Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Chợ phiên Bắc Hà

Lào Cai 2013:    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 1011.  

Bạn đọc đã cùng người viết đến xem chợ phiên Cán Cấu ở xã Cán Cấu huyện Simacai, Lào Cai, họp vào ngày thứ Bảy mỗi tuần. Vị trí đó là 1 nơi hẻo lánh ("vùng sâu vùng xa") chỉ là 1 chổ trống bên 1 đường đèo. Chợ phiên Bắc Hà cũng có từ lâu thì họp tại trung tâm thị trấn Bắc Hà, và đã được giới du lịch bụi biết nhiều. Thị trấn Bắc Hà là huyện lỵ thì là 1 nơi dễ đến, đương đi như đã thấy là rât tốt và an toàn, chỉ cách thành phố Lào Cai chừng 2 giờ xe hơi nếu đi vội vã. Chợ phiên Bắc Hà đã được giới hướng dẫn viên du lịch phổ biến rộng rãi với du khách Tây phương và hiện nay không ít người đến Lào Cai đã lên xem. Năm 2004 khi điều kiện còn sơ khai hơn rất nhiều đã có 1 show du lịch mạo hiễm trên tivi xem được tại Mỹ đến quay tại 1 bản làng người Hmong ở 1 vị trí ngoại vi Bắc Hà.
Hôm nay Chủ nhật mời bạn đọc cùng đi xem sinh hoạt chợ phiên đầy màu sắc này. Một ngày đầu tháng 5 năm 2013

Buổi sáng miền thượng du nhìn từ nhà ngủ trên đường trung tâm thị trấn Bắc Hà. Cũng tiếc là chỉ truyền đạt bắng hình ảnh mà thiếu mùi hương làn gió (khí hậu miền núi) và âm thanh khu vực thì không thể tả hết cảm nhận như đứng tại chổ. Là rất sảng khoái ạ.


Trong tỉnh lặng của buổi ban mai, lốc cốc tiếng vó ngựa. Đồng bào nông dân vùng ngoại ô bắt đầu thồ hàng hóa nông phẩm vào khu chợ, đi ngang qua ban công người viết.
Xe đến rồi xe lại đi, liên tiếp chở hàng về chợ. Chợ phiên Bắc Hà họp ngày Chủ nhật, có từ rất lâu đời, là ngày trao đổi chính cho các thứ hàng hóa ngoài thực phẩm tươi mà hằng ngày được mang xuống bán ở chợ ngày, kể cả 1 chợ trâu bò nhỏ.
Lốc cốc, lốc cóc trong yên lặng của buổi sáng phố nhỏ.



Khía cạnh truyền thống của chợ phiên miền núi: là những trao đổi kinh tế rất địa phương, như bà này mang con chó ra bán, đổi lấy tiền mua vật dụng tiêu dùng hay canh nông mang về.



Và khía cạnh hiện đại: hàng rao bán cho du khách.


Cồ truyền và hiện đại, những nét tương phản đặc sắc hết sức thú vị.


Một số du khách đã lên đây ngủ qua đêm thứ Bảy như thằng viết.


Một số khác mới lên trên những chuyến xe thuê bao từ thành phố Lào Cai khởi hành thật sớm (để trở về trong ngày)


Chợ phiên là 1 sự kiện xã hội, không chỉ là kinh tế thương mại.



Người đem trâu ra khu đất sau chợ để trao đổi.

 

Cái khía cạnh xã hội đặc biệt cùa chợ phiên nhìn thấy đây: bình thường đi chợ mua bán thực phẩm hằng ngày không ai mang theo con cái. Mọi người đều trang phục tươm tất và có thể tả là sặc sở.




Phạm Duy viết: "Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười...". Con người phải biết chúc lành cho đồng loại, mới ra con người.


Vào khu chợ phiên. Mới đây thì phần buôn bán hàng nhắm vào du khách đã chiếm 1 phần của chợ phiên ngày Chủ nhật. Một lần nữa, cửa hàng phần lớn là của người Kinh mua hàng từ người thủ công dân tộc ít người để bán lại cho du khách (với giá trên trời).



Du khách nước ngoài đông trội số người Kinh đi chợ mà trong số đó khả dĩ có người du khách Việt Nam từ miền xuôi, từ trong Nam v.v... Thằng viết đi ngó nghiêng lộ hẳn ra là 1 thằng nước ngoài (nhất là sắc diện mới nhìn giống người Nhật hay Hàn quốc hơn là người Âu Lạc Việt).



Con nít (mà số lớn theo mẹ là con gái, nét xã hội mẫu hệ đặc trưng?) ăn mặc như búp bê. Người đàn ông Hmong thì mặc Âu phục (sắc phục là 1 bộ đồ vãi đen và nón Mao).




Mời bạn đọc đi 1 vòng các khu vực buôn bán trong chợ. Khu áo quần và thổ cẩm:






Hàng thủ công như thổ cẩm, áo quần, túi may làm ở nhà cũng có nhưng thua khối lượng hàng may mặc sẳn từ Trung Quốc. Ngay vải dệt địa phương cũng dùng nguyên liệu nhập như thấy trong các gian hàng trên - nhập qua các cửa khẩu gần đây chứ không từ miền xuôi. Nhờ vậy giá hàng áo quần có thể đã trong tầm tay của tuyệt đại đa số đồng bào dù thu nhập với kinh tế đơn sơ ở đây không thể cao. Nhìn thấy sắc màu đa dạng và số lượng mặt hàng trong phiên chợ người dân tộc ít người này mà suy ra nền kinh tế tự do đã giúp đở rất nhiều cho người dân và khu vực nói chung.






Lào Cai 2013:    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 1011.  





-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét