Thành Nhà Hồ còn gọi là Tây Đô[*] hay Thành An Tôn, kinh đô của Hồ Quý Ly nằm ở huyện Vĩnh Lộc tình Thanh Hóa, cách tp Thanh Hóa 50 km đường bộ. Đây là thành lũy bằng đá duy nhất ở vùng Đông Nam Á Châu giữa Ấn Độ và Trung Hoa (không kể kiến trúc phi quân sự). Là một trong những di tích quan trọng quý báu nhất nước mà cho đến năm 2012 ít được ai chú ý, phần lớn do vì vị trí nằm ngoài tuyến đường đi đến các địa điểm kinh tế và tham quan du lịch.
Hồ Quý Ly cho xây năm 1397, dời đô về năm 1400. Nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm thì thành mất vào tay quân Minh. Quân Minh thiêu hủy thành và nay chỉ còn lại di tích nội thành bằng đá này, 1 ít vết tích ngoại thành gọi là la thành bằng đất và lũy tre gai, và di tích đàn Nam Giao xây giữa ngoại thành và nội thành.Địa phận này phía Tây Nam dãy Tam Điệp, cách địa phận Lam Sơn nơi xuất phát cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi chừng 20 km chim bay.
Đoàn chúng tôi đi bằng xe thuê bao đã mất nhiều thời gian, nhiều lần đi lạc đường phải thối lui mới đến khúc đường về sau biết là QL-217 có biển báo truoc mắt là Thành Nhà Hồ. Lúc này mới thở phào nhẹ nhõm.
Khu di tích ở cuối 1 con đường nhỏ từ QL45 đưa thằng tới cổng Nam trước đây không lâu là con đường làng chui qua cổng chính, 1 bên là nhà bảo tàng và nhà tiếp tân. Cổng lớn nhất và còn trong tình trạng bảo quản tốt nhất là cổng Nam. Đây là cửa nhà vua ra vào.
Trước năm 2008 khi chưa khởi công trùng tu thì người nông dân Vĩnh Lộc di qua cổng này bằng con đường đất giữa cổng chính. Con đường lát gạch đỏ này ngày nay dùng lưu thông cho dân vào canh tác ruộng của họ trong nội thành, cổng giữa thì đang khai quật xuống 1 lớp đất. Cổng thành nhìn thấy nay là sâu hơn chừng 45 cm so với trước do có hoạt động khai quật khảo cổ mới đây.
Góc hình cho thấy quy mô và kỹ thuật tuyệt hảo có một không hai ở Việt Nam. Bức tường này nếu so với chiều cao của cổng và tường thành phía Bắc thì khi trước phải cao thêm ít nhất là 4 lớp đá như thấy. Vật liệu có lẽ đã được dân tháo gỡ mang về dùng xây cất, phần thì thành cũng đã phải chịu sự tàn phá của quân Minh.
Các phiến đá lớn nhât ở thành phía Nam nặng đến 24 tấn. Vì khảo cổ còn sơ khai - do vị trí hẻo lánh của thành Tây Đô và thời cuộc chiến tranh triền miên nhiều trăm năm - không còn tư liệu cụ thể cho biết các kỷ sư của Hồ Quý Ly đã làm thế nào mang đá về, tạo hình và ráp vào vị tri.Ngay cả đến nay với kỹ thuật hiện đại và cơ giới, thi công 1 công trình với chất lượng như thế này cũng không phải là chuyện dễ. Khía cạnh thât đặc biệt này của thành Nhà Hồ đã thôi thúc người viết phải tìm cách nào để đến xem di tích ít được chú ý, thậm chí ít được biết đến này mà chiêm ngưỡng.
Từ Ấn Độ qua đến Trung Hoa, đây là thành lũy quân sự xây dựng bằng đá duy nhất (Angkor là đền đài tôn giáo). Di tích thành quách còn lại ở Việt Nam là đều bằng gạch, đất kể cả tường thành Huế xây 500 năm về sau.
Câu hỏi phải tự đặt ra như đối với kim tự tháp: đá từ đâu mang đến, nhân công bao nhiêu là làm cách nào chở đá về, cắt đá bằng cách nào mà tinh vi như vậy, làm trong bao lâu v.v...
Một đoạn lũy cạnh Nam đã sụp lún nhưng các phiến đá vẫn còn nối kết.
Cổng Nam, cổng chính, đứng nhìn vào nội thành. Các bạn có thể thấy sự chênh lệch của mặt đất, đó là do phía cổng đã có khai quật, đào lên chừng 3 tấc đất đá. 600 năm qua người dân Vĩnh Lộc vẫn đi qua cổng này canh nông ruộng vườn trong cũng như ngoài thành. Con đường lót đá đã bị quên lãng dưới 1 lớp đất của con đường quê nay vừa mới được thấy mặt trời. Bạn đọc có thể thấy màu đất non phía dưới chân vách đá.
UNESCO có tài trợ khảo cổ, chính phủ Nhật có giúp đở nhiều với kỹ thuật hiện đại nhất nhưng có vẽ công trình tu bổ tái tạo và nhât là nghiên cứu còn sơ khai và nhiều vấp váp.
Hình chụp từ trong nội thành nhìn ra mặt sau cổng Nam. Thành xây theo lối độc đáo , cũng có lẽ vì thời gian cấp bách lúc ấy: mặt ngoại thành là lớp đá, phía trong thì là đất và lài về phía trong, không cần vách đứng giữ đất. Mắt ngoài chịu được súng thần công, mặt trong tiện lợi cho binh lính lên xuống và tải quân cụ quân nhu. Trong hình thì thấy nóc thành không cao, vì sau 600 năm dưới làn mưa xứ này thì đất đã soi mòn nhiều do đó lớp đá thành có thể đã đổ và dân chúng đã mang về dùng xây dựng).
Di tích thành Nhà Hồ ít được dân chúng hiện nay (2012) quan tâm đến độ số lớn còn không biết là có di tích thành này và nằm ở đâu. Qua thăm hỏi trên các mạng xã hội người đi phượt khám phá đất nước, trang mạng tỉnh Thanh Hóa và Wikipedia, thằng viết này nhận thấy nhiều khía cạnh đặc biệt của di tích này, quyết tâm phải tìm đến xem. Tháng 8 năm 2012 đã nhờ được 1 ít bạn cũ ở Sài Gòn lên phương án một chuyến Bắc du bằng xe thuê, đến tỉnh Thanh Hóa và tự dùng bản đồ xác định vị trí và cuối cùng vừa đi vừa hỏi thăm đã đến được tận nơi quan sát.
Chỉ một thành tích còn lưu lại như Tây Đô, 600 năm nhìn thấy con uy nghi đồ sộ hơn tất cảc di tích lịch sử khác, dù có mới hơn nhiều trăm năm sau như thành Huế, Hà Nội đã chứng tỏ là nếu nhà Hồ đã chống lại được quân Minh và tồn tại thì bộ mặt nước Viêt Nam ngày nay phải là rất khác rồi. Tiếc thay.
Di tích tường thành mặt Bắc còn giữ được chiều cao hơn tường thành phía Nam. (dếm trong hình này là cao 11 lớp đá). So sánh với kich thước phiến đá bên cổng Nam (hình dưới) thì hiểu được bức tường nguyên thủy phải cao như thế nào, số lượng đá đã dùng nhiều như thế nào, và từ đó suy ra quy mô của công trình người xưa là thật vĩ đại.
Chi tiết thiết kế và kỹ năng làm nên bức tường - chổ này gần cổng Nam. Với công nghệ hiện đại bây giờ, cắt ra cả chục nghin viên đá 20 tấn và nâng lên dựng thành hàng, ngang chân trời ngay ngắn đứng vững 600 năm như thế này không phải là chuyện đơn giản, chưa chắc thầu nào chịu làm. Và câu hỏi đầu tiên là phải mang từ đâu về bằng phương tiện gì không phải là cơ giới?
Tại cổng Nam có văn phòng tiếp tân hướng dẫn, du khách theo đoàn có thể yêu cầu hướng dẫn viên đưa vào và thuyết minh (mặc áo đỏ, là Hoa Thanh Quế - Quê Thanh Hóa).
Vòm đá không phải lối Roman hay ngay cả như vòm Trung Hoa: vách đứng của vòm đá ở đây là nghiêng, không thằng đứng cho đến ngay gốc chân.
Suốt buổi chỉ có thấy có thêm 1 gia đình đi xe riêng là du khách khác. Thành Nhà Hồ không phải là "điểm nhấn du lịch"! Các cô hướng dẫn viên hình như là sinh viên ngoài thành phố Thanh Hóa vào làm bán thời gian.
Vòm không có viên đá chốt chính giữa theo kiểu roman gọi là keystone.
Thềm đá nền này thì tái phục dựng, mới, nhưng trong đáy hình trước văn phòng tiếp tân các bạn có thể thầy chổ chênh lêch mặt đất giữa vùng mới đào lớp đất khai quật và nền đất nông thôn nguyên thủy.
Hình chụp từ trên đường nóc của thành từ góc trái của cổng Nam. Nhìn thấy khu bảo tàng phía ngoài thành. Đất lài ra hai bên phía ngoài và phía trong. Phía trong là nguyên thủy lài xuống như vậy, phía ngoài đáng lẽ tựa vào thành đá. Thành đá phía ngoài đã bị mất it nhất 4 lớp đá về chiều cao nên đất bị mưa soi mòn về phía đó luôn, gây nên hình thù u đất 2 bên đều lài. Trên 1/2 thiên niên nước mưa soi mòn phải chiết tính mà phỏng đoán kich thước mô hình nguyên thủy của bức thành này.
Tấm bảng giới thiệu:
RỒNG ĐÁ THÈM BẬC
Đôi tượng rồng này bị vùi lấp, được dân địa phương phát hiện năm 1938 và đặt lên vị trí hiện nay tại nơi tìm thấy chúng. Đây là loại rồng chạm khắc trên thềm bậc của các cung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa). Nhưng do khi dựng lại thành bậc này không đúng độ dốc nên rồng trong tư thế bò từ trên xuống hiện tại gần như nằm ngang.Cả hai thành bậc đều là đá nguyên khối, có kích thước trung bình dài 3,40m, dày 0,30m và cao 0,90m. Phía trên chạm khắc tượng rồng tròn, phía dưới chạm khắc các ô tam giác ghép thành bậc. Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỉ, trau chuốt thể hiện thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bày khúc, phủ kín vảy, vây lưng nhỏ, đều. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bòm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và các ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và các móc hoa lượn mềm.Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đôi rồng đá này thuộc loại tượng rồng lớn nhất và đẹp nhất đương thời hiện còn lại ở nước ta. Nghệ thuật điêu khắc của đôi rồng thể hiện những nét hồi tường nghệ thuật rồng thời Lý, hay nghệ thuật rồng thời Trần lúc hưng thịnh. Cũng không loại trừ khả năng, đây là cặp tượng rồng ở một kiến trúc nào đó ở kinh thành Thăng Long được Hồ Quý Ly cho chuyển vào xây dựng kinh thành Tây Đô.
Cổng Bắc nhìn từ trung tâm nội thành. Ước gì lúc đó có anh xe ôm nào đưa đến thì là đã có được nhiều hình ảnh hơn nhưng vì đi với đoàn anh em bạn nên không dám rời xa.
Bên trong nội thành không còn di tích gì và nay là ruộng lúa. Hai trục đường đất đá nối liền 4 cửa thành hình chữ thập còn tồn tại với bức thành đá hình chữ nhật chiều dài mỗi cạnh 880 thước Tây.
Sau 600 năm lớp đất cứng bao phủ mặt đường lót đá mới được khai quật, người dân đã đi qua đây bao nhiêu thế hệ mà không quan tâm. Trên thành đá cho thấy lớp đât xúc đi chỉ sâu dưới 1/2 thước tây.
Vị trí đặt bảng lề bằng đồng của cánh cổng chính.
Ngoài thành năm nay 2012 có 1 khu bảo tàng khá rộng là nới lưu trữ và đang tập trung hiện vật chưa phân loại nghiên cứu. Vì thành nhà Hồ đã được khoa học gia Nhật Bản chú ý và được Unesco công nhận di sản thế giới rất gần đây, các cuộc khai quật và trùng tu đến năm 2012 chưa quy mô lắm, nói tội là: còn nghèo nàn lắm.
Mũi tên và đạn súng thần công của Đại Ngu, mũi giáo và chông 3 càng. Ông Hồ Nguyên Trừng trông coi việc xây thành sau khi bị bắt đem về Trung Hoa đã dạy cho ngưới Minh nhiều kỹ thuật quân sự. Nhiều công trình nghiên cứu ở các đại học nươc ngoài đều đã xác minh là sau chiến tranh kỹ thuật quân sự nhà Minh đã có bước nhảy vọt và nguyên do là học lấy của người Việt. Ông Hồ Nguyên Trừng, con trưởng Hồ Quý Ly về sau là thánh tổ của ngành đúc súng và pháo binh nhà Minh. Trước khi khai hỏa quân Minh phải xoay về phương Nam vái Hỏa Khí chi Thần là Hồ Nguyên Trừng.
Các viên đá tròn dưới này được giải thích là dùng làm cục lăn để di chuyễn đá trên ván gỗ.
Hay cũng có thể là đạn đá.
Bạn đọc xem hình thì hiểu lối lý giải về công dụng của cuc đá có lỗ quai tròn này. Không có di văn ghi chép hay yếu tố khác hỗ trợ, chỉ là giả thuyết.
Gạch xây dựng hoàng thành nhà vua và các công sự khác trong thành mà nay chẳng còn. Gạch mang ấn xuất xứ của nhưng địa phương làng mạc mang đến góp vào xây dựng Tây Đô.
Bên trong bảo tàng có vẽ là kiền trúc tạm, nơi đang còn thâu lượm và phân loại di vật. Từ khi bắt đầu có hoạt động khảo cổ tại Vĩnh Lộc nhiều nhà dân đã mang những hiện vật bằng đá đã xữ dụng hằng mấy mươi đời trong vườn nhà mình như những phiến đá tròn dùng để chặn cửa, hay những viên gạch lớn đến bổ xung cho nhà bảo tàng. Thật ra trong các làng mạc chung quanh bây giờ nhiều nhà còn có tường, cổng, đá phiến hay tròn mà nguồn gốc là từ thành An Tôn.
Lưu lại tham quan thành chừng hơn 2 tiếng là vửa đủ, dù không có thời gian xem hết 4 cạnh, 4 cổng. Đây là giữa thôn quê vùng sâu nên sau đó nhắm hướng ra Ninh Bình, đặng dến Hà Nội trước tối. Tức nhiên là lại phải dò đường quê mà đi, vừa đi vừa phải hỏi.😁
Để đến thành Nhà Hồ chúng em từ phía Nam đi đến thành phố Thanh Hóa ngủ lại, hôm sau đi về hướng Tây Bắc, Khi ra đi chỉ biết mỗi thông tin là thành này nằm trong huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa, vùng sâu!Để ra Hà Nội từ Vĩnh Lộc chúng em đi đường trong (đường nhỏ, QL45 ra QL12B) ra khu vực Hoa Lư, và đến Ninh Bình thì lên QL1A. Đường tốt nhưng chật hẹp và thôn dã cho đến khu vực chùa Bái Đính-Hoa Lư thì do vì du lịch mà đươc mở rộng mới đây.
Hoa Lư Ninh Bình. Nhà ông Đinh Bộ Lĩnh ờ gần đây đâu đó: đây là địa phận Hoa Lư. Năm 2011 thằng viết thuê xe đến thăm thì chú tài là họ Đinh, lên Hà Nội sanh sống. Thời thơ ấu tiểu học có ngờ đâu một ngày, được 1 người dân Việt họ Đinh đưa về giới thiệu quê hương vua đầu tiên của nước Viêt Nam độc lập, xem những cánh đồng xưa kia cậu bé chăn trâu phất cờ lau chơi game thực tế với bạn - mà không phải online.
Từ đây về Hà Nội còn khoảng 4 tiếng
🚖🚗🚘🚍
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét