Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023

Đường 7 Thượng Lào

Đường số 7 mang cùng mã số cả bên Lào lẫn bên ta, lý do đó là tên con đường cố hữu đã có từ thời thuộc Pháp lúc mà Đông Dương là 1 về chính trị-hành chính. Đường  bắt đầu phía Tây từ 1 ngã ba với con đường số 13 đến Luang Prabang từ Vientiane - trong bản đồ là khúc màu trắng từ Luang Prabang xuôi Nam đến ngã ba đó, dài trên 128 km. Đường 7 tận cùng ở ngã ba với QL-1A ngoại ô thành phố Vinh phía Đông. 

Luang Prabang đến ngã ba 128km. Từ Ngã 3 đến Phonsavan (mũi tên xanh) 130km. Tư PS đến biên giới (tam giác đỏ) là 135km. Từ Nậm Cắn biên giới đến giao lô QL-1A 219km. Tổng chiều dài 620km. Đường 7 Thượng Lào = 489km.
Tiết diện hành lang đường đi qua. Nếu không đi qua trũng Muang Kham sẽ không lõm xuống chổ đó. Đồng băng Xieng Khuang cao từ 1000 đên 1250 m như Cánh Đồng Chum.

Cố đô Luang Prabang nằm bên bờ sông Mekong, thì trên thực tế Đường số 7 đã nối liền bờ sông này với bờ Biển Đông tại Cửa Hội Nghê An, cắt ngang gần toàn bề ngang bản đồ Đông Dương tại chừng vĩ tuyến số 20. Tương tự, phía Nam có Đường 9 Nam Lào cắt ngang toàn phần Đông Dương từ Cửa Tùng bên bờ đại dương đến tả ngạn sông Mekong theo vĩ tuyến 17, được hoàn thành cùng lúc với Đường 7 năm 1923 bởi người Pháp.

Hình dưới là khúc xuôi Nam của đoạn Đường 13, màu trắng trong bản đồ, để đi đến ngã ba (tam giác đỏ dưới). Đoạn này là 1 khúc đèo khá là cheo leo vắt qua 1 răng núi gọi là Rặng Luang Prabang chạy song song thung lũng sông Mekong. Ngã ba là Km0 từ đó Đường 7 sẽ từ từ xuống đến 1 cao nguyên tương đối bằng phẳng Pháp gọi là bình nguyên Xiengkhouang, nằm lọt trong tình Xiengkhouang hiện nay giáp biên giới với VN. Xưa cho đến đời Tự Đức Xieng Khouang là phủ Trấn Ninh thuộc Đại Nam nhưng bị nước Xiêm thường xuyên xâm chiếm.

Cảnh quan này tiêu biểu cho vùng núi cao Thượng Lào
Đi hết đoạn đường đèo vắt ngang Rặng Luang Prabang xuôi Nam về ngã ba đầu Đường 7 là núi đồi trùng điệp như hình trên, không lái nhanh đươc tuy là vẫn an toàn. Đoạn này dài 128km (sau ngã ba Đường 13 đi tiếp về Vientiane và xa hơn nữa).
Đến ngã ba là thị trấn Phou Khoun, là bắt đầu vào cao nguyên Xiengkhuang mà trung tâm là thị xã Phonsavan. Phonsavan là trung tâm Cánh Đồng Chum, là thủ phủ hiện nay của tỉnh, cũng là trung tâm địa dư của cả cao nguyên Xiengkhouang. Xưa kia là phủ Trấn Ninh, thời thuộc Pháp là 1 cái làng nhỏ 15km phía Nam thị xã mới bây giờ tên la Xieng Khouang. Làng bị san bằng bình địa trong chiến tranh gần đây nhất và được xây thế vào vị trí hiện nay, tựa đầu vào Đường 7 phía Bắc. 
Thị trấn Phou Khoun tại ngã ba:
Đường 7 bắt đầu từ Phou Khoun và đi vào 1 đoạn hơi quanh co nhưng không còn là đường đèo. Cao độ trung bình của cao nguyên Xiengkhouang chừng 1000 đến 1200m, vây quanh là nhiều ngọn núi của vùng thượng du Bắc Lào có ngọn lên tới 2000m.
Đi vào 1 đoạn dài với cảnh quan tuyệt yên bình, dân cư thưa thớt và giao thông thoải mái. (Năm 2020 dân số tỉnh Xiengkhouang là chừng 260,000, mật độ chỉ chừng 18 dân/1 km vuông). Cao nguyên Xiengkhouang, cảnh hai bên Đường 7:
Đi qua rồi mới hiểu rõ là cung đường 7 Thượng Lào đi theo 1 hành lang tự nhiên, chiều Đông-Tây mà con người từ thời cổ đại đã đi lại, đưa giòng máu, ngôn ngữ, di sản văn hóa hòa nhập với nhau thành những sắc tộc hiện đại,  kể cả DNA di truyền và ngôn ngữ người nước Việt Nam chúng ta bây giờ (theo tư liệu tồng hợp khảo cổ/ngôn ngữ học). Cuối hành lang này nối với lưu vực sông Cả, đưa về vùng duyên hải và các tụ điểm văn minh cổ đại như Đông Sơn phía Bắc cách chỉ 150km chim bay.
Gần đến trung tâm điểm của cao nguyên Xiengkhouang là Cánh Đồng Chum với dân cư và canh nông xuất hiện nhiều hơn tuy cũng còn thông thoáng vắng vẽ. Dân số nươc Lào chỉ là 7.5 triệu và tập trung phần lớn dọc thung lũng sông Mekong, nơi có các thành thị đông dân cư, và miền Nam là vùng đồng bằng rộng rãi thông với đồng bằng Thái Lan và Kampuchia, tại Thương Lào này rất là thưa. Sản phẩm truyền thống xưa của nơi đất này là thuôc phiện. Các hình dưới là cảnh quan khi gần đến thủ phủ Phonsavan, yên bỉnh, đẹp mắt. Khí hậu vào đông rất mát dịu, ví như vùng thượng du Tây Bắc, Hà Giang hay Lâm Đồng.
Đường 7 đi ngang qua Phonsavan ở vùng ngoại vi phía Bắc của thị xã. Từ đoạn này đổ xuống phía Nam là vào trung tâm, nơi có các bãi chum cổ đại là điểm đến du lịch nổi tiếng. Xin xem chi tiết hình ảnh trong post Cánh Đồng Chum.
Khởi hành từ Luang Prabang buồi sáng, đi thong thả an toàn và ghé ăn trưa tại Phou Khoun bạn sẽ tới Phonsavan vào sớm chiều, rộng rãi thời gian đi kén phòng và tìm chổ ăn tối. Nếu không có yêu cầu đã nghiên cứu trước, như đi tham quan nhiều điểm có chum thời cổ đại hay chứng tích lịch sử, nhân văn gì đặc biệt, ở lại 1 ngày tròn để tận hưởng không khí trong lành của vùng cao là tối hảo. Từ điểm này về tới Vinh cũng sẽ vừa trọn 1 ngày thôi. Giá sinh hoạt rất rẻ tuy rằng các mặt hàng đều là phải nhập từ xa về.
Rời Phonsavan lên lại Đường 7 mình sẽ gặp lại vùng cao nguyên Xiengkhuang và cảnh quan thoáng mát của 1 vùng thưa dân nhất nhì Đông Nam Á. 
Lên phía Đông-Bắc Cánh đồng Chum đường 7 đi qua chiều dài 25km của lòng chảo Muang Kham đẹp mắt. Nơi dây, cách Phonsavan 50km, có ngõ rẽ tên là Đường 1C Lào đưa lên Sầm Nứa. Đây cũng là 1 lối đi được ưa chuộng cho du khách hay doanh nghiệp muốn đi tắt đến lãnh thổ miền Bắc VN (tại Sơn La) và đồng bằng sông Hồng, bờ biển như hải Phòng, Hạ Long v.v... Muang Kham đến Sam Nua là 180km, Sam Neua đến Mộc Châu tỉnh Sơn La là 144km. (Thủ phủ huyện Môc Châu hiện nay là trạm dừng chân cho du khách người Lào trung lưu đi về Hà Nội mua sắm và tham quan Hạ Long, như người viết này đã trải nghiệm quan sát thấy tại hotel Mường Thanh tại Mộc Châu năm 2022)
Cách Phonsavan 50 km là lòng chảo Muang Kham rất đẹp. Từ đây có đường đi Sam Neua.
Trong xa hướng Đông là sống lưng dãy Trường Sơn, nơi là biên giới tự nhiên và chính trị giữa cao nguyên Lào với VN. Càng về gần biên giới mình càng mau đi vào lại vùng núi, cảnh quan bên đường sẽ thay đỗi rõ rệt. Cảnh quan từ đồng bằng cao nguyên Xieng Khouang đi lên đỉnh núi Trường sơn.
Cũng như các nơi trên cao độ của dãy Trường Sơn từ Thanh Hóa cho đến tận Bình Phước, dân cư sở tại là những sắc tộc miền núi như các sắc tộc ở Tây Nguyên miền Trung. Thiết nghĩ người dân tộc Lào giòng chính - chỉ gồm 60% dân số nước Lào - không có mặt tại đây.  
Vì họ chọn đời sống biệt lập và bám trụ vùng đất của tổ tiên từ nghìn năm mà kinh tế còn khó khăn. Cũng thấy phấn khởi là đã có lưới điện và nhà ở không phải thô sơ từ vật liệu miền núi như tranh tre củi gổ. Mong họ mau có cuộc sống sung túc hơn.

Đến cửa khẩu Nậm Cắn. Xe tải trung chuyển từ hay đi VN đang đậu chờ thủ tục dưới 1 con dốc đi lên cửa khẩu trên nóc giãi Trương Sơn ngăn chia 2 nước.
Tại một cửa khẩu tiểu ngạch giữa một vùng hoang sơ vắng vẽ trên xứ người, lữ khách sẽ cảm nhận một khía cạnh thiếu an tâm nào đó. Âu cũng là một thú vị khi đi phiêu du về một vùng xa.
Vì đây là 1 cửa khẩu có chút phức tạp về hàng ma túy từ Tam giác Vàng và Bắc Thái, bạn sẽ hạn chế chụp ảnh quay phim. Cho nó lành. 
Tính chất vùng sâu vùng xa thể hiện rõ khi nghe tin cửa khẩu không làm việc giấc trưa, nhân viên hải quan di trú về nhà ăn nghỉ giữa ngày. Thời gian chờ đợi là 3 tiếng... Thật ra số xe chờ chỉ có 3 chiếc và không có xe tải. Người ngồi chờ cũng thưa thớt, nhàn rỗi. Đời sống như thế này chắc là đáng sống! 
Vì là vùng xa xôi hẻo lánh và nhân viên công lực là người lạ nên việc trình giấy tờ ở đây có mang đến 1 mối lo âu nho nhỏ. Không biết ngôn ngữ bất đồng, nhân viên nhỡ như là ít thông thạo, cho là tình trạng di dịch của mình có vấn đề... thì biết kêu ai? 
Thế rồi mọi sự tốt đẹp, phía bên VN cũng ổn tuy rằng họ cũng ít khi gặp lữ khách như mình nên việc xem xét giấy tờ cũng có vấp váp tí.


Xin xem tiếp đoạn  đường QL-7A trên lãnh thổ Nghê An

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét