Xin xem đoạn này như khúc kết của bài Đường 7 Thượng Lào
Nghệ An là tỉnh lớn nhất nước với dân số 3.5 triệu có biên giới dài nhât với nước Lào, 419 km. Dựa lưng vào tỉnh Xiengkhouang với dân số 1/4 triệu thưa thớt, không là ngạc nhiên khi gặp 1 người Việt cư ngụ tại Lào thì gần như chắc chắn người đó là gốc Nghệ An.
Đường 7 Thượng Lào phía quốc gia Lào chấm dứt tại cửa khẩu Nậm Cắn. Cửa khẩu Nậm Cắn gần như tiêu biểu cho khái niệm biên ải cổ điển nơi heo hút biên cương xa vời, hiếm hoi còn lại trong thế kỷ này. Ranh giới Lào-Việt chạy trên đường nóc của dãy Trường Sơn như 1 bức tường ngăn cách cao nguyên Xieng Khouang với tình Nghệ An trên toàn biên giới với cao độ đáng sợ từ 1000 đến trên 2000 mét. Namkan tên Lào cận đại la-tinh hóa, dựng ngay tại 1 đỉnh đèo cheo leo vắng vẻ, 1 eo núi chiến lược đúng yêu cầu cùa 1 cửa ải ngày xưa thâu thuế quan, mãi lộ, đánh dấu nơi chấm dứt 1 chủ quyền và bắt đầu 1 lãnh thổ khác.
Tầm nhìn hướng Đông sau khi ra khỏi cơ quan cửa khẩu Lào Việt
Đường nóc Trường Sơn là phên dậu thiên nhiên ngoạn mục, với ải Nậm Cắn là 1 cánh cửa mở ra về hướng đông đổ xuống một con dốc dài. Đó là Quôc lộ 7A nối tiếp Đường 7 Thượng Lào.
Rời Nậm Cắn, chừng Km 05, nhìn về phần núi Nghệ An. Nóc nhà Đông Dương.
Tình trạng mặt đường khả quan hơn bên phía Lào.
Cung đường núi đẹp nhất nhì Việt Nam ít ai đi qua để biết mà quảng bá
Từ nóc dãy Trường Sơn tại Nậm Cắn xuống tới đồng bằng tại Vườn Quốc Gia Pù Mát, chỉ trong chừng hơn 100 km cao độ giàm đến gần 1000 m, nhưng con đường không dốc đến 10% nhờ được vẽ theo hình chữ chi. Thật ra đường khá ổn với độ dốc trung bình 5% như các bạn cảm nhận được trong hình. Đường còn vào những đoạn phẳng ngắn nơi có những tụ điểm dân cư. Rãi rác giữa triền núi Trường Sơn đông này có các thị trấn nhỏ miền núi tên nghe chưa hẳn là tiếng Kinh. Mường Xéng thị trấn núi với dân cư tụ lại 2 bên đường cách cửa khẩu 20 km:
Thị trấn đầu tiên từ đỉnh xuống.
So với phía bên Lào thị trấn này phồn thịnh và ngăn nắp hơn nhiều nên xe chúng tôi chọn nghỉ chân ăn trưa tại đây. Tuy vậy bạn cũng không quên là chúng ta đang ở ngay giữa rặng Trương Sơn, trong vùng rất sâu xa, sát biên cương trên 1 độc đạo giữa đại ngàn và ở 1 cao độ không nhỏ.
Hình 7 - Từ Km 17 con đường đã bắt tay với thượng nguồn sông Cá
Sông Lam còn gọi là sông Cả dài 512 km bắt nguồn từ bên Lào tỉnh Xieng Khuang, đổ ra biển tại Cửa Hội ngoại thành Vinh. Nhìn 1 cách bao quát lưu vực sông Lam rất tương tự lưu vực sông Hồng trong địa phận Việt Nam về hình thể, địa hình và dòng chảy. Vào Việt Nam tại biên giới tây-bắc, chảy Tây Tây Bắc về Đông Đông Nam trong 1 thung lũng cao giữa 1 rặng núi chiều tương tự và địa dư gần y hệt. Tới đồng bằng cũng trong 1 đoạn tương tự và tỏa ra trong 1 châu thổ gần y hệt. Tất cả với 1 tỷ lệ chiều dài so sánh chừng 1:2. Hành lang sông Lam và sông Hồng là con đường di dịch tự nhiên từ cổ đại cho các giống dân mang theo di truyền, ngôn ngữ và văn minh khác nhau, tạo ra các đặc tính cư dân các vùng từ Cao Miên, Thái Lan, Lào, Miến Điện và xa hơn,Vân Nam và xa hơn.
Khi xưa hành quân qua núi, có nhiều dịp giao lưu với người thôn quê Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, mới biết được "non" là phần đất cát khi ướt khi khô là bờ sông trên núi. Tất cà các con đường đèo trên thế giới từ cao xuống đồng bằng đều ôm theo giòng chảy của 1 đường thông thủy chổ nào có, vì đó là con dương thiên nhiên hợp định luật thiên nhiên nhất. Hình như con sông có trí khôn; con người xưa đã theo giòng nước chảy mà khai phá đường đi êm xuôi nhất, các kỹ sư cận đại về sau cũng chỉ biết theo chúng mà xây dựng.
Tư liệu khảo cổ đã chứng minh hành lang sông Cái đã được người cổ đại men theo đề xuôi về miền đồng bằng duyên hải Nghệ An, định cư rồi di cư lên phía Bắc pha trộn với người châu thổ sông Mã, sau cùng châu thổ sông Hồng. Các chứng tích văn minh vùng này, từ Cánh Đông Chum xuống Đông Sơn, lên Hòa Bình, Phú Thọ không phải tình cờ mà xuật hiện sát nhau ngẫu nhiên như vậy được. Hình thể địa dư đã tạo nên con người ở đây, với dòng máu, ngôn ngữ, di sản văn minh từ nhiều nơi mang về.
"Ngàn" là rừng trên núi. "Lên ngàn đẳng gổ đẳng tre...", "Gió núi mây ngàn..."
Phố núi Hòa Bình trên đương 7, Km 55 từ Nậm Cắn
Cầu Khe Ngâu Km 60
Thủy điện Chi Khê Km 120
Vườn quốc gia Pù Mát
Khu bảo tồn thực vật và động vật hiếm quý khá đẹp và là thiên đường của kẻ săn trộm "đặc sản".
Đến cây số 200 từ đỉnh tại Nậm Cắn là đồng băng thực thụ. Còn 225 km nữa thì QL-7A sẽ đụng QL-1A và kết thúc (hay bắt đầu) tại điểm cực Đông. Các bạn nhận xét thấy địa chất núi này là núi vôi, cùng địa chất với các đảo Hạ Long. Dọc đường chân phía Đông của rặng Trường Sơn là núi đá vôi từ Ninh Bình cho đến Quảng Bình. Từ Quảng Bình vào Nam chỉ có nhóm núi nhỏ ở Ngũ Hanh Sơn, Đà Nẵng là tương tự, không nơi nào khác. ( Núi vôi miền Trung và Bắc là đá trầm tích từ dáy biển đội lên.
Rặng Trường Sơn mà người Âu trắc địa một cách khoa học đầu tiên và đặt tên Cordillere Annamitique là dãy núi đá hoa cương già, để lộ đá tảng rõ nhấtt ở Đèo Hải Vân, Đèo Cả và ven biển Ninh Thuận.)
Thị trấn Con Cuông huyện Con Cuông nơi sông Hiếu - hay sông Con - là 1 phụ lưu lớn đồ vào sông Cả.
Sông Cả vào hẳn đồng bằng ở chừng cây số 300 từ Nậm Cắn, sẽ uống lượng êm đềm xuyên qua châu thổ Nghệ An rồi đổ ra Biển Đông tại Cửa Hội ngoại ô thành phố Vinh.
Khởi đầu từ Phonsavan vào 10:00 giờ sáng đến huyện Anh Sơn sau Con Cuông vào xế chiều chúng tôi chọn ngủ lại đấy. Ngày hôm sau đi tiếp QL-7 chừng 5 km thì bỏ đường 7 rẻ hướng Nam tai 1 ngã tư đi vào đường HCM, mục đích sẽ về đến Đà Nẵng trong ngày. Tuyến đường HCM này sẽ đụng Đường 9 Nam Lào tại Khe Sanh huyện Hướng Hóa tỉnh Quang Tri.
Sao vàng: lòng chào Muang Kham. Tam giác vàng: Nậm Cắn. Tam giác đỏ 1: Mường Xéng - 2: vào thung lũng sông Cả. 3: Hòa Bình. 4: Khe Ngâu. 5: thủy điện Chi Khê. 6: Pù Mat. 7: Con Cuông. 8: TT Anh Sơn. 9: ngã tư Khai Sơn. Mũi tên vàng: đường HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét