Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Cù Lao Chàm


Giao diện Đà Nẵng với Biển Đông phía Đông là 1 bờ biễn đẹp dài 25 km bắt đầu từ chân núi ở bán đảo Sơn Trà và chạy đến Cửa Đại phía biển của thị trấn Hội An. Đoạn đầu từ núi Sơn Trà tên là bãi Mỹ Khê kế đến là bãi Non Nước, một đoạn không có tên vì trước kia đi qua 1 vùng cát hoang, rồi đến (bờ) biển Cửa Đại. 
Cù Lao Chàm là 1 xã đão nằm 10 cây số ngoài biển đối diện Cửa Đại Hội An. Từ trung tâm tp Đà Nẵng mình đi ra  đường ven biển chạy dọc các bãi trên tới Cửa Đại, nơi đó có bến tàu du lịch đi Cù Lao Chàm. Hotels nhất là hotels dọc biển có xe bus lên xuống bãi biển đi Hội An, xe taxi thì lúc nao cũng có. Ngoài ra tất nhiên nếu bạn là dân phượt ba-lô thì goi xe ôm. Trước khi quẹo vào Hội An là nơi có bến tàu đi Cù Lao Chàm, có bãi gữi xe.


[ Bên lề: về China Beach, nói về một địa danh lạ. Bạn đọc xem lấy vui]

Trước đây Làng Non Nước là nơi có Ngũ Hành Sơn là khu cư dân bên phía biển cùa Sông Hàn được nối liền với thành phố bằng chiếc cầu duy nhất trước năm 2000, là cầu Trịnh Minh Thế hay là "cầu Đờ Lách". Do đó lúc quân đội Mỹ đổ quân xuống Đà Nẵng năm 1965 họ chọn chổ đó là khu vực tập trung - vì gần cây cầu - làm 1 sân bay dã chiến riêng cho thủy quân lục chiến mình gọi là sân bay Non Nước hay sân bay Nước Mặn. Cũng vì là điểm tập trung nên có nhiều trại lính, căn cứ nhỏ và 1 quân y viện lớn và 1 trung tâm hồi lực.

Và họ đặt cho khu vực đó tên là China Beach. China là sứ Tàu, màu xanh như sứ Tàu gọi là china blue, hay thường vắng tắt là 'china' khi dễ hiểu như China Lake là Hồ Xanh nếu được dịch ra tiếng Việt. Một nguồn hiểu lầm, ngay cả giữa người Mỹ, là có khi china lại là màu trắng như... sứ Tàu. Gọi là china white, 'china' dùng như 1 epithet. Đó là tên 1 màu sắc. Họ dùng khi này khi nọ, chỉ những từ ghép đi đôi với 'china' mới giúp xác định rõ blue hay white. Thí dụ 1 mặt hồ thì không thể trắng: China Lake là Hồ Xanh. Bãi biển cát trắng nếu gọi là China Beach thì không thể lầm, china là trắng.

Ok thôi được, vấn đề đây là khu vục đóng quân lớn nhất của Mỹ ở Đà Nẵng lãnh cái tên China Beach từ 1966, và trung tâm hồi lực và nghĩ dưỡng R&R bên bãi biển đẹp mang luôn tên đó, và China Beach nổi tiếng với lính Mỹ, ngay cả với người Mỹ ở bên Mỹ vì tin tức gì về Miền Trung cũng có lúc có tên China Beach. Do đó vào năm 1988 ở Mỹ có show tivi kéo dài 3 năm mỗi tuần 1 hồi, tựa là "China Beach". Show là chuyện về 1 cô y tá Mỹ ở quân y viện Mỹ ở Non Nước. Nhờ đó tên China Beach lan ra khắp thế giới, vì cả thế giới sính tivi Mỹ. Năm 1989 cả thề giới biết đến China Beach là 1 bãi biển rất đẹp rất nên thơ gần Đà Nẵng có trại lính Mỹ trong chiến tranh. (Năm 1989 Việt Nam và Đã Nẵng còn te tua nhu cái mền rách).
Ok, rồi.

Khi doanh nhân Trung Quốc, Đài Loan và Nhật và vốn Mỹ bắt đầu đầu tư ở biển Non Nước, họ gọi chổ đó là China Beach. Người Việt lúc đó cũng không đặt vấn đề vì ít ai để ý văn hóa tiếng Anh, nó nói gì kệ nó miễn là trao tiền đây. Rồi đến 1 ngày ta và Trung Quốc hục hặc nhau nặng, nhiều người có thái độ dân tộc nhưng không biết mới la rùm là TQ manh nha đến chiếm Non Nước! hãy tẩy chay không dùng tên 'China Beach' để chỉ biển Non Nước v.v... Các ông lớn thì cũng không biết và cần mị dân tí thì cũng hùa vô la rùm. Thằng viết nghe vậy mới nói ok ok bớt giận đi, 'china' là màu cát trắng, xưa thằng viết ở đó lúc nó mới thành lập và đặt tên như vậy, không có Tàu có chệt gì cả.
Cái gì cái, nay thì không còn nghe nói 2 tiếng đó nữa, chỉ nói Furama là ngườ ta biết là ở đó đó.

Bãi Mỹ Khê đi về phía đó đó. Hướng Nam theo ven biển:



Vị trí cũ căn cứ Non Nước. Phi đạo nằm dọc con đường này, trên miếng đất này trước là khu căn cứ và trung tâm hồi lực và nghĩ dưỡng China Beach trong truyện phim, toàn là bungalows gỗ. Các ụ máy bay nay vẫn con thấy có cái lúc đó đã dùng làm bệnh viện, phòng mỗ v.v... Nay là 1 khu kho xăng dầu gì đó. Sân bay là sân dã chiến rất nhỏ nhưng năm 1969 đã có 1 chiêc DC-8 (tương dương với Boeing 707) là 1 chiêc rất lớn chở trên 200 hành khách hạ cánh nhầm trong đêm thay vì đáp xuống phi trường Đà Nẵng gần đó chỉ 3 km. Họ phải gọi về Mỹ cho chuyên viên qua, làm trống rút hết xăng dầu chiếc máy bay kéo ra cuối đường bay ngắn và liều mạng cất cánh lại. Mọi chuyện êm xuôi.


Hậu bán niên 1974 là bộ tư lệnh tiền phương Sư Đoàn Dù Ngụy. Đừng hỏi làm sao em biết.


Non Nước có mấy ngọn núi đá vôi và cẩm thạch hiếm có ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. Có động thạch nhủ và chùa trong động là 1 điểm đến cho khách du lịch địa phương. Khu vực nằm ngay trên đường ven biển bây giờ.












Cây cầu đó bắt qua Cửa Đại. Cửa Đại là cửa biển sông Thu Bồn, sông chảy qua phố Hội An. Coi nó không ra gì vậy chớ đó là thương cảng quốc tế đầu tiên của nước ta khi nước Mỹ chưa có là 1 cái xóm đừng nói cái làng. Nó tên là Đại vì quan nhà Lê đi tới đặt đại vậy. Bẩm quan! dạ con thấy có cái cửa biển, quan cho đặt tên dư đồ là gì ạh? Quan (đang bận): đặt đại cho ta tên gì cũng được! Lính: vâng ạh, thế thì là Cửa Đại. Từ đó tên đặt chết cứng.
Nói chơi, vì đây không có 'Cửa Tiểu'; blog chán quá giỡn tí chơi.























1 nhận xét: