Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Xã đảo xanh


Cù Lao Chàm là 1 xã đảo thuộc thành phố Hội An, tỉnh là Quởng Nơm. Thành phố Đà Nẵng họ muốn nó thuộc tp Đà Nẵng lắm nhưng mà không dược.
Việt Nam bây giờ vào thời đại truyền thông sính tên gọi, tước hiệu, và những lợi ích thực tế hay mơ hồ nào đó đi theo, nên về thực tế trên mặt đất đôi khi nó lùm xùm khó nhận ra địa danh. Như thuộc về thành phố thì phải là phường, nhưng như hình ảnh cho thấy thì xã này là không phải phường được. Môi tỉnh hiện hay tranh đua kiếm 1 chổ xin làm thành phố vì có nhiều lợi ích cho các chức vụ trong địa phận đó, chứ thành phố bây giờ không biết dịch ra sao nếu cần dịch ra tiếng nước khác. Thành phố bây giờ chỉ là 1 diện tích, nó không phản ánh hạ tầng, kiến trúc và hiện tình xây dựng. Thi dụ so Hội An với Nha Trang hay Đà Nẵng thì không thấy có gì giống nhau cho lắm.

Giống như khi đi qua tình Quảng trị người viết cứ đinh ninh thủ phủ phải là thủ phủ truyền thống bao lâu nay, là thị xã Quảng Trị, đâm ra tỉnh Quảng Trị nay đã có thành phố và đó là thành phố Đồng Hà. Trước đây Đồng Hà chỉ là 1 quận lỵ phía Bắc thành phố QT (hiểu theo nghĩa dân gian) chừng 10 cây số, xưa là 1 căn cứ hỏa lực. Nay xây cất nhiều và diện tích rất rộng, thành phố Quảng Trị sau này chỉ xây dựng lại 1 ít trên điện tích cũ - dĩ nhiên cái cũ tại đó bị san bằng lâu rồi.
Gọi là Cù Lao Chàm nhưng không có gì Chàm ở đó như di tích tuy khảo cổ có cho thấy người Chàm đã có mặt tại đó chừng khoãng trên 2000 năm. Quần đảo nhìn thấy từ bãi biển Cửa Đại.


Bến du lịch tại Bãi Làng là nơi dân cư chính. Hình như khu vực do 1 tập đoàn Hàn Quốc thầu khai thác và thiết kế xây dưng, rât được mắt so với 1 Hòn Tre nhếch nhác ở trước mặt bãi biển Nha Trang.


UNESCO xác định quần đảo là 1 khu bào tồn thiên nhiên thế giới (global biosphere reserve) nên trên cạn và dưới nước (hy vọng) được bảo tồn chống phát triển thương mại bừa bãi và ào ạt.


Bạn đọc muốn ra đảo vui chơi tắm biển 1 ngày từ Đả Nẵng rất đơn giản. Kiếm phương tiện đến bến tàu như nói trong trang trước, chỉ 20 phút. Đến đó mua vé đi tàu như thấy trong hình dưới, 90% là loại này, chỉ 20 phút là tới Bến Làng. Đến Bến Làng đi lên xuống làng cá cũ nay là làng du lịch thăm thú, có nhà kah1ch, nhà trưng bày, chợ lưu niệm và hàng quán tha hồ. Người địa phương là Quảng Nơm Việt Cộng nhưng dễ mến, không hàm hồ như số lớn dân cư các nơi nghĩ dưỡng ngoài Bắc, tỉ dụ như Sầm Sơn, Đồ Sơn - chu choa! Con nói các cụ không tin được dân ở các chổ đó nó gấu đến mức nào đâu.

Giá cả và cung cách làm ăn rất thoải mái, tư thái người chủ cũng văn minh thí dụ như toàn đảo cấm bao ny-long và hàng quán không từ chối cho bạn dùng nhà vệ sinh cho dù bạn không mua chát gì tại đó, ghé đâu cũng được. Ở Đà Năng chính quyền còn phát cho các hàng quán đến nhà hàng sang trọng đắt tiền nhất những miến giấy dán kính viết đại khái như "Chúng tôi có rét-rum cho bất cứ ai, không cần phải mua hàng", đại ý vậy mà, và thương nghiệp tùy ý muốn dán thì dán.
Vần đề rác rưới thì bạn thấy đó, em không quản cáo cho Việt Cộng Quảng Nam vì em cũng ngại người Quốc gia chửi em hay ít nhất cũng bảo là em ngu, nhưng mà buổi sáng có hằng tỷ du khách xuống (em chụp lúc họ thuê ca-nô đi bãi xa hết rồi), em thấy còn ít rác hơn phố Little Saigon tại Cali ngày thường nữa đó, em thề.



Hầu hết tàu đưa du khách là loại này, chở khoãng 20 người tùy tàu. Là táu máy gắn đuôi (hors-bord hay là outboard) ở ngoài, 2 máy. Đi rất giồng nhưng vui, đi có ông bà già thì nên mua vé chiếc lớn tí như có thấy trong các hình, hầu giảm trường hợp bị hạt-á-tác giữa đường. Con nít thì quá vui tuy cũng có đứa nhác như chó. Đồ hèn - có mang áo phao cả mà, có người không mang là tàu không rời bến.












Mực một nắng xuất xứ từ Khánh Hòa sau này thịnh hành khắp nơi. Đây họ cũng làm, phơi 1 hai ngày chi rồi đóng plastic bán. Theo em thì mua ngay tại xuất xứ rồi ăn liền (nướng, gỏi vân vân) hay là mua nơi tin cậy cũng phải tại xuất xứ, đã đóng plastic chân không mang về bỏ tủ lạnh liền mà ăn. Ăn ngoài quán ở Sài Gòn hay thành thị nó nói vậy chứ mình không biết, ăn có khi nó vật cho chết liền, bạn dọc đừng ăn trong nhà hàng.





Từ xa đến bạn đọc có thể thuê phòng trên đảo ở lại vài ngày cho nó chán. Thuê chổ ngủ trong nhà dân làng thì gọi là homestay cho Tây nó hiểu. Mình cũng hiểu, là ở-một-hôm. Em đùa, tiếng Việt nó không có, nhưng mà do những thương nghiệp như thế này nó lo, mình chỉ vác xác tới thôi. Người ta nấu cho ăn tại trận luôn. Các anh chị em người Mỹ gốc Việt đi Pháp du lịch á mà, có cái tương đương là bed-and-breakfast, gọi tắt là BnB hay B&B, nhưng mà đây thì đi đái có thể chỉ là sau hè thôi, dưới ánh trăng đâu cũng được. Ngũ mùng! Allez, comme tout le monde! Tây có đứa nó lại ghiền, mới lạ chớ.




Nó như 1 cái hải học viện nhỏ và sơ sài, không có hồ cá v.v... nhưng mà cũng lớp lang, bài bản.


Mấy chú xe ôm kèo nài làm tụi em phải thuê họ chở cho 1 vòng các bãi gần, nói chung theo chỉ 1 con đường vòng không xa, chừng dưới 3 cây số rồi về chợ ăn trưa. Du khách nhất là người đi cùng đoàn hay với gia đình con cái thì thuê chính các ca-nô chở ra Cù Lao chở họ đến các bãi tắm, có bãi khá xa. Ngoài ra có các tours đi xem san hô xem cá, lặn đáy biển v.v...


3 cái chữ Cù Lao Chàm là họ in lên cái buồm phăng-xi bằng sáo tre đó nghe, hình này không có chỉnh sửa gì hết nghe, em cởi xe honda đi qua mà chụp nó ra ngay ngắn thế! Chổ này là 1 cái bến xi măng rộng có ca nhạc thể thao hay lễ hội chi mấy ngày đó ban đêm. Số tàu là QNa không nói thì bạn đọc cũng biết là để phân biệt với Quảng Ngãi, hay nếu xớ rớ ra Bắc thì Quảng Ninh, và để giáo dục con em kẻ chài là tỉnh mình không viết ra là Quảng Nơm hay Quảng Nôm. Ơ hay Ô.
A.


Thúng và ca nô.



Du khách vào ngày thường, theo người địa phương thì ngày lễ hay ngay cả cuối tuần nhiều hơn. Dân Việt Nam đói rách lầm than mà rãnh thì nó đi chơi cũng đông lạ. Hay là bọn này tuyền là đại gia Việt+ ?  em nói ngu các cụ tha cho, đại gia đâu đông thế.








Con nít Việt+ nó vui nghen, nó đi ca nô sướng quá nó la rùm. Đứng trên này đồi mà mỗi khi ghe nhồi rầm rầm còn nghe nó hú lên sung sướng.


Ca nô di chuyển khách du lịch ra đến nơi thì chỉ còn chờ đến chiều thì chở về. Chở trở về; câu này thằng Bắc Kỳ nó đọc ra sao đây, không biết? Trong ngày thì làm gì không lý ngồi nhổ râu? Vậy thì bói rẻ hơn ngồi không, họ có dịch vụ chở khách đi đây đó thu tiền, mình đi thêm thì họ chở. Thành ra đi Cu Lao Chàm như tụi em đi tự chuyến đi đã là 1 cái thú - với đại đa số, có 1 số ông bà già sợ nước thì không nói. Dù sao đi ca nô tuy là giồng nhưng không như nhồi sóng (gọi là biển động) nên ít ai say sóng. Có tàu du lịch loại tour cầu kỳ hơn, tàu gổ lớn nữa.






Em về "Miền Trung" nước Việt Nam vào năm 2009, rồi ghé lại vài lần mỗi lần 1 đôi ngày sau này, trải nghiệm rất khác lúc còn trẻ trước đây. Xưa em có ở Đà Nẵng 3 năm học trường hồi đó gọi là Lycee Pascal, sau đó nhiều năm nữa thì có trở lại Quảng Nam phía trong núi vài tháng, cũng du lịch dã ngoại nhưng mà như Tây nói là "aux frais de la princesse", tiền xe pháo nhà nước lo - xe do chính phủ Sài Gòn, pháo do bộ đội Cụ Hồ, có dịp em kể sau.

Hồi đó đối với người thành phố Đà Nẵng đi tắm biền là hiếm có. Chỉ có 1 cây cầu qua bên kia Sông Hàn, và bên kia chỉ có biền Mỹ Khê vắng vẻ kiếm ly nước lạnh uống cũng khó. Bãi Tiên Sa là dưới núi Sơn Trà nhìn vào vịnh Đà Nẵng thì do Hải quân kiểm soát và ưu tiên cho các ông lớn bà lớn và con nít ông lớn tắm, xin các vị quân phiệt hống hách đó vào được cũng không dễ. Mà cũng phải có phương tiện đi vòng cầu De Lattre (Trịnh Minh Thế) mới ra tới đó được, không có xe đò, ai ra đó làm gì mà có xe đò. Biển Thanh Bình trong vịnh thì là sau 1 xóm nhà tôn vách lá, rác rưới và nước dơ, bãi rất lài ra mấy trăm thước cũng chỉ tới rốn, không thể nào chết đuối được nếu không cố ý và cố gắng. (Bãi này bây giờ đã bồi và có lẽ sắp làm sân... còn gì nữa, sân golf). Phía Non Nước thì "mất an ninh", sau khi Mỹ đổ quân thì lại là bãi cấm.

Thời đó mùa nóng không có máy lạnh mùa mưa thì đi xe đạp lạnh lẽo ướt át, mùa bão thì khỏi nói. Khí hậu Miền Trung - là Quảng Nam-Thừa Thiên - là điểm trừ cho địa phận này, người ta bỏ đi chứ không trở về, quân cán thì ai phải ra ở là buồn. 1/2 năm nóng, 1/2 năm mưa dầm và bão tố. Hồi đó không ai có thể tưởng tượng Đà Nẵng hay ngay cả Hội An sẽ là 1 điểm đến du lịch, cà thế giới có thể tìm đến. Hội An có 1 lúc bốn bề là vùng oanh kích tự do, con chuột nó còn sợ không về ở.

Bây giờ lạ, với tiến bộ và phương tiện vật chất thế kỷ thứ 21, thời tiết không còn là trở ngại, mùa nắng là cao điểm du lịch... nắng - không còn trốn nắng. Mừa mưa cũng có ngày nắng và bớt tiêu điều vì hạ tầng tiến bộ, đường xá tốt, xe cộ phương tiện dồi dào và rẻ.
Tắm biển nay là thú vui bình dân nhất, ngay tại thành phố chiều chiều hằng nghìn người ra bãi Mỹ Khê và các bãi khác tắm và hóng mát - điều mà trong 3 năm trung học người viết chỉ được... một lần. Lúc đó cùng 1 đám bạn phiêu lưu đi xe đạp 1 buỗi vượt cầu ra đó, chừng 7 cây số.

Và đi Cù Lao Chàm xưa là nơi chỉ có lính địa phương quân nghèo không đủ tiền đút lót bị dày ra, nay là chổ đi chơi xanh đẹp, sáng đi chiều về!

 Chỉ 40 năm qua.







 



..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét