Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Chuyến xe miền cao

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  

Tuy rằng xã Cán Cấu huyên Xi Ma Cai là chưa phải tận cùng con đường lên biên giới nhưng vì trình trạng đường xá hôm nay không được tối hảo nên người hướng dẫn đề nghị đón xe đò về lại thị trấn Bắc Hà. Huyện lỵ Xi Ma Cai lại không đặc sắc gì hơn huyện lỵ Bắc Hà nên cũng không phải thiếu sót gì nhiều, sau khi đã đến xem chợ Cán Cấu.

Chúng tôi rời khu chợ lên khu cụm nhà của xã, là khu nhà người Kinh và các cơ quan xã như trường học, bệnh xá v.v... Nơi này là khu kinh tế của người Kinh, tạp hóa, nghành nghề như rèn mộc, sửa xe và hàng quán ăn uống v.v...


Vào 1 quán nhỏ bên đường ngồi chờ chuyến xe đò đi đường về. Xe đò đã được liên lạc bằng điện thoại. Làm ăn nhỏ và thương vụ dịch vụ gì cũng là người Kinh từ miền xuôi lên lập nghiệp, không có người Hmong.
Quán cũng còn bán xăng lẻ và có dịch vụ rửa xe bằng vòi nước cao áp, chủ quán đề nghị khách cởi giày ra cho họ xịt sạch lớp bùn. Một cử chỉ hiếu khách thôi.


Bạn đọc nhìn thấy cái bàn nước này: tại tất cả quán ăn bình dân ở Miền Bắc (người Kinh) đều sẽ thấy, 1 cái bàn nước riêng biệt gần cửa ra có ấm chè (trà đấy ạ), ly tách và ống thuốc lào với thuốc để sẳn (nhìn thấy dưới bàn). Khách vào chờ hay ăn xong thì ra đó ngồi uống trà, miễn phí - vì ăn thường không có uống nếu không phải là bia rượu. Người khách quen đi qua có khi ghé tránh mưa tránh nắng cũng có thể ngồi lại uống vài chén trà. Và rất thường khi là ngồi đối diện khách lạ khác nên sớm muộn cũng sẽ có giao lưu, thăm hỏi trò chuyện. Một nét văn hóa dễ mến đậm đà tính hiếu khách và tình đồng loại.   
Bởi thế Tây nó có câu (Mark Twain): Travel is fatal to prejudice, bigotry and narrow-mindedness. Đi đây đó để biết và thương người đồng loại.

Ngồi xem các em nhỏ miền cao đi học về.





Lên xe. Cái tình hình chổ ngồi và sức chứa của xe là rất bị mất an toàn nhé. Người viết và chú hướng dẫn tuy đã đặt chổ trước bằng điện thoại nhưng cũng phải đứng chen vịn và dựa 1 đoạn, khi có người xuống thì mới có chổ ngồi. Người lên xuống là khách ngoắc xe giữa đường đèo, là người dân tộc đi và về từ các bản làng và nhà trong núi, đi từng đọan ngắn vài nghìn đến 2 chục nghìn đồng (dưới 1 mỹ kim) mà cả tại chổ hay sau khi đã lên xe. Vui lắm ạ.
Tuy thấy lùm xùm thế nhưng trên xe không ồn ào, căng thằng, hay hôi hám mất vệ sinh gì nhé, có con gà con lợn cắp nách nó cũng không dơ dáy gì mấy. Lạ. Cho thấy cái mặc cảm tự tôn và thành kiến của người thị thành đôi khi cũng không xứng đáng là bao.


 Rời xã Cán Cấu đi về xuôi. Nhìn thấy 1 du khách Tây phương. Cũng phải hiểu là số người "Tây" này có khi là số người đi du lịch khám phá ("Tây ba-lô"), nhưng cũng có 1 số là NGO (cơ quan thiện nguyện phi quốc gia, non governmental organizations) đi khảo sát hay công tác, cũng có thể là truyền giáo Tin Lành Mỹ hay Úc đi kiếm đối tượng giới thiệu Đấng Jesus - họ rất ngạc nhiên và phấn khởi là có những vùng đất trên thế giới chưa biết đến Đấng Jesus! NGO lại có khi là cơ quan Tin Lành, nên cái phức tạp linh tinh nó ở chổ đó. Tin Lành Úc Mỹ mà gặp thấy Hmong là như con nít thấy ông bán kẹo kéo.


Đường như thế này (đoạn này đang trong giai đoạn mở rộng) thì quyết định của chúng tôi không đi sâu vào nữa thấy là phải. Không phải là sợ gì nhưng chỉ là lo thời gian đi và về. Chổ nào người ta tới được ở được là mình cũng được, sợ gì?




Để thằng viết kể bạn đọc nghe cái sự cố. Nhìn thấy con đường rộng bằng bấy nhiêu, đi 18 cây số ngàn thế nào cũng sẽ gặp xe lên, lòng thầm ao ước là khi đối mặt xe kia sẽ bên mé bờ vực, xe mình phía trong vách núi.


Hy vọng thế thôi, chứ xác xuất khoa học là 1/2.



Xe tải qua lọt, xe mình đến, từ từ, rất từ từ, thì bánh trước bên phải bèn từ từ, cũng từ từ, lún xuống. Lún xuống 1 tí thì ngưng. Như tim của tài xế và khách đi xe. Thằng viết lúc đo lại dứng gần cửa ra duy nhất bên phải, vịn lưng ghế lơ xe, nhìn ra 1 khoảng trống vời vợi. Cũng hơi giống thời thanh niên lúc đứng cửa máy bay ôm gói vải lụa chờ đèn đỏ biến ra xanh và tiếng huấn luyện viên nhảy dù hô "Go!".
Cửa lúc đó đang mở vì đông người đứng quá không đóng được. Thằng viết nhìn chú tài, bảo nhẹ "anh chờ tôi xem" và thong thả bước xuống. Và bảo chú tài cho người xuống đi. Từ từ. Và dìu từng người xuống, ôm theo bờ đất cứng đi ra phía sau tới mặt đường cứng.


Xuống bớt độ 1/2 chiêc xe rồi, thấy nhẹ nhõm con người, chạy ra sau chụp tấm hình làm bằng. Kể bằng miệng ai mà nghe.


Các bụi cây che phủ 1 cái vực chừng 40 độ dốc và sâu chừng 25 thước tây ạ.


Các người khách xuống xe phải ôm bề dài của xe mà đi về phía sau là không phải vì thương mến gì chiếc xe, mà vì cách xa hơn 1 bước là cái vực, được các bụi cây kia che dấu để giữ vẽ mỹ quan của môi trường thiên nhiên.
Ai nấy cũng thong thả không hấp tấp bối rối tí nào. Bà chúa phải gai = người chài đổ ruột.


Bạn đọc nhìn mấy chổ X màu xanh đỏ thằng viết đánh dấu nhé. Dấu bánh xe mới lùi lại ở dấu X giữa đó. Chổ đó là đất nhảo vì nước mưa. Nó chỉ chờ xe nhúc nhích thêm tí nữa là sạt lỡ theo định luật vật lý lớp 4 phổ thông liền thôi.


Chị này ôm hàng nặng không chịu xuống xe luôn. Thằng viết xin chụp tấm hình.


Sau đó nhờ chiêc xe phía trong đã ra phía sau kéo lui. Bà con lên xe lại và 3 phút sau bàn tán về chuyện khác.



Cô gái Hmong này ở trong bản làng ra đón xe đi Lào Cai, có người yêu là người Kinh đang chờ. Trò chuyện líu lo bằng tiếng Việt lơ lớ với lơ xe. Cũng quen biết. Trên này hầu như người nào cũng biết nhau.
Cô ta vừa mới thay đôi giày đẹp vì ra thành thị, thay từ đôi ủng đi bùn. Người viết ngồi chụp xuống mà thôi, trong bụng cũng nghĩ không biết nên đứng dậy nhường chổ không, nghĩ là làm cử chỉ lạ lẩm đối với người địa phương chắc không tế nhị gì nên đành, chứ như 2 mẹ con lên xe sau trên kia thì đã làm rồi. Cũng thấy người địa phương nhường chổ ngồi cho người già và mẹ có trẻ.
Con người ta cơ bản đâu cũng như nhau thôi.

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét