Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Chơ phiên Bắc Hà [2]

Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.

Khu vực ăn uống. Khu họp chợ hay buôn bán hàng tiêu dùng lẻ nào trên thế giới cũng phải có 1 khu ăn uống, hồ như là tự cổ chí kim. Ăn uống tập thể từ gia đình đến ăn uống giao lưu, lễ hội là 1 sự kiện xã hội truyền thống và sâu sắc nhât của bất cứ xã hội nào. Đến được khu ăn uống của chợ phiên Bắc Hà người viết có cảm tưởng đã chìm ngập hoàn toàn vào xã hội tuy xa lạ mà lại gần gũi này.

Những động lực xã hội của loài người được thấy là không khác nhau, từ ở xã hội "tiến bộ" nhất như ở 1 thương xá (mall) ở Los Angeles Hoa Kỳ đến 1 nông thôn miền núi heo hút. Đi xem mới có được cảm nhận sâu sắc về sự tương đồng cùa loải người, mới thông cảm được với phong tục và động thái của những dân tộc khác, và từ đó có được 1 sự khiêm tốn hết cho rằng bàn thân và xã hội, dân tộc mình là cao là quý hơn người khác.
Kỳ thị bắt nguồn từ tư tưởng cho rằng người khối khác là thấp kém, xấu xa, ác độc, tham lam và kém hiểu biết văn minh thua mình. Kỳ thị là của người it có cơ hội giáo dục, là không thể xứng đáng cho người muốn tự xưng mình là trí thức. Là của những đám ký tên tiến sĩ giáo sư nhan nhản trên mạng, a-dua kích động sự hiềm khích giữa những cộng đồng loài người.
Người viết đã lớn lên 1 thời xưa khi không khí của 1 khu ăn uống trong Chợ Đầm Nha Trang gần y hệt như thế này, ngày Chủ nhật được cha mẹ chở trên chiếc xe đạp ra ăn phở bắc sau khi đi nhà thờ về.
Mùi khói bếp, nồi nước nấu thịt, mùi hương khó tả của hàng quán với gia vị phong phú đem ta từ 1 người du khách lẽ loi xích gần thật gần lại với đồng loại, cho dù mình không có ý định tham dự vào buổi ăn. Bạn đọc hãy đi xa và tìm đến những nơi con người sinh hoạt tự nhiên như thế này để trải nghiệm hết giới hạn cảm xúc.
Sở dĩ dưới miếng tôn có vãi bạt là vì mới đây vừa có 1 trận mưa đá dữ dội, đá mưa đã đục thủng mái tôn a-mi-ăng như thấy.



 'Thắng cố' là 1 món ăn truyền thống Hmong. Một chảo tàu lớn nấu hết bộ lòng trâu hay ngựa với gia vị gì mình không quen, đứng gần thì mùi vị nồng và nghe không ngon mấy. It người Kinh nào dám thử!
Nồi thắng cố cổ truyền nấu trong lễ hội Hmong là miếng da trâu hay da ngựa được căng ra giữa nhiều cọc gỗ, dưới là lửa. Người viết có xem qua trong show tivi.

Gian hàng thịt lợn.


Khu dịch vụ, sản phẩm thủ công.


Từ thủa tiền sử khi xã hội bắt đầu phân công chắc đã có người hớt tóc.


Chị này người Kinh đi dạo chợ hỏi mua tóc trên đầu các cô bà thôn nữ Hmong - và cả 1 số phụ nữ Kinh.



Lưỡi cày.

Yên ngựa thồ bằng gỗ. Giây cương khớp ngựa và những giải băng vải dùng làm quai gùi mang vai đặc biệt thủ công bằng một loại sợi và thuốc nhuộm cổ truyền. Người ngồi bán tuy ăn mặc theo lối tân thời nhưng chắc chắn không phải người Kinh hay Hoa.


Kèn, sáo Mèo. Văn nghệ dân gian rât sâu đậm, chợ người Kinh có bao giờ thấy bán dụng cụ âm nhạc cổ truyền. Các vị này chia sẻ chai rượu ngô (giữa hình) và điếu thuốc, lâu lâu cầm kèn sáo lên làm 1 bản nhạc Mèo nghe réo rắc. Một món hàng người viết không miêu tả trong bài này vì quên giữ hình, là rượu ngô (bắp). Một loại rượu cất từ bắp ngô trong vắt và mạnh đủ vật con trâu mà người miền núi uốn như nước suối. Thực chất là 1 loại whisky, thứ rượu trắng tương tự ở miền Nam nước Mỹ gọi là moonshine. Trong trang 1 chợ Bắc Hà bạn có thể thấy 1 xe ngựa chở thùng nhựa trắng 40 lít. Bán hết trong ngày đó bạn nhé, bán từng chai lít. Nạn nghiền rượu trong giới đàn ông Hmong Việt Nam hiện nay là khá nặng.


Có 1 loại hàng hóa mà chợ người Kinh hay Hoa đều có và rất nhiều là hàng thờ cúng và dị đoan. Chợ người dân tộc không hề có.


 Dao cũng có giống: dao đực mũi nhọn, dao cái mũi bằng hay tròn.


Dụng cụ nông nghiệp tay chân. Tấm hình cho thấy khía cạnh xã hội gia đình Hmong. Bình thường khách hàng chú ý những nông cụ này phải là người đàn ông trong gia đình. Chi Hmong này mang con sau lưng phải là người có quyết đinh kinh tế quan trong trong gia đình - thật ra phụ nữ cũng trực tiếp tham gia lao động nông nghiệp cực nhọc như thường thấy khi đi qua từ trên đường lộ.


 Khu mua bán gia súc.


Khu nay hôi khai lắm ạ.





Nghe tiếng meo mới biết là trong các túi bố là mèo. Làm nghề trồng ruộng mà ăn thịt mèo là không mấy là khôn ngoan, như 1 số địa phương bị chuột phá hại mùa mang mới biết (chuột có thể phá đến trên 20% mùa lúa).





Khu chợ trâu bò ngựa. Chả cần tả nhưng khu gia súc và trâu bò cũng hơi bị nặng mùi và được đưa ra phía sau chợ sau nhà vệ sinh công cọng.




Giá 1 con trâu trung bình trên 1000 mỹ kim.



Nhìn vai trò người đàn bà Hmong trong hình bạn đọc có thể hình dung vị trí của họ trong gia đình khác hẳn - có thể nói là tiến bộ hơn - người đàn bà Kinh Việt Nam.


Bà con, hàng xóm cách xa nhau bởi đồi núi và ruộng nương gặp nhau giao lưu là 1 động lực xã hội rõ nét nhất trong các phiên chợ định kỳ.


Lào Cai 2013:     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét