Đất Đỏ Bà Rịa ⏪ 1. 2. 3. ⏩
Lại nói về bà thứ phi Trần thị Đê.
Năm 1916 cũng là năm Vua Duy Tân bị Pháp bắt và đưa về Vũng Tàu cùng cha, rồi sau đó cùng cha bị đưa đi biệt xứ trên đảo La Reunion giữa ấn Độ Dương. Về ngày tháng chính xác thì thằng viết chưa tìm kiếm xong, nhưng cuộc hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng. Cựu hoàng Thành Thái đưa bà vợ thứ về Vũng Tàu chung sống tại Bạch Dinh và chằng lâu sau bà mang thai.
Vào tháng 11 năm 1916 người Pháp quyết định đưa vua Duy Tân đi biệt xứ và lần này thì không phải là tại 1 nơi gần đất thần kinh như vua cha - vì cuộc manh nha khởi nghĩa không thành của ông bản chất khác hẳn việc đề kháng không tổ chức của vua cha. Và cả 2 cha con bị bắt đi cùng 1 lúc, vua Thành Thái mang theo 1 gia đinh nhỏ.
Không rõ trao đổi và tình tự giữa hai người ra sao, nhưng trong gia đình bà Trần thị Đê thì bảo rằng quyết định ở lại là của bà. Theo lời kể thì bà phải bỏ Vũng Tàu về quê 1 mình, lúc đó là 1 đoạn đường rất xa và vất vả cho một người đương mang thai.
Bà hạ sanh được 1 người con gái và đặt tên theo họ mẹ là Trần thị Kiều. Ba mươi năm sau khi cựu hoàng trở về ngài bị chỉ định cư trú tại Sài Gòn nhưng cũng đã trở lại được Đất Đỏ gặp mẹ con bà. Lúc này cựu hoàng đã 67 tuổi và bà đã 62. Vua Thành Thái băng hà năm 1954 hưỡng thọ 75 tuổi.
Nhiều chi tiết hơn nữa về cuộc tình vắng số này sẽ được biết thêm vì nay thằng viêt đã làm quen được với gia đình hậu duệ trong chuyến đi Vũng Tàu năm nay và thường liên lạc với bà con họ tại Cali, nay mai có thể sẽ cập nhật được trong blog này.
Đương kim gia chủ của căn nhà thờ họ này.
Bên lề là lúc trở ra thằng viết được tặng trái sầu riêng trên bàn thờ này mang về. Lên tàu cánh ngầm bị buộc phải để ngoài bong, cũng may mang về hotel được. Lại bị buộc để dưới garage! Con xin lỗi tiên nhân. Làm nhớ mẹ kể năm lên 5 tuổi vào Sài Gòn được mang đến thăm cựu hoàng tại đường "Lê-Ông-Công" (chẳng biết là phiên âm tên đường gì?) thằng viết đã được ngài hỏi thăm tên gì và được ban 1 quả cam.
|
Gia tiên căn nhà tử đường |
Di vật được người nhà cho xem
|
Bà Trần Thị Đê lúc ngoài lục tuần |
|
Trước thềm Bạch Dinh, giữa 1910-1916 không rõ năm |
|
Bút tích hoàng thân Bửu Lân - bảo vật gia đình tại Đất Đỏ |
Bút tích, của 1 ông vua Việt Nam, không bằng chữ nôm, chữ nho, chữ pháp, mà bằng chữ quốc ngữ. Như mới được viết hôm qua.
Sơn Hà Sa Lệ. Thời còn tiểu học ở Nha Trang mùa hè thằng viết mỗi ngày phải vác xác lên nhà ông ngoại ở khu Xóm Mới để được ông babysit, chiều ba mẹ (là công chúc) đi làm về mới xách đít về nhà, cũng xa. Vào nhà ông ngoại phải đi qua phòng trước dưới di ảnh ông Thành Thái to tướng trên bàn thờ, bên cạnh trên tường còn nhiều hình lộng kiếng khác của ông cố và ông Duy Tân (là em ông Ngoại), hình lúc nhỏ lớn gì cũng có. Ngay dưới di ảnh là 1 vòng cườm còn từ đám tang vua Thành Thái với hàng chữ quốc ngữ trên kia. Hình ảnh trong kỷ niệm bắt đầu nhạt nhòa và đã ra màu trắng đen hôm nay bổng dưng trở về lại thật rõ ràng và sinh động. Nhớ ngày nào còn đầy đủ người thân.
Đất Đỏ Bà Rịa ⏪ 1. 2. 3. ⏩
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét