Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Hà Tịnh 2015

Du ký tháng 5, 2015 - #7

Đèo Ngang là ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tịnh.


Ra khỏi hầm Đèo Ngang chừng 3 cây số, nhìn lại rặng núi. Dĩ nhiên có được góc hình là do ngừng lại vì một, tài xế buồn ngủ, 2 là có chổ xuống tưới cỏ, hút điếu thuốc. Hì. Trời lúc này có vài giọt mưa bay và gió phảng phất, và có mát xuống 1 tí.


Hình dưới: Vũng Áng cách hầm Đèo Ngang hướng Bắc chừng 15 km.


Cũng nên lưu ý bạn đọc là loạt hình này về Vịnh Vũng Áng tuy là hình 1 địa phận, một Đặc khu kinh tế không phải là 1 loại địa phận, bất động sản, mà là 1 quy chế kinh tế tài chánh và hải quan cho 1 số cơ sở công nghệ nươc ngoài đến đầu tư xây dưng và vận hành. Không phải 1 quy chế ngoại giao, chủ quyền hay sở hữu mặt bằng địa phận. Việt Nam có cho quy chế này cho trên 15 dkkt (SEZ Special economic zones, industrial parks etc...) trên 15 địa phận số lớn là tại bờ biển nơi nào có thể có cảng nước sâu dành cho công ty nước ngoài mang khí tài và chuyên gia đến sản xuất sản phẩm của họ và mang đi bán nơi họ muốn hay xuất cảng nội biên ở VN. Vũng Áng chỉ là một. Mô hình SEZ này có cùng khắp Đông Nam Á kể cả trên đất TQ (công ty Taiwan hay Nhật qua xử dụng), không riêng Việt Nam.
(Sản phẩm các công ty, Taiwan chẳng hạn, sẽ mang nhãn Made in Taiwan, cho dù làm tại Chu Lai chẳng hạn)

Vấn đề với các dkkt này ở Việt Nam là, công ty nước ngoài mang nhà máy mà xin mang theo nhân công vào luôn - lý luận là nhân lực tại địa phương không đủ kỹ năng. Các lao động này trên nguyên tắc phải xin work visa. Cái lùm xùm ở chổ đó (và ở số lượng nhân công). Và tham nhũng vượt lên đầu luật pháp.

Mặt dù mình không vào đó nhưng mà đây không phải là một vùng cấm địa cho người dân Việt Nam, như bọn tung tin bịp bợm phát tán.



Xây dựng dỡ dang. Vắng vẽ.


Điều không thể qua mắt người đi qua là 1 sự yên tỉnh bất thường cho 1 khu xây dựng. Xây dựng cho 1 khu công nghệ sắt thép lớn nhât Đông Nam Á và xây dựng thêm cho 1 khu nhỏ thua đã hoạt động bán phần về công nghệ plastic. Nhiều khu nhà ở bỏ hoang. Bấy giờ là tháng 5 trong năm 2015.


Cách khu kinh tế Vũng Áng chừng 7 cây số có thị trấn thuộc huyện Kỳ Anh, trươc đây không lâu chỉ là một cái làng. Nay phòng ngủ không khó kiếm, có cả 1 cái Mường Thanh to lớn. Khách đâu mà nhiều nhà nghỉ các bạn hỏi? Ghé đại vào 1 vài cái để khảo giá thì chúng em đều thấy có 1 giống khách như nhau. Là người Tàu, là TQ hay Đài Loan. Phức tạp thêm là tình hình các bạn đọc đoạn dưới đây.


Làng Kỳ Anh Hà Tịnh nằm trên tuyến đường quốc lộ có truyền thống thú vị từ rất lâu mà ít người nghe đến trừ những người chuyên làm nghề chuyên chở hay buôn bán xuôi Nam ngược Bắc. Tại đây và truoc kia 1 vài làng nhỏ khác trong khu vực này đàn bà con gái họ rất - có thể nói là - dễ dãi. Hiện nay dưới đoạn đường này 1 tí còn có 1 khúc gọi là đoạn đường Sung Sướng ở đó quán xá đều có dịch vụ vui vẻ do phụ nữ địa phương phục vụ rất cởi mở, không cần úp mở kín đáo gì.
Còn có tuyền thuyết rằng vì lẽ gì đó, có lẽ trai thiếu gái thưa hay sao, mà hồi xưa trên đường Cái có những nhà mà phụ nữ trong quê ra ở để chờ lữ khách đi qua ghé lại, để "lấy giống" (mà không thù lao). Đó là nói về một thời đã qua, nay thì tại Kỳ Anh vẫn nổi tiếng chuyện mua bán, và các tài xế trên đường quốc lộ đều biết rõ đường đi lối về.
Địa điểm đó cách chổ hình trên chừng 12 km xuôi về hướng Nam. Bọn em không đủ tánh phiêu lưu để xuống xem, chỉ lấy phòng ngủ tại ngay đây cho nó lành, và cũng không gặp mời mọc chèo kéo gì. Có lẽ cái văn hóa Sung Sướng Vui Vẻ ở đây là tự nguyện đóng góp là chính. Nhưng sự hiện diện của 1 số lớn người nước ngoài đặc biệt là giống người như nói trên thì sẽ là 1 vấn đề xã hội không nhỏ.
Điểm trong hình  là 1 đường trong huyện song song với quốc lộ, không phải trên trục chính của QL1A.


Ngủ lại Kỳ Anh 1 đêm hôm sau 3 anh em chúng tôi lên đường sớm, dự định là phải đến Hải Phòng kịp lấy phòng ngủ. Hướng Bắc thẳng tiến sau khi ăn sáng tại Kỳ Anh. Các trạm dừng chân hôm nay sẽ là: thành phố Hà Tịnh, thành phố Vinh, bãi biển Cửa Lò, thành phố Nam Định và  Hải Phòng.


Đi tiếp hướng Bắc trên QL1A qua vùng đồng bằng ven biển Hà Tịnh


Qua những thị trấn yên ả


Đặc sản Hà Tịnh, kẹo cu đơ (kéo đậu phọng bánh tráng, nếu bạn đọc thắc mắc)


Ghé xuống thành phố Hà Tỉnh mua xăng.





Thành phố Hà Tịnh chỉ là 1 điễm đi qua, bằng một đường thằng (QL 1), nhỏ, yên ả và thoáng người.


Địa phận đồng bằng bắc Hà Tịnh khá khô cằn. Trong các thế kỷ từ TK 20 về trước kinh tế nước ta là nông nghiệp hoàn toàn. Mà nông nghiệp tay chân và thô sơ nên vùng từ Thanh Hóa trở vào Quảng Bình đất khó canh tác và là vùng nghèo khó (xơ xác) nhất nước. Bây giờ với hiểu biết và máy móc hiện đại, điện khí dồi dào, phân bón và hóa chất giá rẻ, khả năng dẫn thủy nhập điền thì mặt bằng này nếu quyết tâm đầu tư khai thác là 1 tài nguyên rất đáng kể. Một mặt bằng lớn có mưa dồi dào và khí hậu nhiệt đới này phải là 1 ước mơ của người Nhật, Đài Loan.
Cho đến hôm nay trên đất Việt Nam người tha hương cầu thực là người từ Thanh Nghệ Tỉnh và Quảng Bình Quang Trị, kể cà người ra nước ngoài làm lao động chân tay.


Đất này cày lên sỏi đá.

Cách thành phố Hà Tịnh 40 km thì mình đến một cụm núi là Hồng Lĩnh, cụm núi có nhiều truyền thuyết và được coi là linh thiêng, rồi đến bờ Sông Cả.


Cầu Bến Thủy trên QL 1A vượt qua Sông Cả, còn gọi là Sông Lam ranh giới với tình Nghệ An.


Qua Cầu Bến Thủy Số 2 là vào ngay địa phận thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Để bạn đọc hình dung thì quê của lãnh tụ là huyện Nam Đàng là vùng đất nhìn thấy phía trái bên kia sông.

Cầu đường và các phà qua Sông Lam thời chiến tranh được không hải quân Mỹ chiếu cố hằng ngày từ năm 1965 vì Vinh là 1 chốt quan trọng trên con đường tiếp tế khí tài đạn được vào Nam, và vì cũng như các bờ sông lớn là chổ trì hoãn luồn chuyên chở, phải đọng lại chờ đợi qua sông. Vị trí tại đây và tại Đồng Hới trên Sông Nhật Lệ như nhau về hoạt động quân sự. Đợt dội bom đầu tiên là vào đây. Phi công Phạm Phú Quốc tử trận tại khu vực này ngày 19-4 năm 1965.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét