Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Biển lấn

Ba ngôi nhà thờ cổ trên vùng đất bị biển lấn, Hải Hậu Nam Định. Các bạn có thể tham khảo 1 bài về tình hình này trước trong link dưới.
Châu thổ Hồng Hà là thấp cũng như châu thổ Sông Cửu Long và đang bị ảnh hưỡng mặt biển dâng cao trong tình hình khí hậu toàn cầu hâm nóng, băng cực Bắc và Nam mỗi năm tan dần. Tình hình này là không thể đảo ngược ít nhất là trong vòng vài thế kỷ tới. Cái lo âu là sẽ dâng đến mức nào mới ngưng hay thối lui. Các châu thổ phì nhiêu của 2 sông lớn này rất đông dân cư như bạn đọc thấy trong các posts này, dân sinh và kinh tế sẽ thay đổi rất lớn lao trong thời gian tới, không thể làm ngơ như con đà điểu vùi đầu vào cát được, chuyện phải đến và sẽ đến chắc chắn.
Các ngôi nhà thờ đã hiện hữu từ mấy trăm năm nay đang đổ nát mau chóng chỉ trong vài năm mới đây trong post này là bằng chứng và nhắc nhở khẩn cấp nhất. Các chuyên gia và khoa học gia ngoại quốc (Nhật, Mỹ...) có đến xem và làm phóng sự về chính nơi này. Thằng viết vì đó mà đã chú ý và đã tìm xem bài và ảnh về nơi này, đặc biệt của số anh em phượt trên các diễn đàn và 1 người bạn đã đến xem 2 năm trước đó (so với ảnh của người bạn thì chỉ hơn 1 năm truoc còn có thấy nhiều ngôi nhà thờ chưa đổ hẳn hay còn di tích nhiều hơn là lúc này).


Đoạn cuối đi tìm các ngôi nhà thờ thế kỷ 16, 17 trên các bãi đang bị biến lấn chúng tôi đi trên đường nóc con đê dài này trong xã Hải Lý (xe Toyota minivan, nếu có xe ngược có thể né tránh 1 bên đường được) Con đê này có thể nhìn thấy trên không ảnh vệ tinh Google, rất dài, có lẽ trên dưới 100 km chạy dọc biển thay cho bờ cát.
Nếu các nhà thờ đổ trong post này còn di tích nào thì lên xuống đoạn này - Hải Thịnh, Hải Lý - thì sẽ gặp, cách đường đê chừng 200 mét ngoài bãi cát. Lúc chúng tôi (chú tài và thằng viết) đi tìm thì không có 1 phương tiện dẫn đường gì ngoại trừ 1 bản đồ Google đã nhờ máy in tại hotel ở Hà Nội in ra cầm tay. Đi trên đê thỉnh thoảng gặp nhà bên đê ghé xuống xác nhận là đi đúng hướng.



Cuối cùng cũng tới. Nếu bạn đọc có duyên may mắn thì co thể thuê được 1 chú tài trì chí và kiên nhẫn như thằng viết lần đi khám phá ngày hôm đó.




Các nhà thờ này trước đây có tên như nhà thờ Maria Magdalena này, nay chỉ còn mang một con số - Nhà thờ đổ Sô 3. Truoc đây không lâu nằm giữa nóc gia từng xóm từng làng bao bọc chung quanh, giữa vùng đất ruộng. Mỗi cơn bảo với mức nước cao hơn trong cơn bão trước tàn phá dần, lấn đất ruộng và đất làng, nay ra như thế này. Và điểm ngại là trong một thời gian mau kỷ lục nếu so với trăm năm nghìn năm lịch sử làng xã châu thổ sông Hồng Hà. Các nhà thờ này xây vào thời giáo hội Đàng Ngoài mới thành lập, là vào hậu bán thế kỷ thứ 16.


Cho đến tháng đầu năm 2015 các hình ảnh thấy được ngôi tháp này thì chỉ còn ngọn tháp vuôn trên 1 vùng cát phẳng.



Dân chúng đã rước tượng ành bàn thờ vào và xây lại nhà thờ mới phía trong đê biển.


Chung quanh nhà thờ này khi trước có hằng trăm nóc gia, nay đã dọn vào sau đê ngăn biển.








Ngôi nhà thờ đổ Số 2 chỉ cách đó chừng 500 mét về phía Nam.




Phía dưới xa kia là ngôi nhà thờ đổ số 1, cũng chỉ cách chừng 500 thước nhưng vì có ao nước giữa đường thằng viết không muốn xuống xem. Mật độ nhà thờ cố thể ước là mỗi cây số vuôn có 1 nhà thờ là duy nhất trên toàn cõi Việt Nam mà người viết đi qua, nay trong các huyện ven biển phía trong cũng là như vậy. Lịch sữ giáo hội Công giáo ở địa phận này là đặc biệt nhất, nếu là 1 nơi hành hương cho người Công giáo mọi nơi cũng nên.


























Nhìn những viên gạch nền tảng - nghĩa đen và nghĩa bóng - của giáo hội Đàng Ngooài đặt xuống cách đây 500 năm đang biến dần vào biển cả, là người hiếm hoi được chiêm ngưỡng vào lúc này nếu là bạn đọc có cảm thấy một nỗi mất mác nào không.






Hình du ký ghi nhận vào ngày 6 tháng 9 năm 2012. Bạn đọc lưu ý như thế này: các ngôi nhà thờ đổ (và mặt bằng tại đó) sau khi hiện hữu một thời gian vô định nhưng rất lâu, hằng nhiều thế kỷ, nay bạn đang xem những tấm hình cuối cùng mà sẽ không còn ai, còn dịp nào khác để chụp lại. 
Những nhà thờ đó, những nơi đó nay đã biến mất rồi.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét