp: đá từ đâu mang đến, nhân công bao nhiêu là làm cách nào chở đá về, cắt đá bằng cách nào mà tinh vi như vậy, làm trong bao lâu v.v... 
Một đoạn lũy cạnh phía Nam đã sụp lún nhưng các phiến đá vẫn còn nối kết.
Cổng Nam, cổng chính. Đứng nhìn vào nội thành. Các bạn có thể thấy sự chênh lệch của mặt đất, đó là do phía cổng đã có khai quật, đào lên chừng 3 tấc đất đá. 600 năm qua người dân Vĩnh Lộc vẫn đi qua cổng này canh nông ruộng vườn trong cũng như ngoài thành. Con đường lót đá đã bị quên lãng dưới 1 lớp đất của con đường quê nay mới được thấy mặt trời. Bạn đọc có thể thấy màu đất non phía dưới chân vách cổng đá.
UNESCO có tài trợ khảo cổ, nước Nhật có giúp đở nhiều với kỹ thuật hiện đại nhất nhưng có vẽ công trình tu bổ tái tạo và nhât là nghiên cứu còn sơ khai và nhiều vấp váp.

Hình này chụp từ trong nội thành nhìn ra cổng. Thành xây theo lối độc đáo không ở đâu khác có, cũng có lẽ vì thời gian cấp bách. Mặt ngoài thành là lớp dá, phía trong thì là đất và vách trong lài về phía trong, không cần vách đứng giữ đất. Mắt ngoài chống địch chịu được cả súng thần công, mặt trong tiện lợi cho quân lính lên xuống và tãi quân nhu. Trong hình thì thấy nóc thành không cao, vì sau 600 năm dưới làn mưa nhiệt đới thì đất đã phải mòn nhiều (do đó lớp đá thành có thể đã đổ và dân chúng đã mang về dùng làm xây dựng). Để bạn đọc định vị thời gian thì lúc này ở Châu Âu mới khơi mào thời kỳ Phục Hưng văn hóa, ngót 1 thế kỷ nữa mời khám phá ra  Châu Mỹ.



Di tích Thành Nhà Hồ ít được dân chúng hiện nay quan tâm, số lớn còn không biết có di tích thành này và nằm ở đâu (với đường xá hiện nay thì rất gần Hà Nội - đi đường nhỏ ra Ninh Bình từ đó theo QL-1A về Hà Nội dưới 6 tiếng). Qua thăm hỏi trên các mạng xã hội người đi phượt khám phá đất nước, trang mạng tỉnh Thanh Hóa và Wikipedia, thằng viết nhận thấy nhiều khía cạnh đặc biệt của di tích này, quyết tâm phải tìm đến xem. Tháng 8 năm 2012 đã nhờ được 1 ít bạn cũ ở Sài Gòn phương án một chuyến Bắc du bằng xe thuê, đến tỉnh Thanh Hóa và dùng bản đồ xác định vị trí và cuối cùng vừa đi vừa hỏi thăm đã đến được tận nơi quan sát.

Điểm thu hút của Thanh Nhà Hồ đối với người viết chính là nhân vật và triều vua tuy ngắn ngủi của Hồ Quý Ly. Lịch sử có thể đúng về lòng người dân đối với Hồ Quý Ly, không chấp nhận và ủng hộ vì đã tiếm quyển lật đổ 1 triều vua, nhưng nếu không vì những thành kiến chính trị khổng giáo đó và được dân chúng hưởng ứng trong cuộc chiến chống quân Minh thì triều đại Hồ Quý Lý có thể đã là triều đại quyết định nhất trong lịch sử nước ta. Nước ta có thể đã dứt được ảnh hưởng Trung Hoa, độc lập thật sự từ đó và đã thành một nước như Nhật Bản Minh Trị, sáng suốt, cầu tiến. Thay vì là 1 thứ Trung Hoa nhỏ với văn hóa, chính trị lệ thuộc, suy yếu và lạc hậu lúc đi vào thời đại cận kim để rơi vào tay thực dân Phương Tây như Trung Hoa. Những cải cách quá sáng suốt của Hồ Quý Ly, không có 1 vua nào trong lịch sử đã biết làm dám làm, đã đến quá sớm quá vội vàng và trong hoàn cảnh khẩn trương chống quân Minh chăng.
Chỉ một thành tích còn lưu lại như Tây Đô, 600 năm nhìn thấy con uy nghi đồ sộ hơn tất cảc di tích lịch sử khác, dù có mới hơn nhiều trăm năm sau như thành Huế, đã chứng tỏ là nếu nhà Hồ đã chống lại được quân Minh và tồn tại thì bộ mặt nước Viêt Nam ngày nay phải là rất khác rồi. Tiếc thay.


Di tích tường thành mặt Bắc còn giữ được chiều cao hơn tường thành phía Nam. So sánh với kich thước phiến đá gần cổng Nam thì hiểu được bức tường nguyên thủy phải cao như thế nào, số lượng đá đã dùng nhiều như thế nào, và từ đó suy ra quy mô của công trình người xưa đồ sộ như thế nào.


Chi tiết thiết kế và kỹ năng làm nên bức tường - chổ này gần cổng Nam. Với công nghệ hiện đại bây giờ, cắt ra cả chục nghin viên đá 20 tấn và nâng lên dựng thành hàng, ngang chân trời ngay ngắn như thế này cũng không phải là chuyện dễ, chưa chắc thầu nào chịu làm. Và câu hỏi đầu tiên là phải mang từ đâu về bằng phương tiện gì nếu không phải là cơ giới?

Để hình dung kích thước cổng thành. 
Tại cổng Nam có văn phòng tiếp tân hướng dẫn, du khách đoàn có thể yêu cầu hướng dẫn viên đưa vào và thuyết minh (mặc áo đỏ, là Hoa Thanh Quế - quê Thanh Hóa, người Hà Nội nói chọc người từ Thanh Hóa lên)
Vòm đá không phải lối Roman hay ngay cả như bên tàu: vách đứng của vòm đá ở đây là nghiêng, không thằng đứng.
Suốt buổi chúng em đến viếng chỉ có thêm 1 gia đình đi xe riêng là du khách khác. Thành Nhà Hồ không phải là "điểm nhấn du lịch"! Các cô hướng dẫn viên hình như, em nghe họ giải thích là gốc xinh viên ngoài thành phố Thanh Hóa, làm bán thời gian. 
Vòm không có viên đá chốt chính giữa theo kiểu roman gọi là keystone.
Thềm đá này thì nhìn như tái phục dựng, nhưng trong đáy hình trươc văn phòng tiếp tân các bạn có thể thầy chổ chênh lêch mặt đất giữa vùng mới đào lớp đất khai quật và nền đất nông thôn nguyên thủy.
Hình trên chụp từ trên đường nóc của thành tại góc trái của cổng Nam. Nhìn thấy khu bảo tàng phía ngoài thành. Đất lài ra hai bên phía ngoài và phía trong. Phía trong là nguyên thủy lài xuống như vậy, phía ngoài đáng lẽ tựa vào thành đá. Thành đá phía ngoài đã bị mất it nhất 4 lớp đá về chiều cao nên đất bị mưa soi mòn về phía đó luôn, gây nên hình thù u đất 2 bên đều lài. 600 năm nước mưa soi mòn phải chiết tính vào phỏng đoán kich thước mô hình nguyên thủy của bức thành này.

Hình dưới là 1 không ảnh vệ tinh cắt từ 1 bản đồ Google cho thấy con đường xây quanh vòng đai bức tường thành hình chữ nhật.




Hải rồng đá khai quật được bỡi nông dân từ lâu trước vẫn nằm ở gần vị trí nội thành, có lẽ la hoàng thành của Nhà Hồ. Hoàng thành đã bị xóa mất bỡi thời gian và thời cuộc.
Cổng Bắc nhìn từ trung tâm nội thành, zoom. Ước gì lúc đó có anh xe ôm nào đưa em đến thì là đã có được nhiều hình ảnh hơn nhưng vì đi với đoàn anh em bạn nên không dám rời xa.

Sau 600 năm lớp đất cứng bao phủ mặt đường lót đá mới được khai quật, người dân đã đi qua đây hằng chục thế hệ mà không quan tâm. Trên thành đá cho thấy lớp đât xúc đi chỉ sâu dưới 1/2 thước tây.
Vị trí đặt bảng lề bằng đồng của cánh cổng chính.

Ngoài thành năm 2012 có 1 khu bảo tàng khá rộng là nới lưu trữ và đang tập trung hiện vật chưa phân loại nghiên cứu. Vì thành nhà Hồ đã được khoa học gia Nhật Bản chú ý và được Unesco công nhận di sản thế giới rất mới đây, các cuộc khai quật và trùng tu đến năm 2012 chưa quy mô lắm, nói tội là: còn nghèo nàn lắm.


Mũi tên và đạn súng thần công của Đại Ngu, mũi giáo và chông 3 càng. Ông Hồ Nguyên Trừng sau khi bị bắt đem về Trung Hoa đã dạy cho triều Minh nhiều kỹ thuật quân sự. Nhiều công trình nghiên cứu ở các đại học Singapore, Bangkok đều đã xác minh là sau chiến tranh kỹ thuật quân sự Tàu đã có bước nhảy vọt và nguyên do là học lấy của người Việt. Ông Hồ Nguyên Trừng trong thời kỳ về sau là thánh tổ của ngành đúc súng và pháo binh Trung Hoa - trước khi châm ngòi quân Minh phải cầm nhan vái về phương Nam xin ông phù hộ.
Các viên đá tròn này thì là được giải thích là làm cục lăn để di chuyễn đá (trên ván gỗ)
hay cũng có thể là đạn đá bắn bằng giàn phóng đá.

Bạn đọc xem hình thì hiểu lối thuyết mình giải thích về công dụng của cuc đá có lỗ quai tròn này. Không có di vật ghi chép hay yếu tố khác hỗ trợ, chỉ là giả thuyết. Chính phủ Nhật đã giúp nhiều tài chánh và tư vấn, mang đến rất nhiều khí tài khoa học tối tân vào việc khảo cổ khu vực Thành Nhà Hồ.
Gạch xây dựng các công sự khác trong thành mà nay chẳng còn có cái nào là đứng. Gạch mang ấn xuất xứ của nhưng địa phương làng mạc mang đến góp vào xây dựng Tây Đô.

Khu vực trong bảo tàng có vẽ là tạm đang thâu lượm và phân loại di vật. Từ khi bắt đầu có hoạt động khảo cổ tại Vĩnh Lộc nhiều nhà dân đã mang những hiện vật bằng đá đã xữ dụng hằng mấy mươi đời trong vườn nhà mình như những phiến đá tròn dùng để chặn cửa, hay những viên gạch lớn đến bổ xung cho nhà bảo tàng.
Thật ra trong các làng mạc chung quanh bây giờ nhiều nhà còn có tường, cổng, đá phiến hay tròn mà nguồn gốc là từ thành An Tôn.


Chúng em lưu lại tham quan thành chừng 2 tiếng là vửa đủ. Đây là giữa thôn quê khá là... thôn dã nên sau đó nhắm hướng ra Ninh Bình, kế hoạch ghé xem chùa Bái Đính - mà riêng em đã đến xem năm 2011. Tức nhiên là dò đường mà đi, vừa đi vừa hỏi.


Để đến Thành Nhà Hồ chúng em từ phía Nam đến thành phố Thanh Hóa ngủ lại, hôm sau đi về hướng Tây Bắc, QL số 45. Khi ra đi chỉ biết mỗi thông tin là thành nằm trong huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa!

Để ra Hà Nội từ Vĩnh Lộc chúng em đi đường trong (đường nhỏ, QL45 ra QL12B) ra Ninh Bình khu vực Hoa Lư, Bái Đính và đến Ninh Bình thì lên QL-1A. Đường tốt nhưng chật hẹp và thôn dã cho đến khu vực chùa Bái Đính, Hoa Lư thì do vì du lịch mà đươc khá rộng và mới. 
Hoa Lư Ninh Bình. Nhà ông Đinh Bộ Lĩnh ờ gần đây đâu đó. Năm 2011 thằng viết thuê bao xe đến thăm thì chú tài là họ Đinh - lên Hà Nội sanh sống. Chỉ riêng sự kiện đơn sơ như vậy mà là 1 dấu ấn khó quên. Thời thơ ấu tiểu học có ngờ đâu được một ngày ấy, được 1 người dân Việt họ Đinh đưa về giới thiệu quê hương vua đầu tiên của nước Viêt Nam độc lập, xem những cánh đồng xưa kia cậu bé chăn trâu phất cờ lau chơi game thực tế với bạn - mà không phải online.
Con trai ông De Lattre de Tassigni, trung úy Liên Hiệp Pháp tử trận năm 1951 trong địa thế địa phận này đang lúc cha là tổng tư lệnh quân đội LHP tại Sài Gòn.
Vượt Sông Đáy chúng ta vào hẳn tam giác đồng bằng Sông Hồng. Nước Sông Đáy xưa là do chia từ Hồng Hà - ở đoạn gọi là Hát Giang, nơi Hai Bà Trưng ra hát - nay chổ ấy đã bị bồi lấp và nước hiện nay là thông thủy cho các miền phụ cận, các dãy núi nối tiếp đường thẳng Hoàng Liên Sơn hướng ra biễn, hướng gần là Bắc-Nam. "Sông Đáy chạm nguồn nơi Phủ quốc..." (Đôi mắt người Sơn Tây), chổ ấy xem như là "nguồn" nhưng Sông Đáy không phải là có nguồn ở đấy. 'Phủ quốc' nói về Phủ Lý.
Tây Đô - Thành An Tôn - nằm phía Tây Sông Đáy nên gọi Tây Đô, thực chất là gần chính Nam của Thăng Long được tạm gọi lại là Đông Đô. 
Đường tránh tp Ninh Bình.
 Phủ Lý
Từ Phủ Lý về Hà Nội. Các bạn du lịch trẻ trở về thủ đô sau ngày lễ 2 tháng 9. Hơi bị đông với nhiều tai nạn lớn nhỏ.
Đê Sông Hồng
Ngoại ô Hà Nội, khu đô thị mới phía Đông Nam, huyện cửa ngõ là Thanh Trì.
 





🚖🚗🚘🚍


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét