Năm 2012 là năm bạn bè chúng em tổ chức được 1 chuyến du ngoạn chung từ Sài Gòn đến huyện địa đầu Đồng Văn Hà Giang ở điểm chóp bản đồ hình con rồng. Vì bỏ qua nhiều trạm (cho dù hành trình đúng hạn và cung đường qua đủ địa phương dự tính kể cả nhiều nơi có thể nói là lạ hoắc đối với đa số người Việt Nam như Thành Nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) nên hành trình chỉ cần 7 ngày đêm. Sau khi từ Hà Giang về đoàn 7 người chúng em chia tay tại Hà Nội, mỗi người về bằng phương tiện riêng. Phần em còn lại 2 ngày chờ đáp máy bay từ Nội Bài đi.
Tại miền Bắc em đã có sẳn - và đang còn - nhiều mục tiêu và phương án du lịch ngắn thời gian, lúc đó thì em quyết định dùng 1 ngày đi đến và chụp hình các ngôi nhà thờ đổ ở bờ biền Nam Định đang bị nước biền lấn chiếm, vì biết là chần chờ thì sẽ không con bao giờ có cơ hội lại nữa, các di tích 3, 4 trăm năm đó sẽ biến mất nay mai thôi.
Nhà thờ đổ số 3 xã Hải Lý huyện Hải Hậu, Nam Định - hình tháng 9 năm 2012 |
Số là trong một hai năm trước em đã tình cờ thấy hình ảnh và lịch sử các ngôi nhà thờ đang sụp đổ này trên các diễn đàn phượt, và tình cờ nữa của 1 anh bạn cũng từ Mỹ cũng chuyên đi ba lô và xe honda tư lái 1 mình.Thông tin thâu lượm được chỉ nói là ở xã Hải Lý, Hải Thịnh huyện Hải Hậu có ven biển đang bị lấn chiếm khi thủy triều lên và đã có xây đê ngăn biển. Dân cư (làng sống nghề biển) ngoài đê dọn vào trong. Các làng này có lịch sử lâu dài trên 400, 500 năm và đã là những nơi đầu tiên được các thừa sai Bồ Đào Nha đến rao giảng Thánh Kinh. Tại đây là nơi thành lập Giáo hội Đàng Ngoài vào hậu bán thế kỷ thứ 16. Và tại đây đã có xây những nhà thờ thiên chúa giáo đầu tiên ở Việt Nam, niên đại thế kỷ thứ 16. Các nhà thờ đó tuy không lớn nhưng so với những thánh đường cận đại cũng là loại trung (ví dụ như nhà thờ Đá Nha Trang), xây bằng gạch và theo kiến trúc bán đảo Iberia (lối Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha thế kỷ 15).
Chỉ với thông tin sơ sài này người viết đã xem bản đồ Google Earth, Google Map, xem hình ảnh khu vực trên Internet rất tỉ mỉ, sau củng nghiệm là chỉ có thể đến bằng xe honda, từ 1 căn cứ gần là thành phố Nam Định, hay Thái Bình, hay Ninh Bình. Phải đến 1 trong những thành phố đó ở lại đêm trước thì tốt nhất.
Chỉ với thông tin sơ sài này người viết đã xem bản đồ Google Earth, Google Map, xem hình ảnh khu vực trên Internet rất tỉ mỉ, sau củng nghiệm là chỉ có thể đến bằng xe honda, từ 1 căn cứ gần là thành phố Nam Định, hay Thái Bình, hay Ninh Bình. Phải đến 1 trong những thành phố đó ở lại đêm trước thì tốt nhất.
Mục tiêu là thế nhưng trên thực tế người viết đã tự mua được bài học địa lý địa hình nhân văn trung tâm châu thổ sông Hồng Hà mà lâu nay thiếu sót trong kiến thức của mình, bài học thực tế quý báu và đầy đủ ngoài mọi ước vọng. Nói trắng là trươc khi đi em chả có biết Nam Định có biển nữa, đừng nói 1 vùng duyên hải dân cư đông đúc và đa dạng như thế này. Khám phá được khu giáo dân công giáo dày đặc nhất nước - gần như tình cờ tới luôn trước cửa nhà thờ chính tòa giáo phận Bùi Chu! các cụ có tưởng tượng được không.
Vùng này không phải là 1 vùng du lịch, chuyến tham quan của em chắc không có ai khác thực hiện được trong 1 ngày như em - phải nói là gần như tình cờ mà được.
Vùng này không phải là 1 vùng du lịch, chuyến tham quan của em chắc không có ai khác thực hiện được trong 1 ngày như em - phải nói là gần như tình cờ mà được.
Cao tốc hành lang Hà Nội Nam Định vừa mới hoàn tất 1 thời gian ngắn, xe cộ còn rất thưa thớt vì chưa quen và vẫn còn nhiều đoạn chưa thông. Như đoạn này phải xuống đường cũ đi 1 đoạn. Ai đi có mục đích và thời gian ràng buộc sẽ không đi như chúng tôi - đi khám phá, thăm thú.
Đến Phủ Lý ghé xuống ăn sáng 1 bụng cho chắc. Bánh đa cá rô và bánh cuốn chả - đặc sản Phủ Lý mà bạn đọc thấy tên sẽ không hình dung ra là gì được truoc khi món ăn được mang ra. Nói tóm thì bánh đa và bánh cuốn là bánh phở cắt to, còn tả thêm thì dài dòng lắm. Nói chung là mang đậm nét địa phương Bắc kỳ rất thú vị. Nhưng cũng ăn được.
Quảng trường trung tâm mang nét khá... sta-li-nít, hơi bị lạc điệu giữa thế kỷ thứ 21.
Từ Phủ Lý có thể tỏa ra tứ hướng đi trong đồng bằng châu thổ Hồng Hà chằn chịt là đường mới đắp. Mạng lưới tuyến đường thì chắc đã có từ lâu ngoại trừ các tuyến đường cao tốc vì toàn vùng là đồng bằng phẳng. Cũng hơi giống mạng lưới đường xá đồng bằng miền Đông và Tây Nam Bộ. Các điểm thành thị lớn nhỏ đều có nhiều đường để đến và tỏa ra thì đi mọi nơi được, không như Miền Trung và các vùng núi, đi và đến là hạn chế lựa chọn.
Cầu qua sông Ninh Cơ là 1 nhánh tách khỏi Sông Hồng hạ lưu Nam Định. Huyện là Xuân Trường.
Trang đang còn được biên soạn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét