Hành trình đi tìm di tích Tây Đô của vua Hồ Quý Ly.Thành Nhà Hồ là tên gọi dân gian, thành nằm ở phía Nam của Hà Nội và nói chung là của nước Đại Việt nhưng ở 1 vùng là gần biên cương phía Tây vùng Thanh Hóa nên gọi là Tây Đô. Trọng tâm của dân tộc và dân số lúc đó là vùng châu thổ Hồng Hà, như bạn đọc thấy trên bản đồ thì các vùng như Tây Thanh Hóa kể là biên cương phía Tây, đường lớn vào cũng không nhiều ngay cả bây giờ. Thời xưa với thiên nhiên mình có thể đoán được, thì vùng này có thể gọi là 'vùng sâu vùng xa', nơi mà chính quyền trung ương nào từ châu thổ Hồng Hà cũng khó bình định nếu có chống đối. Vua Lê Lợi kháng chiến từ vùng này.Trong chuyến đi tháng 9 năm 2012 từ Nam ra Bắc đoàn chúng tôi khởi hành từ thành phố Thanh Hóa buổi sáng và đích đến trong ngày là Hà Nội, nếu đi thằng 1 đường tiện nhất (rộng, tốt) thì theo QL1A qua Tam Điệp, Ninh Bình, Phủ Lý. Đó là đường đi cổ điển nhất và có thể đến Hà Nội vào xế trưa. Vì có mục đích là đến thăm thành cổ Hồ Quý Ly nên từ Thanh Hóa phải tìm vào huyện Vĩnh Lộc qua những đường gọi là quốc lộ nhưng rất nhỏ, hẹp và có chổ không mấy tốt.Cung đường là hoàn toàn tùy chọn, theo bản đồ và miệng mà đi vì Thành Nhà Hồ chưa phải là 1 điểm đến du lịch phổ biến. Người viết muốn đến thăm vì có xem thấy thông tin và hình ảnh trên các diễn đàn phượt.
Thành phố Thanh Hóa vào một buồi sáng cuối tháng 8, 2012
Thành phố Thanh Hóa bên bờ sông Mã. Trong hình dưới: Núi Hàm Rồng khuất sau tòa cao ốc. Dưới chân là cầu Hàm Rồng nay còn là cầu xe lửa - ai ra Bắc bằng xe lửa sẽ đi qua, đi xe bánh cao su thì là dùng đường tránh phía Đông (xin xem Thanh Hóa trong trang khác của em). Cầu Hàm Rồng (link trong blog này) trên sông Mã được người bạn Mỹ chú ý nhiều trong chiến tranh, dội bom hơi bị nhiều trong nhiều năm, sập lên sập xuống. Để thử nghiệm bạn Mỹ còn dùng làm bia cho trái bom laser điều khiển đầu tiên năm 1972. Thật ra là vì cầu là chốt quan trọng hàng đầu trên đường hỏa xa Bắc Nam, và không hải quân bạn dùng bom "ngu" cũng đã bị te tua nhiều vì phòng không đặt tại núi Rồng này.
Kể ra đối với ai muốn đến Thành Nhà Hồ từ Thanh Hóa cung đường đi cũng rõ ràng - trên bản đồ giấy, biển bản thì hơi bị thiếu - cái lo lắng là đường đi có tốt hay không.Hiện trạng Quốc lộ 45 đi vào huyện Vĩnh Lộc:
Là đường quê, rất quê rất thôn dã.
Nói thật, người tài xế nào đi vào các con đường như thế này, biển bản không có, thông tin không cập nhật đều có 1 mối lo lớn nhất: đường này có vào ngõ cụt không? Nếu đi lạc mà vẫn đi thông tới được và thoát ra 1 xa lộ quen biết hay có biển bản được ghi rõ, hay 1 đô thị lớn, thì lả tốt nếu không thì viễn ảnh 1 cuộc thoái lui trên cùng con đường xa lạ lúc trời về chiều là không mấy gì yên tâm. Nhất là trên đất hoa thanh quế.
Dù sao thì đường quê có cái hay là có thể dừng giữa dường và hỏi người địa phương. Cái hơi kẹt là họ chỉ biết hướng chung chung. Miễn sao không nghe: "Lộn rồi bác, bác quay đầu trở lại đi!" là tốt. Mặt khác, tiếp cận được với người quê tại các nơi, nhất là những nơi xa vằng, nghe giọng địa phương thấy rất chi là thú vị. Những khám phá có tiền mua cũng không được, những hiểu biết tìm sách đọc cũng không ra.
Hỏi thăm đường là một cái thú. Tiếp cận được với người dân hiền hòa hiếu khách đem lại sảng khoái thích thú vô cùng, không kể là 1 nguồn tư liệu nhân văn, văn hóa tập tục, từ vựng và thổ âm thổ ngữ. Ai ai cũng vui vẽ dừng lại chỉ dẫn. Có điều là mình phải biết bối cảnh và biết cách hỏi. Thí dụ, mình phải biết là người dân nông thôn ít đi xa nơi đồng áng, nơi mình cư ngụ, hỏi về chổ xa quá họ sẽ không biết, sẽ được trả lời zư lày: "Không biết! đến đấy rồi hỏi tiếp!". Hơi bất ngờ vì sự thằng thắn mộc mạc, nhưng nghe lại thì là chí lý! Dù là quê Thanh Hóa nhưng khả năng bị chửi cũng rất thấp, nhưng nếu xét thấy đéo cần, các bạn cũng nên tránh làm phiền, cho nó lành.
Đây rồi!
Đây là mặt đường QL-217, gần đến nơi sẽ có đường rẽ. Nhìn thấy là bảng giới thiệu, tiếp thị duy nhất dành cho vị vĩ nhân Hồ Quý Ly. Còn thua cô Sáu ở Côn Đảo.
xem tiếp: Thành Nhà Hồ ⏩
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét