Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Thung lũng bình yên

Du ký tháng 5, 2015  #4

Đi vào thung lũng bình yên đoạn Quảng Nam trời còn sớm nên mát. Ở Quảng Nam đường chủ yếu là giữa các dãy đồi núi cao nên khá khúc khuỷu quanh co nhưng mặt đường tốt và hầu như không có xe cộ đi lại nên rất thoải mái.

Ở Mỹ có những con đường gọi là scenic routes. Scenery hay landscape là cảnh quan. Các con đường đi qua cảnh quan thiên nhiên đẹp hùng vĩ gọi là scenic drives. Đây có thể gọi như vậy, và đoạn đường này rất dài. Mỗi khúc quanh có thể xứng đáng được khách dừng lại chụp hình, chiêm nghiệm.


Một mặt hồ thủy điện.


Ở đây có Nam Giang (Giành), Tam Giang và Đông Giang nên hơi bị rối. Trên bản đồ nha địa dư cũ có thấy tên Tam Rang là tiếng Thượng, không biết các tên Kinh có dựa trên tiếng địa phương không. Đời thường buổi sáng miền cao thấy thật bình yên. Người Kinh tại đây nói tiếng Quảng Nam, tiếng Huế và có người di cư từ miền Bắc vào lập nghiệp.


Đời thường như bất cứ nơi nào, chỉ là nhàn hạ hơn nhiều. Có lẽ mình nên kiếm những nơi như thế này, sống được lâu hơn: cha mẹ chở con đến trường còn lưu luyến đứng ngoài cổng nhìn vào trước khi con lên lớp.



Cầu A Zinh. Chữ quốc ngữ đâu có chữ cái Z!





Người thiểu số Thượng. Điện thoại khắp nơi. Samsung và Nokia, Vietel chắc là mấy từ ngoại ngữ họ biết đến trước tiên.


Đường ra 1 cửa khẩu phụ qua Lào. Qua bển buôn lậu tí chắc không xa lạ gì với dân ta ở đây.



Một đoàn thanh niên phượt bằng xe máy. Thanh niên bây giờ đều thích đi xem xứ sở mình nhưng vì  được "học" từ 1 giáo dục nặng về tuyên truyền nên có nhiều "hiểu biết" thật méo mó về sử địa, méo mó sai lạc có khi 1 cách khủng khiếp. Mong thời đại thông tin mới sẽ giúp họ hiểu biết rõ ràng và đúng đắng hơn. Và nhất là độc lập hơn. Cũng đã có thấy 1 số sáng suốt tìm hiểu và phát biểu thông minh hơn trong nhiều diễn đàn, nhất là diễn đàn phượt: có đi có thấy có tiếp xúc với người thật mới biết 1 số điều mà nếu ngồi 1 chổ mình không hiểu được, chấp nhận được. Chân lý này cũng áp dụng luôn cho nhiều đám khá u-mê hiện đang sống ở nước ngoài luôn nhé.


Thực vật miền cao, họ dương xỉ.


Đây là đoạn đường duy nhất trong toàn cỏi nước VN mà thằng viết có thể cầm tay lái được: không có xe cộ, không có cảnh sát nên anh bạn đổi lái để nghỉ, trước khi đến tuyến đường lùm xùm hơn là quốc lộ 9 và 1A. Chỉ là, đi suốt buổi mà không quen được với văn hóa bấm còi tại đây. Ở đây không bầm còi là nguy hiểm thật.
Anh bạn còn kể chuyện, xe hư cái còi nhờ bà con bên Mỹ mua gừi về thay, người bên Mỹ không hiểu tại sao cái còi xe lại có thề hư. Tại xài quá nhiều! Có nhiều xe thằng viết từ mua đến khi cần bầm còi (là có thể trên năm sau) mà không biết chổ nào mà nhấn, thế mà bên này còi xe phải thay thường xuyên!


Nhà máy thủy điện A Vuong. Có nhiều đập thủy điện khác hơn là 2 cái thấy từ mặt lộ nhưng nằm trong xa.


A Lưới được quản cáo tiếp thị là 1 điểm đến du lịch của Huế. Điều này sẽ là 1 ngạc nhiên lớn cho ai biết địa dư Thừa Thiên xưa và mất hết liên lạc thời gian không gian, nay trở lại. 
A Shau-A Lưới xưa thường được người dân Huế gọi chung 1 vần, là 1 vùng trấn biên ải rừng thiên nước độc, sốt rét ngã nước, đưòng xá hiểm trở, có voi có cọp. Xưa những thành ngữ như vua sai đi 'trấn thủ lưu đồn' là dành cho những vùng này. Là vùng thượng nguồn Sông Hương và nhiều sông khác vùng Huế. Đi ngược sông bằng thuyền đò, hay bằng những con đường đèo đến thẳng A Lưới (nay là 1 quốc lộ) mà về sau Pháp khai phá. Vùng là địa phận các tộc Thượng thiểu số, có tài nguyên rừng, ngà voi gỗ thuốc mật ong thịt rừng.
Trong thời chiến gần đây con đường từ Huế cũng được xử dụng và như thấy trong trang trước thì vùng vẫn là 1 vùng sâu nguy hiểm về đủ mặt, ai đi lính phải vào đóng trong đó là lo ngày về không có. Phần bộ đội Miền Bắc vào đó thì cũng  đi 10 về 1 vì sốt rét, kiết lỵ, bom đạn, phục kích, bom bi bom cánh chuồn mìn rãi từ máy bay và mìn chôn, thuốc da cam v.v... 

Có ai ngờ nay là vùng du lịch. Bạn đọc có thể google A Lưới sẽ thấy hình ảnh và bài viết chủ yếu là vui chơi thăm thú. Dù sao đây cũng là vùng xa, biên cương, ít ai có cơ hội và mạo hiểm đến trải nghiệm, học hỏi như 3 anh em chúng tôi.


Cái váy cô này mặc là thổ cẩm màu sắc tộc thiểu số nhé. Không biết là người dân tộc gì.


Mật khu Ba Lòng gần địa phận Khe Sanh lập ra thời chống Pháp có lúc Đảng Đại Việt chống ông Diệm cũng đã dùng làm căn cứ 1 thời gian ngắn ngủi. Thời chiến tranh bị đột kích khá thường xuyên. Không biết bây giờ di tích được diễn tả như thế nào.

Ra khỏi thung lũng A Lưới là 1 vùng núi non rồi đến cầu Đa Krong là tới đường số 9. Đường số 9 đi Lào tới Tchepone đầu tiên vả tận cùng ở Savanakhet gần biên giới Thái. Phía Đông đến thành phố Đông Hà, cách Biển Đồng (Cửa Việt) chừng 10km. Trong trận tấn công năm 1972 quân Miền Bắc chiếm được trọn tuyến đường cùng với thung lũng A Shau. Hơn 43 năm sau nhìn lại mới biết, Miền Nam cáo chung là từ đây, không phải đợi đến đầu năm 1975. Mất Đường 9 thì Miền Nam không còn gì để ngăn cản Miền Bắc đánh chiếm, dần hồi hay tức tốc.

Đọc thấy cầu xây với kỹ thuật Cuba
 Xưa kia các địa danh này đồng nghia với sốt rét ác tính - Lao Bảo là trại khổ sai thời Pháp thuộc.
Hình nguồn Internet.
Chổ này quẹo trái là đi Cam Lộ  rồi Đông Hà là nơi sẽ gặp lại QL1 đi Bắc-Nam. Hình của 1 tour du lịch cựu chiến binh Mỹ.










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét