Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Quảng Bình V3.0

Du ký tháng 5, 2015 - #6

"Quảng Bình quê em chỉ có Cụ Giáp, Cụ Diệm và Mẹ Suốt, rứa thôi..." (chú thich *1)

Quảng Bình phiên bản số 3. Lần này là lần thứ 3 thằng viết đi qua tỉnh Quàng Bình, nhưng là lần đầu tiên đi hướng Nam-Bắc trên con Đường Cái Quan, nay là Quốc Lộ 1A dọc bờ biền Đông. 
Trước đây vào năm 2012 thì đã ra Bắc từ khu vực Tây vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng qua đường Hồ Chí Minh, hiên nay là con đường Bắc Nam thứ hai nối liền các miền đất nước theo toàn bộ chiều dọc sau con Đường Cái Quan. Lần thứ 2 năm 2014 đi từ Bắc vào Nam xuyên qua Quàng Bình cũng bằng đường HCM này cho đến đường 9 dọc sông Bến Hải mới trở ra lại đường Số 1 ở Đông Hà (xin bạn đọc xem các du ký trước) và 1 lần nữa phải tránh tuyến đường Quan lộ. Nói tóm là đi con đường phía Tây song song với QL1A. Năm nay mới có du ký bằng hình trên con đường này chia xẻ với bạn đọc. 

Phần đất này của nước mình, đối với người viết là 1 người "Miền Nam" trong suốt quảng đời từ thơ ấu cho đến khi rời nước năm 35 năm tuổi, là 1 chổ trống trong trải nghiệm, tư duy và hiểu biết - ngoại trừ kỹ niệm về những gì nghe biết qua đài truyền thành truyền hình về các cuộc oanh kích của phe Miền Nam và Mỹ, là tên những địa danh nghe như từ 1 địa phận xa vời trên cung trăng.
Cung đường màu vàng trên bản đồ Google năm 2015 là cung đường khám phá phần đất nước này của Cha Ông lần đầu tiên, khi tóc trên đầu đã đỗi màu. Mà thiết nghĩ, chắc cũng lắm người Miền Nam cho đến hôm nay vẫn chưa biết rõ về phần đất này, phần đất với bề dày và câu chuyện lịch sử rất đỗi phong phú này. Chắc chắn lắm người hiện nay còn không biết thành phố Vinh ở tỉnh nào.


Chuyến đi đầu tháng 5 năm 2015 chúng tôi xuất hành sáng tại Đà Nẵng, xuyen qua tỉnh Thừa Thiên bằng đường Trường Sơn Đông và trở về Quốc lộ 1 trong tỉnh Quảng Trị, sau đó thằng tiến ra Bắc qua Sông Bến Hải. Đích đến trong ngày là làng Kỳ Anh tỉnh Hà Tịnh, quá khu Vũng Áng mới nổi tiếng gần đây 10 km, nghỉ đêm. Qua hôm sau xuất từ Kỳ Anh và đến Hải Phòng trong 1 ngày. Bạn đọc nếu đi cung đường trên bản đồ và tổ chức thời gian thăm thú chừng 4 điểm quan tâm (mỗi nơi dừng chừng lại 1 giờ), và thăm được 1 thị trấn hay thành phố nghỉ đêm thì 2 ngày là vừa. "Vừa" là vừa đủ cảm nhận không gian, đất nước và con người.
Dĩ nhiên vẫn sẽ không đủ thời gian để có tầm hiểu biết sâu sắc về vùng đất "cáng gáo" (panhandle) truoc đây chỉ biết qua học đường và bản tin dội bom hằng ngày trong những ngày tháng năm xưa, nhưng sau khi trải nghiệm không gian thì đọc lại thông tin gần đây cũng như lịch sử lập quốc bạn đọc cũng như người viết sẽ thấy sáng tỏ bội phần.


Đoạn trong hình trên là lúc đi qua địa phận nay là tỉnh Quảng Trị phía Bắc Cầu Hiền Lương giáp ranh với Quang Bình(xưa kia truoc 1975 thì Bắc Hiền Lương là Bắc Vĩ Tuyến 17 đã là Quảng Bình rồi). Ai có nghe qua tên 'Truông Nhà Hồ' thì truông không còn nhưng trước kia ở bên phải của cảnh này, phía bên phải giữa con đường và bờ biển (chim bay từ mặt đường đến biển chỉ chừng 5 km).

'Truông' là 1 rừng dương liễu và cây bụi mọc trên những đồi cát ven biển, cây cối thấp nhưng quá đầu người, rừng thưa và có nhiều lối đi tự nhiên trên cát biển. Người đi vào phải là rât quen thuộc vì rất dễ lạc, nhât là vì nhìn thấy khu rừng thoáng đảng không thâm u nguy hiểm như 1 khu rừng gìa nguyên sinh - thí dụ như ở phía trên Trương Sơn. Khi đi vào chỉ vài trăm bước người lạ quay lại nhìn thì sẽ thấy đường đi nào cũng như nhau, đi loanh quanh sẽ mất hướng tức khắc. Người chết vì khát nước trong khi lạc đường. Đó là lý do chính người ta "ngại Truông Gia Hồ", lý do như truyền thuyết nói là xưa có đạo tặc sống trong đó thường hay ra con đường Cái Quan này (tuyến đường hình trên) cướp bóc sát hại chỉ là trong 1 thời gian nhất định. 'Truông' là 1 thổ ngữ của vùng này, mà người miền Bắc gọi là xứ Quảng, có được người bản xứ mang theo đâu khác để đặt tên thì không biết, nhưng là 1 loại địa thế đặc biệt chỉ ở đây có. Hiện nay nhiều người không biết - chưa từng qua hay lưu lại - vẽ vời "sáng tạo" ra là 1 cái gì khác hẳn. Thành ngữ "Qua khỏi (hay không qua khỏi) con truông này" để nói qua một cơn bệnh hay 1 tình huống hiểm nghèo, là nói về 'truông' loại như ở đây.
Nay toàn khu vực đã khai thác và làm canh nông, dân cư đông đúc. Đó là đồng bằng ven biền Bắc Quảng Trị-Nam Quang Bình. Các bạn có thể xem đoạn đường HCM chạy song song với biên giới và với đoạn này phía trong chân Trường Sơn trong loạt du ký năm 2014.
Đây là nơi hẹp nhất của bản đồ dài hình chữ S, có nơi chỉ trên dưới 40 km chiều ngang.

Hình chụp trong chuyến đi năm 2012

Một thị trấn bên đường quốc lộ, dân chúng dựng xem ngồi xe 1 trận bóng đá giữa 2 làng. Bình an về trên thôn xóm.
Quảng Bình là tỉnh Miền Bắc (nói theo lịch sử chiến tranh Nam Bắc) chịu nhiều bom đạn  nhất vì là điểm tập kết quân đội và khí tài để vào Nam. Mạng đường mòn HCM bắt đầu từ tỉnh này phía Tây tỏa ra về Nam hay qua Nam Lào. Bom đạn đổ xuống tình nay và Bắc Quang Trị là vô địch trên thế giới kể cả trọng tấn TNT đổ lên nước Nhật trong thế chiến. Đừng nói em tuyên truyền cho ai, Google đó, chỉ cần click vào hồ sơ chính quy mà xem.
Quảng Bình còn là nơi dân tộc VN giao tranh với nhau 300 năm trước - trong 1 giai đoạn 200 năm ròng - để dành quyền làm chủ toàn cõi đât nước về phía mình. Con người Quảng Bình do đó không khỏi có cá tính và tâm hồn khác với người Việt Nam cận đại ở nơi khác.

Vào Đồng Hới phải rẽ đường quốc lộ và về phía biển chừng 7 km, lần này chúng tôi bỏ qua vì định đến Kỳ Anh Hà Tịnh cho kịp trước tối. Hình ảnh chuyến đi năm 2012:


Thành phố Đồng Hới truoc kia cũng là thành thị nhỏ với kiến trúc Pháp là chính và đã bị san gần bình địa, nay mới được xây lại trên nền cũ mà thôi. Năm 1953-54 trước khi đình chiến ông bác người viết làm chức tỉnh trưởng ở đây, và Đồng Hới là nơi 1 số lớn người Huế di tản năm 1945 khi Huế có binh biến, trong đó có gia đình mẹ của người viết.


Nhà thờ Tam Tòa bên Sông Nhật Lệ bị thiệt hại năm 1965 và nay là di tích chiến tranh, không dược xây lại (từ đó có sanh ra vấn đề nhà đất với giáo hội và vân vân).


Nhật Lệ là vẽ đẹp của ngày, trên miền đất u buồn nghe như là giọt nước mắt từng ngày. Cũng như giòng sông Lệ Thủy gần đây đọc như giòng nước mắt (nhưng là giòng nước đẹp). Vì người Quảng Bình gần như ai ai cũng mang 1 tâm trạng u buồn miên man, chỉ có tiếp cận mới biết. Trên vùng đất nghèo nàn mang những địa danh tượng trưng cho phân ly chia cắt, Đèo Ngang, Sông Gianh, Bến Hải con người đơn sơ và chịu đựng phát âm ra nghe như ai oán than thở. Ngay cả trong lúc vui mừng, mới lạ.

Cửa Nhật Lệ là trung tâm điểm hệ thống Lũy Thầy của chúa Nguyễn xây lên dể phòng chống quân Trịnh, chỉ bị tràn qua vào giai đoạn cuối khi chúa Nguyễn phải 2 đầu đối địch, chúa Trịnh phía Bắc Tây Sơn ở phía Nam. Chúa Trịnh chiếm được Phú Xuân, "thống nhất" 2 phần Nam Bắc năm 1775 (chiếm được Quảng Bình, Quảng Trị và Phú Xuân).
"Thông nhất" là giọng điệu của chính quyền VN hiện nay, chả biết vì lý do gì thiên vị với Đàng Ngoài (sau nữa là Tây Sơn), xem Đàng Trong va sau này nhà Nguyễn là it nhiều "có tội" với đất nước. Đành rằng chữ 'nếu' là vô nghĩa với lịch sử, nhưng không có nhà Nguyễn thì bản đồ Việt nam hiện nay sao gấp đôi đời Lê được.


Địa lý địa phận Sông Gianh - Linh Giang.


Nếu thế kỷ 20 có giòng sông Bến Hải thì thế kỷ 17-18 có Sông Gianh. Nơi đất nước chia cắt đôi bên. Quân Trịnh vượt qua 7 lần, tướng Nguyến quá giang 2 lần, trong thời bình thì là ranh giới Nam Bắc. Lực lượng chúa Trịnh án giữ Đèo Ngang phía Bắc, Lũy Thầy của chúa Nguyễn ở Sông Nhât Lệ phía Nam. Đây có thể được gọi là vủng phi quân sự của thế kỷ 17-18, trước khi có vùng phi quân sự vị tuyến 17 thế kỷ 20.


Lý Thường Kiệt vượt sông Gianh 1065 trên đường truy sát quân Chiêm Thành xuôi về Nam. Sau trận chiến đó nước Đại Việt giành được vùng xứ Quảng và Phú Xuân về mình, mở đầu cho cuộc Nam Tiến thay đổi to lớn và vĩnh viễn cục diện Việt Nam.


Một lần vượt Sông Gianh mới thấm nhuần sâu sắc lịch sử dân tộc.


Cảnh quan nông thôn giải đất ven biển từ Bắc Sông Gianh đến Đèo Ngang, Nhìn thấy giải núi ở chân trời có thể hiểu tại sao có Đèo Ngang. Đó là 1 rặng núi, một "doi" núi theo nghĩa 1 doi đất, phóng ra từ dãy Trường Sơn phía Tây (phía trái hình) đổ ra Biển Đông, làm ra 1 lá chắn tự nhiên chia cắt tình Hà Tỉnh ở phía Bắc (sau rặng núi) và "xứ Quảng" phía Nam này.


Từ Cửa Nhật Lệ ra đến Sông Gianh chừng 35 km, từ Sông Gianh đến Đèo Ngang cũng chừng 35 km.


Sinh hoạt người dân bên đường. Từ Nam chí Bắc trên tuyến đường Quan Lộ này, đoạn  vắng người nhất là qua Bắc Quảng Trị, Quang Bình và Hà Tịnh. Dân cư thưa thớt nhất. Cảnh quan nhiều thiên nhiên và cũng khá đẹp, với vẽ bình an khá hiếm.


Cách Đèo Ngang 9 cây số bạn sẽ thấy trên biển bản chỉ đường rẽ ra hướng biển về đi về mộ ông Đại tướng. Ngõ rẽ ở chổ cây phượng dưới kia, nơi co rất nhiều chổ bán liễng hoa. Chúng tôi vì không có thời gian nên không vào xem mộ nhưng nghe nói phong cảnh tại đó, trên bờ biển cung khá đ5p.


Quá khu mộ Đại tướng tại điểm trong hình trên quốc lộ rẽ ra làm 2, bên phải lên đường đèo, bên phải dùng đường qua Hầm Đèo Ngang mới thông tháng 8 năm 2004.




Hầm rộng 11.5 mét, cao 7.5 mét, dài 495 mét.


Qua khỏi Đèo Ngang là vào địa phận tỉnh Hà Tịnh.
 
---
 
Chú thích:
 
*1: Lời một phụ nữ là giáo viên tại Đồng Hới tâm sự với người viết trên chuyến bay Đà Nẵng-Sài Gòn năm 2014, nói về sự giàu có, tiến bộ của đô thị Sài Gòn và sự nghèo nàn của tỉnh nhà Quảng Bình.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét