Sau khi đi lên xem chợ phiên Cán Cấu người viết và người hướng dẫn trở về thị trấn Bắc Hà nơi đã giữ phòng ngủ cho đêm thứ Bảy. Lịch trình còn lại là nghỉ tại thị xã để ngày mai Chủ nhật xem chơ phiên Bắc Hà họp ngay tại chợ BH rồi về thành phố Lào Cai, để tối Chủ nhật lên xe lửa về Hà Nội. Người viết để chú tài về ở nhà người bà con, còn lại buổi chiều đi vòng thị trấn huyện lỵ giết thời gian.
Từ khi trọng tâm chính trị kinh tế và dân số chuyển dần về miền Trung và Nam, 'Bắc Hà' được dùng để gọi miền Bắc và Thăng Long. Thị trấn Bắc Hà tên không liên quan với Thăng Long mà do từ một tên thổ âm, người Pháp viết ra là Pakha và người Việt đọc trại ra. Pakha từ tiếng Tày. Dân tộc Hmong Hoa hay Hmong Đỏ chiếm chừng 50% dân số, sau là Kinh, Tày, Dao, Nùng và trên 10 tộc khác. Thị trấn phát triển từ thời người Pháp cai trị nhưng địa phận Bắc Hà đã dưới sự quản lý của vua Việt từ thờ xa xưa, đến trước thời Bắc thuộc thứ nhất, đến đời Lý đã được trấn đóng liên tục.
Tìm không thấy tư liệu nhưng thằng viết ước chừng dân số cơ hữu cùa quận lỵ hiện nay chừng 5 đến 7 nghìn người, không kể các bản làng người dân tộc thiểu số chung quanh.
Số người đang bày bán nông phẩm bên dường gần trung tâm 1 khu chợ trong thị trấn là người từ bản làng đến.
Thị trấn, nếu dùng tiếng Pháp thì có thể gọi là village, tiếng Anh-Mỹ thì sẽ gọi là town để hình dung độ lớn của huyện lỵ Bắc Hà, tiện nghi và điều kiện đời sống.
Mỗi ngày quanh quản trường nhỏ trước cửa đình có họp chợ. Đây là cảnh quan chợ búa hằng ngày, không phải là chợ phiên mà sẽ trình bày với bạn đọc sau.
Hiện nay tình Lào Cai quản bá du lịch mạnh mẽ, địa danh Bắc Hà được nhiều khách du lịch từ Hà Nội biết đến, giới thiệu với khách nước ngoài. Khách du lịch người Tây phương có tánh phiêu lưu khám phá cũng không ít. Bảng hiệu trong thị trấn cũng có nhiều tiếng Anh. Từ năm 2002 thị trấn đã có 1 trò chơi thể thao và thám hiểm tivi ngoại quốc gọi là Raid Gauloises dùng làm bối cảnh.
Ông người Pháp đi xe đạp thể thao từ miền xuôi lên. Người Pháp nghe nhiều về Lào Cai vì xưa thời thuộc địa có nhiều người đã ở, công tác và du lịch vùng mà họ đặt tên là Chapa, nay viết ra là Sa-Pa, 1 thị trấn nghỉ mát cho Hà Nội như Đà Lạt cho Sài Gòn. Sa Pa nay là 1 thị trấn lớn cũng chừng bằng Bắc Hà, nằm trên 1 vùng cao đồi núi đối diện BH bên kia sông Hồng, và cũng lên 1 đường đèo tương đương như đèo lên BH. Sa Pa gần thành phố Lào Cai hơn, phát triển du lịch trước BH vì từ xưa đã là 1 trung tâm nghỉ mát của quan chức Pháp muốn trốn cái nóng dữ đội của Hà Nội vào mua hè. Bạn đón đọc 1 du lý Sa Pa trong 1 post mai đây.
Tất cả thương vụ dịch vụ là của người Kinh. Rất hiếm là chủ nhân người dân tộc đã Việt hóa, người Tày là nhiều. Bảng hiệu và tiếp thị bằng tiếng Anh được khuyến khích, và chủ nhân cũng không biết là gì, chỉ nhờ "tư vấn" mà viết ra và rất thường khi là dịch bằng Google Translate! (vâng ạh, dúng như vậy).
Tiện nghi như điện nước máy lạnh (nước nóng, thứ mà Sài Gòn thời Mỹ còn chưa có) và hạ tầng rất khá so với 1 vùng núi xa xôi. Mức sống người miền cao này - Lào Cai - không phải là lạc hậu tối tăm gì lắm. Cảnh người vừa làm ruộng tay vừa nói chuyện điện thoại không phải là hiếm thấy, các bạn có thể xem thấy nhiều trên mạng (cột sóng có liên tục cho đến biên giới, điện thoại thì từ Trung Quốc rất rẻ)
Nếu bạn đọc chưa nhận thấy tình trạng vệ sinh tốt cua khu chợ này thì hẳn bạn đã quên môi trường Viêt Nam trước năm 1975, bạn trẻ lắm.
Cao độ của thị trấn chừng trên 1000 mét trên mặt biển. Khí hậu được mô tả như ôn đới với thình thoảng tuyết mùa đông, nhưng mùa tháng 5 lúc tác giả lên thì rất, rất nóng, nóng nhiệt đới.
Người viết dùng xe thuê bao đến 1 vài bản làng bên đường chung quanh thị trấn nhưng vì thời gian hạn hẹp nên không thấy gì được nhiều. Nếu có thời giờ thì bạn đọc nên thuê 1 chiêc xe gắn máy mà vào sâu hơn khám phá và tiếp cận với đồng bào, chắc sẽ có hình ảnh kỷ niệm ấn tượng hơn. Hôm nay trời giăng mây và cũng là về chiều nên ánh sáng cũng chẳng tối hảo để chụp hình.
Cho đến mãi những năm 1990 các vùng núi người Hmong canh tác còn sinh sống nhờ trồng cần sa và anh túc (vâng, cây thuốc phiện đó ạh) Hiện nay tục lệ đó đã được bỏ đi, thay vào là trồng hoa màu và cây ăn trái ôn đới mới được phổ biến như cây mận (prune) Lào Cai bán cũng được ở vùng xuôi. Dĩ nhiên là huê lợi không bằng nhưng nhờ du lịch kinh tế cũng không là quá nghèo nàn dù khó khăn vất và của vùng xa thì không thể tránh.
Sơn nữ hiện đại này có thể bạn sẽ thấy xuống thị trấn ăn mặc áo quần truyền thống sặc sỡ, nhưng trong khi làm lụng ruộng vườn thì nhìn như thế này.
Trông thấy trẻ em nông thôn rảnh rỗi vui đùa - hay được đi học - là 1 điều phấn khởi nhé các bạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất là ở các vùng hẻo lánh và núi non, trẻ em thường được thấy làm lụng lao động giúp gia đình, có khi rất nặng nhọc. Một điều đau lòng mà không du khách nào muốn được chứng kiến cho dù là du lịch khám phá.
Trở về thị trấn, đến cuối phố chính vào xem dinh Vua Mèo Hoàng A Tưởng, người Pháp xây năm 1919 tặng châu úy (châu là huyện) Bắc Hà. 'Vua Mèo' là vua vùng dất Mèo, chứ là người Tày.
Cách đây 100 năm với đường xá và khí tài thời đó mà xây được 1 dinh thự như thế này là phải biết 2 cha con Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng phải là lãnh chúa giàu có thế lực ghê lắm chứ không phải chơi.
Các dân tộc vùng núi này nhất là người Hmong rất có tình thần độc lập tự trị. Khi người Pháp cai trị chổ nào có thể họ ứng dụng chính sách chia để trị và trao nhiều quyền tự trị cho các dân tộc ít người miền núi. Ngay tại địa phận người Hmong học cũng dùng người Tày là người dễ thích hợp (đồng hóa) để trị như gia đình họ Hoàng (Wong) này.
Cũng nhờ chỉ biết người Pháp là chính quyền trên họ, những năm chống Nhật và Việt Minh các vùng này chính quyền kháng chiến (hay Nhật) không thâm nhập được. Người Pháp còn nhiều kỷ niệm tốt với vùng núi này, kể cả nhưng du khách mới đây lên xem cũng do đọc sách và tài liều cũ về đề tài người dân tộc chống cộng thân Pháp các vùng này.
Cũng vì quá khứ chông đối không xa mấy này mà hiện nay tuy bề mặt thì yên lành nhưng những căng thằng trong "quản lý" người dân tộc núi nhất là Hmong Tây Bắc vẫn "có vần đề". Tận mắt xem thì người viết cũng không khỏi không cảm nhận được 1 sự kỳ thị cho dù là nhẹ nhàng của người Kinh. Người Hmong không có mặt trong quân đội trong thời chiến tranh chống Mỹ và Miền Nam, nói cách tế nhị là thế.
Dĩ nhiên sự giàu có của gia đình này là nhờ độc quyền kinh tế, trong đó có muối từ xuôi lên và thuốc phiện bán cho Pháp là chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét