Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Quảng Trị

Du ký tháng 5, 2015 - #5

... "Nắng lên rồi anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà"...

Ba cái chổ này cùng ở Quảng Trị nhưng mà không theo thứ tự như trên. Cam Lộ nằm trên Đường 9 Tây Đông Hà, Gio Linh nằm trên QL-1A phía Bắc Đông Hà. Anh mà đưa em đi Gio Linh thì phài trở về Đông Hà lại mới đưa em về lại Cam Lộ.
Thứ tự thằng viết và đồng hành đi qua sau khi bỏ đường HCM quay lưng Khe Sanh lên Đường 9 hướng ra biển Đông:


Đây là 1 bình nguyên thấp địa hình gần giống địa phận Khe Sanh phía Tây.


Ngã 3 Đông Hà nơi có 1 nhánh đường HCM ra hướng Bắc, song song với QL-1A. Nhắc lại đường QL-1A là tuyến đường cố hữu của QL-1, Route Coloniale 1, Đường Quan Lộ ngày xưa, từ Thanh Hóa vào Nam đi sát ven biển.




Đường 9 chấm dứt khi gặp QL-1A tại Đông Hà.






Không biết hiện nay thủ phủ (tỉnh lỵ) Quảng Trị có phải ở Đông Hà không, nhưng tỉnh lỵ Quảng Trị xưa thì nay là cấp thị xã, Đồng Hà là cấp thành phố, lớn hơn.


Dừng chân trên con Đường Cái Quan, ăn cơm trưa ở 1 trạm dừng xe khách. Nhiệt độ chỉ chừng 42 độ C. Tháng 5 Gió Nam thổi nhẹ từ bên Lào về nên mát hơn vài ba độ. Ở đây Gió Lào gọi là Gió Nam, và dĩ nhiên không phải là gió từ hướng Nam. Mát như từ lò bánh mì thổi ra, sáng từ 10 giờ, chiều về 5 giờ thì ngưng, ngày chó nào cũng như ngày nào. Có bụi nữa thì phải biết. Đừng hỏi làm răng em biết. 

Thôi thì cứ hỏi đi: xưa tê em có ra Phong Điền giáp Hải Lăng đổi gió vào mùa hè 3 tháng. Đóng trên 1 đồi trọc, trọc lóc, gọi là Đồi Thông Hai Mộ, mỗi buổi trưa hè là như trời phạt trân mình ra chịu, vì đồi đéo có thông (và cũng chả có mộ nữa).

Năm nay thì em đi ô-tô con có máy lạnh. Hì.


Sau Gio Linh là chiêc cầu biên giới này,  chắc ít ai biết tên. Nhìn từ cầu mới là Quốc Lộ 1A. Được sơn lại hai màu để chỉ mức trước kia ngăn cách 2 "nước" Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phía Bắc (gọi tắt là Việt Cộng, hay VC, hay Việt+, bên trái hình) và Việt Nam Cộng Hòa (mà không gọi tắt là Việt Cộng), tức là Ngụy, phía Nam.

Hồi đó em thuộc bên Ngụy. Vui phết.

Sông là Bến Hải, cầu là Hiền Lương.
Sông này đây, chảy một giòng thôi. Nước này đưa ra Cửa Tùng.

Dưới: hình năm 2012


Năm 2012 em đi với 1 đoàn 7 người, đến Bến Hải từ Huế bằng đường QL-1A nên đi qua Con Đường Buồn từ Phong Điền đến Đông Hà, Gio Linh rồi Bến Hải. Hình trên là tại cầu An Lổ trên sông Bồ, hai cha nội đứng chụp lấy tấm hình vì cả 2 đều có quá trình với giòng sông này trong 1 giai đọan ngắn năm 1974. Trở lại chiến tuyến xưa sau 40 năm.


Đoạn này thời chiến hai bên là đất hoang và đồi sim. Dân cư gần như hoàn toàn không thấy từ đường đi, chỉ những thôn xóm nhỏ tả tơi trong xa. Có ngõ rẻ vào Thánh Địa La Vang.




Đoạn này cũng vậy, hai bên đường tầm nhìn ra xa, đồi cát không cây cối, không có ruộng theo nghĩa ruộng châu thổ Cửu Long hay Hồng Hà. Bụi sim hay mua phủ đồi, về chiều màu tím nhạt mới bắt màu và trông từng mãng tim tím khắp nơi cũng mát mắt chút đỉnh.


Nói chung là con đường chổ này khi xưa rất là buồn.

Mồ hôi của đá
Thạch Hãn là sông làm mức đình chiến năm 1973 sau Hiệp Định Paris, lùi từ Bến Hải xuống. Nơi này là nơi trao đổi tù binh sau khi ký hiệp định.


Thạch Hãn xưa là 1 cái xóm nhỏ lúp xúp mái tôn giữa những vùng cát trắng và truông dương liễu thưa phơi mình dưới nắng.




Cầu đang dùng cho QL-1A là xây sau 1975.


Mỗi cái loa này bằng mấy nghìn khẩu đại pháo nghen















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét