Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Hà Giang 2012

[ trang đang còn biên soạn]


Tiếp tục hành trình ra Bắc tháng 9, 2012. Rời Hà Nội sáng ngày 4 tháng 9. Dự trù xế chiều sẽ đến thành phố Hà Giang nghỉ 1 đếm lấy trớn rồi mai lại thì mới lên vùng cao nguyên. Lên tận chóp bản đồ Việt Nam. Thời gian cho hành trình là 2 đêm 3 ngày.

Ai có rảnh thì đừng ra đường vào giờ dân chúng đi làm. Chúng em cần ra khỏi Hà Nội sớm nên mới ra cái nông nổi này.
Đê tả ngạn sông Hồng nhìn từ cầu Thăng Long. Ra khỏi Hà Nội về hướng Bắc chỉ có cầu này, là cầu phải qua để đến phi trường Nội Bài. Cho đến 2015 sẽ có thêm cầu Nhật Tân về hướng hạ lưu 3 km.
Hai mặt của 1 đoạn đê tả ngạn (hình đầu trên là giao thông trên đường nóc của đoạn đê Yên Phụ) Hệ thống đê sông Hồng dài 1.314 km. Khởi công cách đây 2000 năm, vào cho đến những năm đầu đệ tam thiên niên kỷ còn củng cố hiện đại hóa thêm, không phải là chuyện nhỏ. Xin chờ trang blog với hình ảnh những đoạn  đê tại Hà Nội và vùng phụ cận.

Cầu Việt Trì vượt sông Lô tại Việt Trì.
Về Đoan Hùng Phú Thọ
Ghé đền Hùng tại Đoan Hùng cho 2 bạn này vào viếng bái các vua Hùng, tổ tiên giống người nay gọi là Viêt Nam - kể cả loại người nhanh nhẫu tư xưng "Mỹ gôc Việt", hay "người Canada" da vàng mũi tẹt loại thiếu nước mắm 2 ngày liên tục là lên cơn kinh giật. 
Địa hình địa thế Miền Bắc - Bắc Bộ - như 1 bàn tay với năm ngón, trủng của bàn tay là vùng Hà Nội, cổ tay là Thanh Hóa. từ lòng bàn tay 5 ngón tay xòe ra với mỗi ngón tượng trưng cho (tuy độ lớn nhỏ không tương xứng) dãy Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều. Em cùng đồng hành đã đi hết các hành lang giữa các dãy núi đó. Cảnh quan địa thế, các khía cạnh nhân văn, dân tộc, kinh tế nhât là nông nghiệp, mật độ dân số v.v... đều khác nhau rõ rệt, cho nên không thể tả chân bằng cách ví hay so sánh với nơi khác được, thí dụ hành lang này giống hành lang Hà Nội-Lạng Sơn v.v... Vì vậy chỉ có đi qua, đi đến mới biết được sự đa dạng của xứ mình
Hành lang phía Tây Dãy Sông Gâm (sông Gâm là 1 phụ lưu của sông Lô) rất vắng người, kể cả người dân tộc thiểu số. Dân số tập trung về nhưng tụ điểm làng mạc thị trấn nhỏ. Người Tày sinh sống chung với người Kinh. Không thấy bản làng dân tộc miền núi, quan sát từ mặt lộ. Núi đồi giống phía dãy Bắc Sơn hơn dù không hẳn như nhau, giống hơn là phía Lào Cai lưu vực sông Hồng, hay Sơn La lưu vực song Đáy. Bạn đọc có thể xem hình ảnh các chuyến du hành khác, xin xử dụng trang Muc Lục. 
Quốc Lộ số 2 chạy dọc 1 bên sông Lô cho đến thành phố Hà Giang. Hình quốc lộ 2 sau khi rời Việt Trì chừng 50 km.
Sông Lô là sông lớn miền Bắc, là 1 trong 3 nhánh hơp lưu tại Phú Thọ tạo thành sông Nhĩ, Nhị Hà tức giòng sông Hồng chảy qua Hà Nội. Trước khi hợp lưu với sông Đáy và sông Lô gần Sơn Tây - Phú Thọ đoạn trên của sông Hồng gọi là sông Thao, cho dù gọi sông Hồng từ Lào Cài trở xuống cũng không sai.
Khi các bạn nhất là các bạn trẻ nghe 'Việt Bắc', 'Miên Trung Du Việt Bắc', các bạn biết 'Việt Bắc' lịch sử là đây. Trong tâm là đây (đừng lầm với hay xem đồng nghĩa với 'Tây Bắc', xem du ký Điên Biên em có phân tích rõ)
Đây là địa bàn chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. Chiến dịch khởi đầu do quân đội Pháp - đặt tên là Léa - nhưng kết cuộc với quân đội Việt Minh dành chiến thắng. Cuộc thử lửa đầu tiên của quân đội đã biên chế chính quy Việt Minh, trong đó mặt trận sông Lô là 1 mặt trận quan trọng.
Giòng sông Lô tại huyện Hàm Uyên bên Quốc lộ 2


Các thị trấn nhỏ rải rác thưa dần. Tại đây là 1 vùng bình nguyên trung gian giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Hà Giang, chừng giữa Việt Trì với Tuyên Quang, là vùng trung du.
Vẽ đẹp ảm đạm của vùng trung du Việt Bắc

Cuôc sống bình yên. Đi khỏi Tuyên Quang không còn thấy sự rộn ràng trù phú của vùng thấp công nghiệp.


Cần phải xây những cổng chào tốn kém giữa đồi núi trùng điệp như thế này cho lữ khách yên tâm là chưa chạy lọt qua tới Tàu, với luôn cả tiếng Anh cho chắc ăn. 😊
Nếu ghé hỏi thăm thì bạn sẽ tiếp xúc với người Tày nhiều hơn là người Kinh nhưng bạn cũng sẽ không biết đâu.
Đồng bào chắc từ trong bản ra đường cầm điện thoại hẹn gặp người quen hay đón xe đò?
Sông Lô chừng 5 km truoc khi vào thành phố Hà Giang.
Cổng chào thành phố. Xa trung ương nên có nhiều luật lệ hơi lạ. Trước khi vào có nhiều trạm rửa xe (chỉ là vòi nước với người rửa xe bên đường), lý do là xe vào thành phố nếu dính nhiều bụi, bùn thì phải tội phạt.
Vào thành phố

Từ Phố Cổ Hoàn Kiếm Hà Nội đến đây theo QL-2: 283 km, theo Google thì 6 giờ 1/2. Đến năm 2015 sẽ có cao tôc trên nhiều đoạn từ Ha Nội đến Việt Trì, thời gian di chuyển sẽ nhanh hơn 1 tí.
Cột cây số 0 tại mỗi thị xã chỉ đánh dấu trung tâm nơi đó chứ không có tầm quan trọng về biển bản gì khác, về hệ thống đường lộ mà nói. Đi thong thả và ghé tham quan ngắm cảnh chúng em đã ngồi xe chừng 8 tiếng. Đường rất êm và lưu thông thưa thớt, có nhiều đoạn dài khá vắng vẻ.
Nụ cười người sơn nữ Tày. Người Tày nói giọng đồng bằng sông Hồng không thể nào phân biệt với người Việt Kinh.
Photo credit: Nguyễn Trung Sơn



Phố núi Hà Giang nhìn từ nhà nghỉ.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét